Tìm lực đẩy xuất khẩu
11/08/2016
Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thì quan trọng nhất là Việt Nam phải vươn lên được về năng lực sáng tạo, công nghệ kỹ năng để không chỉ có năng suất cao hơn mà còn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong sản phẩm.
Nhóm hàng chủ lực gặp khó
So với một số nền kinh tế hướng tới xuất khẩu ở châu Á, thì kết quả xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm của Việt Nam tăng trưởng 5,3% vẫn có thể coi là khá tốt. Đơn cử như so sánh với quốc gia láng giềng Trung Quốc, xuất khẩu của nước này đã giảm 4,9% trong tháng 6/2016; đồng thời suốt giai đoạn từ tháng 7/2015-6/2016, xuất khẩu của Trung Quốc chỉ tăng vào tháng 3/2016. Xuất khẩu của Thái Lan giảm lần lượt 8% và 4,4% vào tháng 4/2016 và tháng 5/2016…
Tuy nhiên, với tình thế khó khăn chung của các thị trường định hướng xuất khẩu như Việt Nam, cùng sự sụt giảm nhu cầu các thị trường lớn, kịch bản tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục không đạt được mức 10%, là rất khó tránh khỏi.
Còn nhớ kết thúc 7 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu dù đạt 9,5% so với cùng kỳ năm 2014, song cả năm chúng ta vẫn không đạt được mục tiêu tăng trưởng 10%. Thực tế cũng đã cho thấy, trong các tháng đầu năm, xuất khẩu đã chứng kiến sự tăng trưởng dưới kỳ vọng của các nhóm hàng chủ lực.
Đơn cử như nhóm hàng điện thoại và linh kiện, tuy 7 tháng đầu năm đạt kim ngạch 19,4 tỷ USD, tăng 13,4%, song cần lưu ý rằng mức tăng của nhóm hàng này cùng thời điểm năm ngoái lên tới 28,2%. Tương tự như vậy, nhóm hàng dệt may tăng 5,4%, song cũng không cao bằng mức tăng của năm ngoái là 9,9%. Một số nhóm hàng chủ lực khác cũng đạt mức tăng trưởng xuất khẩu kém hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái, như hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng 9,5%, trong khi năm ngoái tăng tới 57,8%; giày dép tăng 8,1%, chỉ bằng 1/3 mức tăng của năm ngoái là 22,3%...
Một số ít mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu khá tốt so với cùng kỳ, song đều không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Chẳng hạn, nổi bật trong nhóm hàng nông sản là cà phê tăng 16,6%; hạt điều tăng 10,9%; rau quả tăng 32,7%... Điều này cũng cho thấy các sản phẩm “ngách” chỉ có thể là cứu cánh phần nào đối với kim ngạch xuất khẩu, chứ khó có thể kéo lại phần sụt giảm của các nhóm hàng chủ lực.
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đánh giá, xuất khẩu điện thoại di động, sản phẩm điện tử đã tăng nhanh chóng với tỷ trọng cao trong thời gian vừa qua, song tới nay tốc độ tăng đã giảm mạnh, xuất khẩu dầu một thời chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xuất khẩu song hiện cũng giảm sâu, xuất khẩu dệt may hiện cũng đang bò ngang chứ không được như chúng ta mong đợi…
Bên cạnh đó, gần đây có diễn biến đáng lo là Ngân hàng Thế giới có dự báo giá năng lượng, các nguyên liệu và nông sản trên thị trường thế giới trong năm 2016 sẽ xuống mức thấp nhất. “Điều này có nghĩa là những sản phẩm chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu và trông đợi nhiều thì cả thế giới đang giảm tiêu thụ”, ông Doanh lo ngại.
Khai thác tiềm năng
Cho tới nay, các dự báo nhìn chung đều nghiêng về hướng đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% là rất khó khăn, các số liệu cho thấy nhiều khả năng chỉ quanh mức 7-8%. Đây cũng là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành. Ông Thành phân tích, ngay cả những ngành chúng ta đánh giá có nhiều triển vọng như dệt may thì năm nay cũng khó khăn hơn.
Ngay cả xuất khẩu nông sản, trừ một vài sản phẩm trong nhóm hàng thuỷ sản… thì các mặt hàng chủ lực đều đang gặp khó, thậm chí có những lĩnh vực tăng trưởng âm. Nhưng đặc biệt lo ngại nhất, theo ông Thành là sự phục hồi kinh tế thế giới quá yếu. Thị trường Mỹ có thể phục hồi tương đối tích cực, song còn nhiều thị trường chủ chốt của Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng vẫn đang rất thấp hoặc suy giảm.
Mặc dù vậy, ông Thành trấn an, về dài hạn thì các tính toán hiện nay đều cho thấy dư địa tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất lớn. Lý do là mặc dù quy mô xuất khẩu so với GDP rất lớn nhưng so với tỷ trọng xâm nhập vào các thị trường lớn mà Việt Nam có khả năng thì còn rất nhỏ. Do đó, nếu các FTA được đàm phán thành công, thì theo ông Thành sẽ là cơ hội lớn để mở rộng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, một lĩnh vực xuất khẩu còn nhiều tiềm năng phát triển là dịch vụ, hiện đang được đánh giá là dưới tiềm năng. Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), dịch vụ từng là ngành dẫn dắt tăng trưởng trong nước, nhưng dữ liệu 10 năm trở lại cho thấy quán tính của ngành này đang giảm, trong lúc nhập khẩu ròng dịch vụ lại tăng dần. Tăng trưởng hàng năm của ngành đã giảm dần từ trên 8% trước khủng hoảng tới dưới 6% năm 2014.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, nhập khẩu dịch vụ ngày càng tăng với kim ngạch 15,5 tỷ USD trong năm 2014, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng có đóng góp chủ yếu của lĩnh vực vận tải và bảo hiểm hàng hải, tăng 12,6% và chiếm 56% trong kim ngạch nhập khẩu dịch vụ. Xu hướng tăng nhập khẩu ròng dịch vụ trong nhiều năm qua chủ yếu do sự gia tăng sử dụng dịch vụ vận tải của các hãng nước ngoài do công ty trong nước không đủ năng lực. Nhập siêu dịch vụ năm 2015 ước tính 4,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2014.
Cuối cùng, theo TS. Võ Trí Thành, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thì quan trọng nhất là Việt Nam phải vươn lên được về năng lực sáng tạo, công nghệ kỹ năng để không chỉ có năng suất cao hơn mà còn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong sản phẩm.
Chung quy lại, ông Thành nhấn mạnh xuất khẩu đang đứng trước 2 bài toán quan trọng là tạo ra cơ hội để khai thác tiềm năng, mở rộng thị trường và lĩnh vực xuất khẩu; và thiết kế chính sách để làm sao cùng mức xuất khẩu song tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong sản phẩm cao hơn, sẽ thúc đẩy xuất khẩu cao và bền vững hơn.
Nguồn: Thời báo Ngân hàng
Nhóm hàng chủ lực gặp khó
So với một số nền kinh tế hướng tới xuất khẩu ở châu Á, thì kết quả xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm của Việt Nam tăng trưởng 5,3% vẫn có thể coi là khá tốt. Đơn cử như so sánh với quốc gia láng giềng Trung Quốc, xuất khẩu của nước này đã giảm 4,9% trong tháng 6/2016; đồng thời suốt giai đoạn từ tháng 7/2015-6/2016, xuất khẩu của Trung Quốc chỉ tăng vào tháng 3/2016. Xuất khẩu của Thái Lan giảm lần lượt 8% và 4,4% vào tháng 4/2016 và tháng 5/2016…
Tuy nhiên, với tình thế khó khăn chung của các thị trường định hướng xuất khẩu như Việt Nam, cùng sự sụt giảm nhu cầu các thị trường lớn, kịch bản tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục không đạt được mức 10%, là rất khó tránh khỏi.
Còn nhớ kết thúc 7 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu dù đạt 9,5% so với cùng kỳ năm 2014, song cả năm chúng ta vẫn không đạt được mục tiêu tăng trưởng 10%. Thực tế cũng đã cho thấy, trong các tháng đầu năm, xuất khẩu đã chứng kiến sự tăng trưởng dưới kỳ vọng của các nhóm hàng chủ lực.
Đơn cử như nhóm hàng điện thoại và linh kiện, tuy 7 tháng đầu năm đạt kim ngạch 19,4 tỷ USD, tăng 13,4%, song cần lưu ý rằng mức tăng của nhóm hàng này cùng thời điểm năm ngoái lên tới 28,2%. Tương tự như vậy, nhóm hàng dệt may tăng 5,4%, song cũng không cao bằng mức tăng của năm ngoái là 9,9%. Một số nhóm hàng chủ lực khác cũng đạt mức tăng trưởng xuất khẩu kém hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái, như hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng 9,5%, trong khi năm ngoái tăng tới 57,8%; giày dép tăng 8,1%, chỉ bằng 1/3 mức tăng của năm ngoái là 22,3%...
Một số ít mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu khá tốt so với cùng kỳ, song đều không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Chẳng hạn, nổi bật trong nhóm hàng nông sản là cà phê tăng 16,6%; hạt điều tăng 10,9%; rau quả tăng 32,7%... Điều này cũng cho thấy các sản phẩm “ngách” chỉ có thể là cứu cánh phần nào đối với kim ngạch xuất khẩu, chứ khó có thể kéo lại phần sụt giảm của các nhóm hàng chủ lực.
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đánh giá, xuất khẩu điện thoại di động, sản phẩm điện tử đã tăng nhanh chóng với tỷ trọng cao trong thời gian vừa qua, song tới nay tốc độ tăng đã giảm mạnh, xuất khẩu dầu một thời chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xuất khẩu song hiện cũng giảm sâu, xuất khẩu dệt may hiện cũng đang bò ngang chứ không được như chúng ta mong đợi…
Bên cạnh đó, gần đây có diễn biến đáng lo là Ngân hàng Thế giới có dự báo giá năng lượng, các nguyên liệu và nông sản trên thị trường thế giới trong năm 2016 sẽ xuống mức thấp nhất. “Điều này có nghĩa là những sản phẩm chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu và trông đợi nhiều thì cả thế giới đang giảm tiêu thụ”, ông Doanh lo ngại.
Khai thác tiềm năng
Cho tới nay, các dự báo nhìn chung đều nghiêng về hướng đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% là rất khó khăn, các số liệu cho thấy nhiều khả năng chỉ quanh mức 7-8%. Đây cũng là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành. Ông Thành phân tích, ngay cả những ngành chúng ta đánh giá có nhiều triển vọng như dệt may thì năm nay cũng khó khăn hơn.
Ngay cả xuất khẩu nông sản, trừ một vài sản phẩm trong nhóm hàng thuỷ sản… thì các mặt hàng chủ lực đều đang gặp khó, thậm chí có những lĩnh vực tăng trưởng âm. Nhưng đặc biệt lo ngại nhất, theo ông Thành là sự phục hồi kinh tế thế giới quá yếu. Thị trường Mỹ có thể phục hồi tương đối tích cực, song còn nhiều thị trường chủ chốt của Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng vẫn đang rất thấp hoặc suy giảm.
Mặc dù vậy, ông Thành trấn an, về dài hạn thì các tính toán hiện nay đều cho thấy dư địa tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất lớn. Lý do là mặc dù quy mô xuất khẩu so với GDP rất lớn nhưng so với tỷ trọng xâm nhập vào các thị trường lớn mà Việt Nam có khả năng thì còn rất nhỏ. Do đó, nếu các FTA được đàm phán thành công, thì theo ông Thành sẽ là cơ hội lớn để mở rộng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, một lĩnh vực xuất khẩu còn nhiều tiềm năng phát triển là dịch vụ, hiện đang được đánh giá là dưới tiềm năng. Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), dịch vụ từng là ngành dẫn dắt tăng trưởng trong nước, nhưng dữ liệu 10 năm trở lại cho thấy quán tính của ngành này đang giảm, trong lúc nhập khẩu ròng dịch vụ lại tăng dần. Tăng trưởng hàng năm của ngành đã giảm dần từ trên 8% trước khủng hoảng tới dưới 6% năm 2014.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, nhập khẩu dịch vụ ngày càng tăng với kim ngạch 15,5 tỷ USD trong năm 2014, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng có đóng góp chủ yếu của lĩnh vực vận tải và bảo hiểm hàng hải, tăng 12,6% và chiếm 56% trong kim ngạch nhập khẩu dịch vụ. Xu hướng tăng nhập khẩu ròng dịch vụ trong nhiều năm qua chủ yếu do sự gia tăng sử dụng dịch vụ vận tải của các hãng nước ngoài do công ty trong nước không đủ năng lực. Nhập siêu dịch vụ năm 2015 ước tính 4,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2014.
Cuối cùng, theo TS. Võ Trí Thành, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thì quan trọng nhất là Việt Nam phải vươn lên được về năng lực sáng tạo, công nghệ kỹ năng để không chỉ có năng suất cao hơn mà còn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong sản phẩm.
Chung quy lại, ông Thành nhấn mạnh xuất khẩu đang đứng trước 2 bài toán quan trọng là tạo ra cơ hội để khai thác tiềm năng, mở rộng thị trường và lĩnh vực xuất khẩu; và thiết kế chính sách để làm sao cùng mức xuất khẩu song tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong sản phẩm cao hơn, sẽ thúc đẩy xuất khẩu cao và bền vững hơn.
Nguồn: Thời báo Ngân hàng
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Hoa Kỳ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (08/12/2016)
• Chìa khóa mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường ASEAN (07/12/2016)
• Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng mạnh nhờ thực hiện FTA (06/12/2016)
• Hoa Kỳ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (05/12/2016)
• Hoa Kỳ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (04/12/2016)
• Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan 11 tháng đầu năm 2016 (02/12/2016)
• Việt Nam- nhà cung ứng lớn thứ hai mặt hàng giày dép tại Chi Lê (01/12/2016)
• Năng lực xuất khẩu đồ gỗ của ta và nhu cầu nhập khẩu của Úc (30/11/2016)
• Trung Quốc tăng nhập khẩu cá tra, doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu (29/11/2016)
• Xuất khẩu sang Đức 10 tháng đầu năm 2016 tăng ở hầu hết các nhóm hàng (29/11/2016)
TIN TỨC CŨ