Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần có những điều chỉnh để thích ứng.
Hiện nay, Hàn Quốc vẫn giữ vị trí thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và EU. Kể từ sau khi FTA Hàn – Việt được ký kết, số lượng, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng không ngừng tăng nhanh.
Theo các cơ quan phân tích thị trường của bộ Công thương, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thuỷ hải sản, than đá, dầu thô, giày dép của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đó là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.
Mặc dù, tổng hợp chung tất cả các mặt hàng thì giá trị xuất khẩu vào Hàn Quốc có giảm sút. Nhưng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã và đang gia tăng mạnh trong thời gian đần đây. Thống kê của trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại kỳ (15 ngày) cuối tháng 7 cho thấy, doanh số nhập khẩu than đá từ Việt Nam vào Hàn Quốc tăng lên khoảng 221% trong vòng hai năm từ 29.6.2007 – 29.6.2009.
Các sản phẩm như dầu thô, giày dép, hải sản… cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Tính chung sáu tháng đầu năm 2009, Hàn Quốc nhập khẩu 43.776 tấn hải sản từ Việt Nam với giá trị 128,7 triệu USD. Đặc biệt, trong tháng 6.2009, cá là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm hải sản xuất khẩu sang Hàn Quốc (12,8%).
Đáng chú ý, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có thế mạnh về chế biến xuất nhập khẩu sản phẩm ớt và gia vị. Thời gian gần đây, Hàn Quốc đã phải nhập khẩu ớt và gia vị mới đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khoảng một tháng gần đây, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã tăng cường tìm kiếm đối tác tại Việt Nam để mua sản phẩm ớt đỏ và gia vị của Việt Nam.
Bộ Nông lâm thuỷ sản và thực phẩm (MIFAFF) Hàn Quốc vừa qua đã thông báo việc bảo trợ tổ chức hội chợ thường niên về sản phẩm ớt và gia vị tại thành phố Cheongyang từ ngày 3 – 6.9.2009 tới. Ban tổ chức hội chợ đã mời các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm ớt và gia vị của Việt Nam tham gia với mong muốn tìm đầu mối cung cấp sản phẩm ớt tươi đông lạnh, ớt đỏ và các sản phẩm gia vị khác cho Hàn Quốc. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm ớt đỏ và gia vị của Việt Nam.
Nhưng Hàn Quốc cũng đang có một số thay đổi về chính sách nhập khẩu và điều này có thể gây khó khăn hơn cho xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ như việc nước này tuyên bố thắt chặt kiểm tra các sản phẩm nhập khẩu theo hình thức OEM (Original Equipment Manufacturing) chính thức vào ngày 19.6.2009.
Theo hình thức này, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài dưới thương hiệu của họ. Theo đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc nhập khẩu sản phẩm từ các công ty OEM ở nước ngoài cần phải kiểm tra cơ sở sản xuất của công ty OEM ít nhất một lần trong một năm.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí và các thủ tục nhập khẩu sẽ gia tăng. Mặt khác với các công ty OEM của các doanh nghiệp nhập khẩu Hàn Quốc họ cũng phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, nguyên liệu và tốn kém chi phí hơn. Với những khó khăn trên có thể nói đây là một rào cản mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm vào thị trường Hàn Quốc.
Rào cản thương mại
Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Thêm cơ hội, thêm rào cản
19/11/2014
Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Thêm cơ hội, thêm rào cản
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
TIN TỨC CŨ