Ngành thủy sản Việt lao đao vì Trung Quốc đổi chính sách
19/08/2016
Ngày 17/8, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn số 129/2016/CV-VASEP gửi Bộ Công Thương báo cáo tình hình xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc, trong đó đã đề cập những khó khăn nói trên.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam. Thời gian qua, nước này đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là với các mặt hàng như gạo, sắn và dăm gỗ... khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó.
Trong danh sách các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, một số chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc như cá hồi.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - NAFIQAD đã có nhiều công văn sang Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa có trả lời chính thức.
Ngoài ra, trong bối cảnh các nhà nhập khẩu Trung Quốc tăng mua (theo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch), cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã yêu cầu có chứng nhận (H/C) của cơ quan thẩm quyền Việt Nam đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu nên nhiều doanh nghiệp/thương lái Trung Quốc đã không hoặc hạn chế đi việc thu mua theo con đường tiểu ngạch như trước đây.
Do đó, VASEP kiến nghị cơ quan quản lý là Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương giúp tháo gỡ những rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính nói trên. Cụ thể, trước mắt hai bộ có liên quan cần làm việc với phía Trung Quốc để làm rõ về quy định liên quan đến mã code xuất khẩu, cũng như kiến nghị Trung Quốc mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu từ Việt Nam.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khi thu gom các mặt hàng như tôm, cá tra, nhưng chỉ đẩy mạnh thu mua trong khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ đột ngột điều chỉnh lượng mua.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá bán. Có thể khi giá cao, người dân ồ ạt nuôi và khi lứa nuôi mới đến kỳ thu hoạch hàng lại ế, giá giảm, đẩy nhiều hộ nuôi vào cảnh bán dưới giá thành.
Một trong những vấn đề bất ổn khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc còn là Trung Quốc chấp nhận mua hàng hóa mà không làm chặt vấn đề chất lượng. Nếu xảy ra vấn đề gì thì uy tín hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi các quốc gia khác có thể bị ảnh hưởng.
Gần đây, ở vùng nuôi tôm ven biển khu vực bán đảo Cà Mau đang rộ chuyện mua bán tôm nguyên liệu quá dễ dãi của một số thương lái chạy cung ứng hàng cho thương lái Trung Quốc. Thương lái mua nhưng không cần kiểm tra kháng sinh, tôm bơm tạp chất hay vệ sinh kém…, đều được thu mua tất.
Cách mua dễ dãi này giống như tiếp tay làm ăn gian dối. Trong khi đó nạn “tôm bẩn” đang làm đau đầu các nhà máy xuất khẩu thủy sản trong vùng chuyên chế biến hàng cao cấp sang thị trường Nhật, Mỹ, các nước EU…
Vì thị trường những nước này luôn có yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt; đòi hỏi tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh, không nhiễm vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, không tạp chất.
Chính vì thế, tháng 5/2016, ông Võ Văn Phục, Giám đốc Cty CP Thủy sản sạch VN đã than phiền: "Tôm mua qua từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang hiện có trên 90% bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh và bị bơm chích agar.
Do đó tôi phải cho chuyển các điểm thu mua sang các tỉnh khác an toàn hơn như Bến Tre, Trà Vinh, Long An để có nguồn cung tốt hơn. Tuy nhiên vẫn không đủ tôm nguyên liệu sạch, Cty đành phải từ chối những hợp đồng lớn với thị trường Nhật Bản".
Rơi vào tình trạng tương tự, tại ĐBSCL giá cá tra nguyên liệu đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong đó, thấp hơn 4.000-4.500 đồng/kg so với thời điểm đầu năm nay và giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với những nguyên nhân khách quan thì việc cá tra không được các thương lái phía Trung Quốc thu mua ồ ạt cũng làm cho thị trường thêm bất lợi.
Thời điểm đầu năm, nhiều hầm nuôi cá tra size lớn vẫn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao; đồng thời không chú trọng nhiều đến việc kiểm tra chất lượng, thịt vàng hay thịt trắng.
Chính vì thế, ở một số khu vực tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... đã xuất hiện người nuôi chủ động để cá quá lứa để dễ dàng bán cho thương lái Trung Quốc. Nhưng đột ngột Trung Quốc không thu mua nữa, do chất lượng kém, nên không bán được sang các thị trường khác.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam. Thời gian qua, nước này đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là với các mặt hàng như gạo, sắn và dăm gỗ... khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó.
Trong danh sách các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, một số chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc như cá hồi.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - NAFIQAD đã có nhiều công văn sang Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa có trả lời chính thức.
Ngoài ra, trong bối cảnh các nhà nhập khẩu Trung Quốc tăng mua (theo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch), cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã yêu cầu có chứng nhận (H/C) của cơ quan thẩm quyền Việt Nam đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu nên nhiều doanh nghiệp/thương lái Trung Quốc đã không hoặc hạn chế đi việc thu mua theo con đường tiểu ngạch như trước đây.
Do đó, VASEP kiến nghị cơ quan quản lý là Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương giúp tháo gỡ những rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính nói trên. Cụ thể, trước mắt hai bộ có liên quan cần làm việc với phía Trung Quốc để làm rõ về quy định liên quan đến mã code xuất khẩu, cũng như kiến nghị Trung Quốc mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu từ Việt Nam.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khi thu gom các mặt hàng như tôm, cá tra, nhưng chỉ đẩy mạnh thu mua trong khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ đột ngột điều chỉnh lượng mua.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá bán. Có thể khi giá cao, người dân ồ ạt nuôi và khi lứa nuôi mới đến kỳ thu hoạch hàng lại ế, giá giảm, đẩy nhiều hộ nuôi vào cảnh bán dưới giá thành.
Một trong những vấn đề bất ổn khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc còn là Trung Quốc chấp nhận mua hàng hóa mà không làm chặt vấn đề chất lượng. Nếu xảy ra vấn đề gì thì uy tín hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi các quốc gia khác có thể bị ảnh hưởng.
Gần đây, ở vùng nuôi tôm ven biển khu vực bán đảo Cà Mau đang rộ chuyện mua bán tôm nguyên liệu quá dễ dãi của một số thương lái chạy cung ứng hàng cho thương lái Trung Quốc. Thương lái mua nhưng không cần kiểm tra kháng sinh, tôm bơm tạp chất hay vệ sinh kém…, đều được thu mua tất.
Cách mua dễ dãi này giống như tiếp tay làm ăn gian dối. Trong khi đó nạn “tôm bẩn” đang làm đau đầu các nhà máy xuất khẩu thủy sản trong vùng chuyên chế biến hàng cao cấp sang thị trường Nhật, Mỹ, các nước EU…
Vì thị trường những nước này luôn có yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt; đòi hỏi tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh, không nhiễm vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, không tạp chất.
Chính vì thế, tháng 5/2016, ông Võ Văn Phục, Giám đốc Cty CP Thủy sản sạch VN đã than phiền: "Tôm mua qua từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang hiện có trên 90% bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh và bị bơm chích agar.
Do đó tôi phải cho chuyển các điểm thu mua sang các tỉnh khác an toàn hơn như Bến Tre, Trà Vinh, Long An để có nguồn cung tốt hơn. Tuy nhiên vẫn không đủ tôm nguyên liệu sạch, Cty đành phải từ chối những hợp đồng lớn với thị trường Nhật Bản".
Rơi vào tình trạng tương tự, tại ĐBSCL giá cá tra nguyên liệu đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong đó, thấp hơn 4.000-4.500 đồng/kg so với thời điểm đầu năm nay và giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với những nguyên nhân khách quan thì việc cá tra không được các thương lái phía Trung Quốc thu mua ồ ạt cũng làm cho thị trường thêm bất lợi.
Thời điểm đầu năm, nhiều hầm nuôi cá tra size lớn vẫn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao; đồng thời không chú trọng nhiều đến việc kiểm tra chất lượng, thịt vàng hay thịt trắng.
Chính vì thế, ở một số khu vực tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... đã xuất hiện người nuôi chủ động để cá quá lứa để dễ dàng bán cho thương lái Trung Quốc. Nhưng đột ngột Trung Quốc không thu mua nữa, do chất lượng kém, nên không bán được sang các thị trường khác.
Nguồn Báo đất việt
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Hoa Kỳ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (08/12/2016)
• Chìa khóa mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường ASEAN (07/12/2016)
• Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng mạnh nhờ thực hiện FTA (06/12/2016)
• Hoa Kỳ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (05/12/2016)
• Hoa Kỳ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (04/12/2016)
• Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan 11 tháng đầu năm 2016 (02/12/2016)
• Việt Nam- nhà cung ứng lớn thứ hai mặt hàng giày dép tại Chi Lê (01/12/2016)
• Năng lực xuất khẩu đồ gỗ của ta và nhu cầu nhập khẩu của Úc (30/11/2016)
• Trung Quốc tăng nhập khẩu cá tra, doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu (29/11/2016)
• Xuất khẩu sang Đức 10 tháng đầu năm 2016 tăng ở hầu hết các nhóm hàng (29/11/2016)
TIN TỨC CŨ