Rào cản thương mại
Xuất khẩu thủy sản tìm cách vượt rào cản phi thuế quan
01/10/2014

Đến nay, đã có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu thủy sản Việt Nam dựng lên rào cản phi thuế quan. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những rào cản phi thuế quan mới xuất hiện...

Những rào cản phi thuế quan mới xuất hiện trong năm 2014 có thể kể đến như: Thị trường EU có hệ thống kiểm tra chứng nhận thủy sản khai thác tự nhiên có khai báo, có kiểm soát (loại rào cản TBT); Hoa Kỳ: Luật hiện đại hóa thực phẩm (loại rào cản SPS, TBT), Luật trang trại (loại rào cản SPS), điều tra chống bán phá giá cá tra có nguy cơ lặp lại... Những rào cản này đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn và thiệt hại về kinh tế cho các DN xuất khẩu nói riêng và ngành thủy sản nói chung.

Tháng 4/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) đợt xem xét hành chính lần 8 (POR8) giai đoạn xuất hàng từ ngày 1/2/2012 đến 31/1/2013) với kết quả rất bất lợi cho các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam. Theo đó mức thuế tạm thời đối với hai bị đơn bắt buộc, Công ty cổ phần Minh Phú và Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng lần lượt là 4,98% và 9,75%.

6 tháng đầu năm 2014 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 3,45 tỷ USD, tăng 24,2% so cùng kỳ năm 2013. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 sẽ đạt khoảng 7 tỉ USD.

Trong khi các DN còn đang bối rối với POR8 họ vẫn phải tiếp tục với POR9, tức đợt xem xét hành chính tương ứng với giai đoạn xuất hàng trong năm 2014. Số tiền 11- 15 ngàn USD mà mỗi DN phải bỏ ra để trả cho luật sư đại diện để cung cấp thông tin và tranh luận với DOC trong suốt các đợt xem xét hành chính là không nhỏ.

Ngoài ra, chính những rào cản này đã khiến một số DN thủy sản chuyển hướng xuất khẩu sang những thị trường dễ dãi về chất lượng, không áp các loại thuế rào cản như Trung Quốc khiến thương lái Trung Quốc thu mua ào ạt trên biển, dành hết nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.

Ý kiến bạn đọc