Rào cản thương mại
Việt Nam-Ba Lan: Cải thiện thương mại song phương trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm
22/10/2016
 Ba Lan và Việt Nam đều là những nước có thế mạnh riêng về nông nghiệp và thực phẩm nên tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực này còn rất lớn.

Việt Nam hiện đã trở thành một trong 5 thị trường tiềm năng trong kế hoạch thúc đẩy thương mại của Ba Lan ra các quốc gia khác trong giai đoạn 3 năm tới (2017-2019).

Trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam là đối tác hàng đầu của Ba Lan tại khu vực ASEAN và xếp thứ 7 trong số các đối tác ngoài khối Liên minh châu Âu EU của Ba Lan. Kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan sang Việt Nam đạt 224 triệu USD trong năm 2015, tăng trưởng đáng kể so với chỉ 53 triệu USD năm 2005. Trong đó, xuất khẩu gia súc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật từ Ba Lan sang Việt Nam đã đạt 80 triệu USD trong năm 2015, gấp đôi giá trị xuất khẩu năm 2013. Ông Mariusz Boguszewski, Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội nhận định: “Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm thịt các thực phẩm đã qua chế biến chất lượng cao của người Việt Nam ngày càng tăng lên”.

Mới đây, một phái đoàn của Ba Lan dẫn đầu là Cơ quan Thị trường Nông nghiệp (ARR) và Hội đồng Chăn nuôi Gia cầm Toàn quốc cùng một số doanh nghiệp đã tham dự Triển lãm Quốc tế Thực phẩm vầ Đồ uống Việt Nam nhằm giới thiệu tới thị trường Việt Nam đa dạng các sản phẩm làm từ sữa, bánh kẹo, cá, trái cây và rau bao gồm cả thực phẩm tươi sống và chế biến. Việt Nam với dân số hơn 90 triệu dân thực sự là một thị trường tiềm năng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm bởi nhu cầu của thị trường sẽ rất cao, theo đánh giá của ông Jarosław Robert Ołowski, Phó Chủ tịch ARR.

Việt Nam hiện được coi là một trong những thị trường tiềm năng để Ba Lan xuất khẩu thịt gia cầm bên cạnh Trung Quốc, Hồng Kông và các tiểu vương quốc Ả Rập. “Trong 3 năm từ 2017-2019, chúng tôi sẽ có nhiều lịch làm việc tại Việt Nam và sẽ mời các đơn vị của Việt Nam sang tìm hiểu quy trình sản xuất thịt gia cầm của Ba Lan”, ông Łukasz Dominiak, Tổng Giám đốc của Hội đồng Chăn nuôi Gia cầm Toàn quốc - Phòng Thương mại chia sẻ. Các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ là các thị trường tiềm năng cho sản phẩm thịt gia cầm Ba Lan. “Thu nhập và ý thức sử dụng thực phẩm chất lượng của người Việt đang tăng lên, vì vậy chúng tôi tin họ sẽ sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm thực sự sạch và an toàn cho sức khỏe” ông Łukasz Dominiak nói.

Trước đó, Việt Nam cũng đã chính thức bắt đầu cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho mặt hàng táo từ Ba Lan vào ngày 10/10/2015. Theo ông Jerzy Żółcik, Chủ tịch Fruit Family, công ty này đã xuất táo sang Việt Nam từ khi hai nước ký hiệp định cho phép táo Ba Lan vào Việt Nam và nhận được phản hồi khá tốt của thị trường về chất lượng cũng như hương vị do tuân thủ các quy chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế về canh tác cũng như bảo quản. “Do thời điểm năm ngoái là cuối vụ nên chúng tôi chỉ xuất được vài container là hết hàng. Chúng tôi kỳ vọng vụ táo mới này sẽ xuất đi được nhiều hơn nữa”, ông Jerzy chia sẻ.

Ở chiều ngược lại, Ba Lan cũng là một trong những đối tác thương mại tiềm năng của Việt Nam tại thị trường châu Âu khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan năm 2015 là 1,52 tỷ USD.

Trong lĩnh vực thực phẩm, một số các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã mở rộng phạm hoạt động của mình sang Ba Lan. Đơn cử như Vinamilk với việc thành lập công ty có tổng vốn đầu tư lên tới 3 triệu USD hay Vifon đã có mặt tại Ba Lan trên 20 năm và từng được nhận giải thưởng “Nguyệt quế”, giải thưởng cao nhất của Người tiêu dùng bình chọn - dành cho Top thương hiệu sản phẩm được ưa thích nhất tại Ba Lan.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất về thủy sản, gạo, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu đen, cao su và sắn. Theo bà Anna Zurek, Giám đốc Marketing tại Ba Lan của Công ty Meray Nuts, doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại hạt và cung cấp cho thị trường quốc tế, công ty xem Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào. “Chúng tôi đang tìm kiếm các đối tác có thể cung cấp hạt điều với số lượng lớn và đạt được các tiêu chuẩn mà chúng tôi kỳ vọng”, bà Anna nói.

Hiện các mặt hàng về nông nghiệp của Việt Nam đã có mặt tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao như Mỹ, châu Âu. Theo nhận định của các chuyên gia, Ba Lan được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển của châu Âu khi là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và có thế mạnh trong sản xuất sữa, thịt và vật tư nông nghiệp. Việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai bên có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là Ba Lan đóng vai trò như cửa ngõ để Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các nước châu Âu.

Nguồn: Báo điện tử Công thương
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC CŨ

Úc ban hành Báo cáo về các dữ liệu trọng yếu (Statement of essential facts) và đề xuất chấm dứt điều tra trong vụ việc chống bán phá giá sản phẩm vôi sống (22/10/2016)

Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu (OCTG) từ Việt Nam. (20/10/2016)

Thái Lan thông báo khởi xướng điều tra rà soát gia hạn biện pháp tự vệ với sản phẩm thép tấm không hợp kim nóng cuộn và không cuộn (19/10/2016)

Thông báo liên quan đến việc nộp/thu thuế chống bán phá giá tạm thời mặt hàng tôn mạ nhập khẩu theo Quyết định 3584/QĐ-BCT ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương (18/10/2016)

Hàn Quốc kiểm tra toàn bộ sản phẩm tôm đông lạnh Việt Nam (18/10/2016)

C/0 thủy sản Việt: Khỏe để...vượt rào (14/10/2016)

Nhiều hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu (14/10/2016)

Thép Việt lại bị kiện (04/10/2016)

Thái Lan công bố Bản dữ liệu trọng yếu trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn lạnh (26/09/2016)

Cơ quan phúc thẩm WTO ban hành báo cáo cuối cùng trong vụ việc Hàn Quốc kiện Hoa Kỳ liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng của Hoa Kỳ đối với mặt hàng máy giặt nhập khẩu từ Hàn Quốc (DS464) (26/09/2016)