Trung Quốc áp thuế phạt với thép điện nhập khẩu của Nga, Mỹ
15/10/2014
Bộ thương mại Trung Quốc hôm thứ Ba (13/04) cho biết, Trung Quốc đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thép điện nhập khẩu từ Mỹ và Nga sau khi Bộ này thực hiện cuộc điều tra về việc bán phá giá, trợ giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc.
Thông báo được đăng trên website chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay, việc áp dụng thuế chống phá giá với những mặt hàng này bắt đầu có hiệu lực từ hôm Chủ nhật 11/04. Trong khi kinh tế toàn cầu bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục, Trung Quốc ngày càng tỏ ra gay gắt hơn đối với các vấn đề thương mại có liên quan tới chủ nghĩa bảo hộ. Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định việc các mặt hàng thép điện nhập khẩu của Nga, Mỹ được bán phá giá tại thị trường Trung Quốc khiến các công ty trong nước phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng, đặc biệt là mặt hàng thép cuộn dẹt của Mỹ còn nhận được sự trợ giá từ phía các nhà xuất khẩu nước này.
Trung Quốc cho biết, nước này đã tuân thủ đúng pháp luật trong nước cũng như những quy định của Tổ chức thương mai thế giới (WTO) để đưa ra quyết định áp thuế phạt trên. Theo đó, đối với các công ty Mỹ, tỷ lệ áp thuế chống trợ giá có thể lên tới 44,6%; tỷ lệ áp thuế chống bán phá giá khoảng 64,8%. Với các công ty Nga, tỷ lệ áp thuế chống bán phá giá là 25%. Cụ thể, tỷ lệ áp thuế chống phá giá với hai công ty Mỹ AK Steel Corp. và Allegheny Ludlum Corp. lần lượt là 7,8% và 19,9%. Tỷ lệ áp thuế phạt trợ giá với hai công ty này lần lượt là 11,7% và 12%. Hai công ty Nga OJSC Novolipetsk Steel và VIZ-Stal Ltd. cùng phải chịu mức thuế phạt chống phá giá là 6,3%. Người phụ trách Cục Thương mại Công bằng thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, đây là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá với hàng nhập khẩu.
Thông báo được đăng trên website chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay, việc áp dụng thuế chống phá giá với những mặt hàng này bắt đầu có hiệu lực từ hôm Chủ nhật 11/04. Trong khi kinh tế toàn cầu bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục, Trung Quốc ngày càng tỏ ra gay gắt hơn đối với các vấn đề thương mại có liên quan tới chủ nghĩa bảo hộ. Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định việc các mặt hàng thép điện nhập khẩu của Nga, Mỹ được bán phá giá tại thị trường Trung Quốc khiến các công ty trong nước phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng, đặc biệt là mặt hàng thép cuộn dẹt của Mỹ còn nhận được sự trợ giá từ phía các nhà xuất khẩu nước này.
Trung Quốc cho biết, nước này đã tuân thủ đúng pháp luật trong nước cũng như những quy định của Tổ chức thương mai thế giới (WTO) để đưa ra quyết định áp thuế phạt trên. Theo đó, đối với các công ty Mỹ, tỷ lệ áp thuế chống trợ giá có thể lên tới 44,6%; tỷ lệ áp thuế chống bán phá giá khoảng 64,8%. Với các công ty Nga, tỷ lệ áp thuế chống bán phá giá là 25%. Cụ thể, tỷ lệ áp thuế chống phá giá với hai công ty Mỹ AK Steel Corp. và Allegheny Ludlum Corp. lần lượt là 7,8% và 19,9%. Tỷ lệ áp thuế phạt trợ giá với hai công ty này lần lượt là 11,7% và 12%. Hai công ty Nga OJSC Novolipetsk Steel và VIZ-Stal Ltd. cùng phải chịu mức thuế phạt chống phá giá là 6,3%. Người phụ trách Cục Thương mại Công bằng thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, đây là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá với hàng nhập khẩu.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ