Rào cản thương mại
Xuất khẩu da giầy Việt Nam sang EU: tiếp tục tái áp thuế chống bán phá giá?
01/10/2014
Sau 4 năm dài, thị trường hàng giày mũ da VN chịu mức áp thuế CBPG10% khi xuất khẩu vào EU, từ ngày 01/04/2011, mức thuế này chính thức được dỡ bỏ. Điều đó đem lại lợi ích cho ngành da giày VN, giúp Vn có thể cạnh tranh công bằng với các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan… vốn là các nước không bị áp thuế Hiện EU đã đưa ra chương trình giám sát hoạt động xuất khẩu giày da của VN vào EU trong một năm. Theo đó, trong thời gian tới, EU sẽ tập trung hơn vào các vụ điều tra và áp dụng linh hoạt các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Cùng với đó là các biện pháp thuế đối kháng (CVD): coi trợ cấp là những hành vi của Chính phủ nước sở tại dẫn tới những hạn chế trong cạnh tranh, gây bóp méo thương mại... Chính vì thế, EU cho rằng cần thiết phải có hình thức bù đắp cho những quy định quá chặt chẽ về vấn đề trợ cấp của các thành viên. Điều đáng nói, 50% lượng xuất khẩu của ngành da giày là sang thị trường EU, việc quá tập trung vào một thị trường như EU có thể khiến DN ngành này tiếp tục rơi vào cảnh “nhốn nháo” nếu bị EU tái áp thuế chống bán phá giá. Theo thống kê của bộ Công thương, tính chung 8 tháng năm 2011, kim ngạch của ngành da giày VN ước đạt 4,18 tỷ USD, bằng 74,7% kế hoạch cả năm và tăng 29,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, mặt hàng giầy dép xuất khẩu của VN vào thị trường EU vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh khá manh mẽ từ các sản phẩm tương tự của các nước Indonesia, Srilanka, Banglades, Ấn Độ vì những nước này đang được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của EU. Điều này có nghĩa là, trong trường hợp EU nhận thấy lượng hàng nhập khẩu từ VN gia tăng một cách đáng kể và giá xuất khẩu lại giảm trong một khoảng thời gian nhất định, cơ quan có thẩm quyền của EU có thể sẽ xem xét việc tái áp loại thuế này mà không cần điều tra khi có đủ bằng chứng cho thấy có hiện tượng “tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá” từ nhà xuất khẩu VN. Khuyến cáo cho DN Việt Thời gian qua, nhiều thương hiệu giày dép lớn tại EU và Mỹ đã tới và đang tìm hiểu để đặt hàng. Việc lựa chọn VN thay vì Trung quốc đã khẳng định được vị thế của VN đối với các bạn hàng quốc tế, kéo theo đó là các hạn chế về ưu đãi thuế với nhóm hàng này. Thực tế, hiện ngành da giày của VN đã được EU đánh giá là đủ tiêu chí “trưởng thành” và thay vì được hưởng mức thuế ưu đãi 3,5-4% của GSP, ngành này chỉ được hưởng mức MFN tức 7,69%. Cùng với đó, mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với sản phẩm giày mũ da VN trong thời gian qua là 10% còn mức thuế áp dụng đối với Trung Quốc là 16,5%. Để tìm ra hướng đi nhằm tăng sức cạnh tranh ngành da giày VN, bà Nguyễn Thị Tòng, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giầy VN khuyến cáo DN VN thay vì ồ ạt tăng xuất khẩu sang EU, nên tìm kiếm hợp đồng có giá trị và chất lượng. Đồng thời, DN nên đảm bảo nguồn gốc xuất sứ sản phẩm; theo dõi số lượng, giá trị xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU hàng tháng, hàng quý, hàng năm... Hơn hết, DN ngành da giày phải phối hợp chặt chẽ với các nhà nhập khẩu địa phương, đảm bảo xuất khẩu được nâng lên một cách hợp lý, công khai, minh bạch.
Ý kiến bạn đọc