Phát triển nguồn năng lượng tái tạo còn gặp nhiều rào cản
30/09/2015
Tại hội thảo "Những giải pháp thông minh cho Việt Nam" do Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ TPHCM và báo Đầu tư tổ chức tại TPHCM ngày 14-5, các nhà quản lý trong nước cũng như các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam hiện đang phụ thuộc vào các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong khi các nguồn này đang cạn dần do tốc độ khai thác nhanh. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu Chính phủ không có thay đổi đáng kể trong chính sách năng lượng và có những giải pháp phát triển năng lượng tái tạo một cách phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì cái giá phải trả về kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai có thể sẽ rất đắt.
Tại hội thảo, các nhà đầu tư đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều thuận lợi nhất trên thế giới để phát triển nguồn năng lượng sạch từ sức gió, năng lượng mặt trời, rác thải...Ông Sundar Venkataraman, giám đốc kỹ thuật, Công ty tư vấn năng lượng General Electric, cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển điện gió và đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Một số tổ chức, quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài tại hội thảo cho biết họ rất quan tâm đến việc đầu tư vào các dự án phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam với quy mô lớn. Theo Cơ quan Thương mại và phát triển Hoa Kỳ (USTDA), nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng mong muốn đầu tư sâu rộng hơn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư cho rằng trở ngại lớn nhất hiện nay khi đầu tư, phát triển các dự án năng lượng sạch là các vấn đề về chính sách phát triển, thu xếp nguồn vốn và đặc biệt là giá bán điện sản xuất ra.
Theo ông Gavin Smith, Giám đốc quỹ phát triển sạch, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital, các dự án đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam chưa có sự cam kết cao từ phía Chính phủ, môi trường pháp lý chưa hình thành đầy đủ... Điều này dẫn đến nhiều khó khăn để nhà đầu tư triển khai.
Việc chưa có văn bản quy phạm pháp luật ở mức cao (như luật, nghị định) để khuyến khích nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo; chưa có chiến lược/quy hoạch/mục tiêu cụ thể phát triển nguồn năng lượng này ở cấp quốc gia được xem là thách thức dẫn đến việc chậm triển khai các dự án đã cấp phép và thu hút đầu tư mới.
Theo các nhà đầu tư, Việt Nam cần thực hiện bằng những hành động cụ thể để họ an tâm mạnh dạn rót vốn triển khai. Theo đó, Việt Nam cần có chính sách về giá điện tái tạo, đồng thời nghiên cứu giải pháp để ngân hàng thương mại tham gia vào việc bảo lãnh các dự án đầu tư. Các lộ trình về đầu tư năng lượng mới cũng cần được công khai rõ ràng.
Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/ Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ