Ôtô rẻ nhất thế giới có thể được lắp tại Việt Nam
10/06/2015
Tập đoàn ôtô lớn nhất Ấn Độ chọn TMT làm nhà phân phối, lắp ráp và chuyển giao công nghệ, mở ra khả năng lắp ráp loại xe giá rẻ Tata Nano tại Việt Nam.
Thỏa thuận hợp tác được lãnh đạo 2 bên công bố tại Hà Nội chiều 11/5. Từ tháng 8 tới, TMT bắt đầu cung cấp các sản phẩm xe thương mại (xe buýt, xe tải...), sau đó lần lượt đến các dòng xe du lịch 2-16 chỗ của Tata tại thị trường Việt Nam. Hai bên sau đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo của quá trình hợp tác, bao gồm lắp ráp và chuyển giao công nghệ.
Chủ tịch TMT Bùi Văn Hữu (thứ 2 từ trái) đã có nhiều năm theo đuổi việc đưa Tata Nano về Việt Nam.
Trong số các sản phẩm của hãng xe Ấn Độ, đáng chú ý nhất là Tata Nano - từng được giới thiệu năm 2009 là rẻ nhất thế giới (giá khoảng 2.500-5.000 USD một chiếc). Đây cũng là một trong số những loại xe dự kiến được đưa về phân phối tại Việt Nam theo thỏa thuận này, và có thể tiến tới lắp ráp tại chỗ trong tương lai.
"Nếu về Việt Nam, loại xe này sẽ có giá dưới 10.000 USD", Chủ tịch TMT Bùi Văn Hữu cho hay. Trước đó từ năm 2012, doanh nghiệp này cũng từng có ý định nhập khẩu một số xe Tata Nano về Việt Nam để thăm dò thị hiếu, song kế hoạch sau đó đã bị dừng lại.
Về khả năng lắp ráp, chuyển giao công nghệ, lãnh đạo cho rằng, dù Tata đã hợp tác với một số nước trong khu vực, song đây đa phần phục vụ các thị trường sử dụng xe tay lái nghịch (bên phải) nên doanh nghiệp vẫn có khả năng cạnh tranh khi trở thành đối tác của hãng xe Ấn Độ.
Theo thông tin được giới thiệu, Tata hiện có các nhà máy tại Anh, Hàn Quốc, Nam Phi, Thái Lan, Indonesia và đang sở hữu những thương hiệu xe nổi tiếng khác như Land Rover hay Jaguar... Năm tài chính vừa qua, hãng đạt doanh thu xấp xỉ 39 tỷ USD.
Trong khi đó, TMT cũng là một trong 10 hãng lắp ráp ôtô lớn của Việt Nam. Tại đại hội cổ đông tháng 3 vừa qua, TMT đặt mục tiêu sản lượng xe tiêu thụ khoảng 7.900 xe năm nay, đạt doanh thu hơn 3.804 tỷ đồng và lãi trước thuế 192 tỷ.
Trước thương vụ này, dư luận trong nước đang quan tâm nhiều tới câu chuyện phát triển ngành công nghiệp và thị trường ôtô tại Việt Nam, khi chỉ còn 3 năm nữa, các hàng rào thuế quan sẽ phải gỡ bỏ theo các hiệp định thương mại tự do. Xe nhập từ nước ngoài không còn khoảng cách về giá với ôtô lắp ráp trong nước, khiến một số thương hiệu ngoại đang cân nhắc giữa việc sản xuất hay làm thương mại đơn thuần. Trong khi đó, ngành sản xuất trong nước vẫn còn khó khăn, đa phần hiện chỉ đảm nhiệm khâu lắp ráp.
Nguồn: http://vnexpress.net/ Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ