Thịt Ba Lan sắp đổ bộ vào thị trường Việt Nam
10/06/2015
Liên minh Các nhà sản xuất và doanh nghiệp công nghệ thịt Ba Lan (UPEMI) đánh giá sức tiêu thụ thịt đỏ (heo, bò) tại thị trường Việt Nam rất tiềm năng.
Nông sản Ba Lan tìm đường vào thị trường Việt Nam
Ngày 21/4, UPEMI có mặt tại hội chợ Food & Hotel Vietnam 2015 TP HCM để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm thịt đỏ của Ba Lan. Tổ chức này có 40 doanh nghiệp thành viên đã được cấp phép xuất khẩu thịt heo, bò, gà vào Việt Nam.
Giám đốc điều hành UPEMI - Agnieszka Rozanska cho biết, Ba Lan xem Việt Nam là một trong những thị trường mục tiêu chiến lược cùng với Hàn Quốc và Mỹ. Bà tiết lộ: "Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng 5% xuất khẩu sang thị trường Việt Nam trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất là giúp người tiêu dùng Việt hiểu rõ hơn về chất lượng thịt của Ba Lan".
Bà Agnieszka Rozanska cho hay, sở dĩ thịt đông lạnh của Ba Lan mạnh dạn tìm đường vào thị trường còn khá mới mẻ đối với họ ở Đông Nam Á vì tự tin các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định. Thịt được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ. Với những chuẩn quy định nghiêm ngặt về đông lạnh có thể đảm bảo được chất lượng trong 18 tháng.
Các nhà sản xuất và xuất khẩu thịt Ba Lan không ngại thói quen dùng thịt tươi (không qua đông lạnh) của người tiêu dùng Việt Nam vì họ nhắm đến nhóm khách hàng là các nhà chế biến thực phẩm từ thịt. Ảnh: Hồng Châu
Trả lời câu hỏi thịt bò Ba Lan sẽ cạnh tranh như thế nào với thịt bò Australia và Mỹ vốn đã rất phổ biến tại Việt Nam, bà Agnieszka thừa nhận: "Hiện chúng tôi chưa có giải pháp cạnh tranh về giá với thịt bò Mỹ và Australia đã rất thịnh hành tại Việt Nam. Bước đầu, chúng tôi chỉ chọn một nhóm khách hàng mục tiêu".
Theo đó, để thích nghi với thị trường 90 triệu dân ưa chuộng dùng thịt heo, bò tươi (không qua đông lạnh), UPEMI nhắm đến nhóm khách hàng là các nhà chế biến sản phẩm từ thịt hoặc các hệ thống nhà hàng, khách sạn.
Riêng về thuế nhập khẩu thịt, bà Agnieszka Rozanska tin rằng với việc Việt Nam sắp dỡ bỏ hàng rào thuế quan, thuế có thể sẽ không giảm ngay lập tức nhưng xu hướng chung là sẽ điều chỉnh theo thời gian. Bằng chứng là Ba Lan xuất thịt sang Hàn Quốc ghi nhận thuế đang giảm dần qua các năm và tiến đến năm 2021 sẽ miễn hẳn thuế.
Thống kê của UPEMI, Việt Nam đang nhập nhiều nhất dòng sản phẩm: thịt đùi, xương ống, thịt ba chỉ, thăn trước, thăn sau... từ Ba Lan. Trong ba quý đầu năm 2014, thị trường Việt Nam đã nhập thịt bò nguồn gốc châu Âu với tổng giá trị 3,3 triệu USD, cao gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: http://vnexpress.net/ Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ