Thương lái Trung Quốc ép giá thanh long: Lỗi phía Việt Nam
18/08/2016
Với chiêu trò “hai gọng kìm”, người trồng thanh long bị ép giá một cách có hệ thống, còn nhà vườn phải thua thiệt đúng quy trình.
Người dân tại các thủ phủ thanh long như Long An, Bình Thuận những ngày qua đang gặp rất nhiều khó khăn do thương lái Trung Quốc dở đủ trò thao túng, làm loạn thị trường mua bán. Hiện nay có đến 80% sản lượng thanh long tại các địa phương này đều xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch. Do đó, một khi thâu tóm được phần lớn các vựa thanh long tại địa phương này thì thương lái Trung Quốc vô tư làm giá và người trồng phải chấp nhận chịu thiệt một cách đương nhiên.
Lỗi do Việt Nam
Ông Trần Ngọc Hiệp, chủ một doanh nghiệp thanh long lớn tại Bình Thuận đồng thời cũng là phó chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận thừa nhận sự bấp bênh về đầu ra của trái thanh long do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Nhưng nhìn nhận một cách toàn diện, vị phó chủ tịch Hiệp hội cho rằng, lỗi tất cả do chính người dân tự làm nên. Vì vậy, kết quả trên là hệ quả của thói quen làm ăn không tốt đã diễn ra, tồn tại trong suốt một khoảng thời gian dài của người dân trồng thanh long.
Ông cho biết, việc người Trung Quốc đứng ra mua thanh long là chuyện hết sức bình thường, đó cũng chỉ là những diễn biến bình thường của quy luật cung cầu. Người Trung Quốc ăn nhiều thì họ mua nhiều.
Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng do thói quen lười biếng, hám lợi mà nhiều người sẵn sàng để thương lái Trung Quốc đứng sau lưng thao túng, thu mua làm loạn giá thanh long.
Về việc người Trung Quốc một mặt tung chiêu ra giá ảo rồi tìm cách ép giá, mặt khác lại đặt hàng tại cửa khẩu để ép giá người trồng khiến người dân bị thụ động, tự rơi vào “bẫy ép giá” tinh vi, có hệ thống của thương lái Trung Quốc, ông Hiệp cho rằng đó cũng là lỗi từ phía chúng ta.
“Dù rằng có chuyện thương lái Trung Quốc sáng đẩy giá lên 6.000 đồng/kg, chiều lại hạ xuống còn 3.000 đồng/kg nhưng quyền quyết định bán hay không là do người trồng Việt Nam quyết định. Nếu thấy giá đó quá rẻ thì có thể không bán”, ông Hiệp giải thích.
Tuy nhiên, quyền quyết định giá lâu nay không còn thuộc về người nông dân trồng thanh long. Đơn giản vì tới 80% thị trường thanh long của người dân đang bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi đó, việc mua bán thanh long gần như đang do thương lái Trung Quốc đứng ra đảm nhận, thu gom và nếu không bán cho Trung Quốc người dân chỉ còn nước đổ đi.
“Tôi ví dụ, họ mua tới 70% sản phẩm của Việt Nam, rõ ràng Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Như vậy, nếu Trung Quốc ngừng mua thanh long Việt sẽ chết là đúng rồi. Đó hoàn toàn là quy luật bình thường”.
Thứ hai, vấn đề đặt hàng tại cửa khẩu, ông Hiệp cũng cho rằng việc bị ép giá không hoàn toàn do phía thương lái Trung Quốc. Đây thực chất là do người Việt đua nhau trồng rồi đua nhau bán, ai cũng muốn bán được nhiều, bán được giá cao nên dù biết thị trường đang dư thừa vẫn ùn ùn chở ra cửa khẩu. Đây là hệ quả do sản xuất không theo quy hoạch, sản xuất không theo đúng hướng nên tự mình hại mình.
“Doanh nghiệp T Trung Quốc hay người Trung Quốc làm ăn cũng như những doanh nghiệp nước ngoài khác, cũng có người nọ người kia. Tất cả phải dựa trên quy luật cung cầu. Có sự ùn ứ, tồn dư thanh long, người dân chịu thua thiệt là lỗi một phần từ sự thụ động của Việt Nam. Về chính sách sản xuất đã không có sự điều chỉnh phù hợp theo quy luật cung cầu dẫn tới sự thụ động nói trên”, vị phó chủ tịch Hiệp hội nói.
Vì vậy, ông Hiệp cho rằng, Chính phủ và doanh nghiệp cần bắt tay điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất, không thể chạy theo phương thức tự cung tự cấp, không theo nhu cầu của thị trường.
Đối phó cách nào?
Trước những than vãn của người dân, với kinh nghiệm hơn 20 năm kinh doanh thanh long, ông Trần Ngọc Hiệp thẳng thắn chia sẻ, rủi ro trong kinh doanh là bình thường. Hơn nữa, rủi ro, khó khăn nói trên không ai khác do chính những người trồng thanh long tự tạo lên.
Ông Hiệp cho rằng không nên tất cả đều đổ lỗi cho thương lái Trung Quốc. Thương lái Trung Quốc cũng có người tốt, người xấu, có người làm ăn đàng hoàng có người gian dối. Bản thân ông khi làm ăn với người Trung Quốc cũng gặp không ít những khó khăn.
Chuyện gặp phải kẻ xấu, không có tiền vẫn mua, mua xong rồi xù tiền chạy mất ông cũng gặp vài lần nhưng vẫn phải cắn răng mà chịu.
“Hàng chất lên xe thương lái nói không có tiền, trả sau tôi cũng phải chịu. Cũng không ít lần gặp trường hợp như vậy nhưng vẫn phải chấp nhận vì đó là làm ăn và cũng có người này người kia”, Phó chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận ngậm ngùi.
Đứng trên góc độ của một ông chủ doanh nghiệp lớn xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc, ông đưa ra lời khuyên cho người dân trồng thanh long trong điều kiện sản phẩm thì xấu, trong khi nguồn cung đang bị dư thừa quá lớn thì việc bán được hàng đã là mừng chứ chưa tính tới chuyện lời lãi ra sao.
Theo tính toán của ông, trên thực tế, người trồng thanh long hiện vẫn đang có lời, giá thanh long đang bán hiện đang cao hơn giá thị trường bán ra tại Trung Quốc.
“Thanh long bán tại vườn với loại đẹp vẫn có giá 10.000 – 12.0000 đồng/kg, hàng trung bình có giá từ 4000 đồng/kg -6.000 đồng/kg trong khi họ mua về bán lại trên thị trường Trung Quốc chỉ có mức giá hai, ba chục đồng một thùng. Nếu trừ chi phí, giá bán là bằng 0. Họ không có lãi”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, để tránh bị ép giá trong trường hợp cung lớn hơn cầu, ở một số nước phương Tây như Mỹ họ sẵn sàng đổ bỏ bớt hàng đi để giữ giá. Tuy nhiên, cách thức trên không thể áp dụng tại Việt Nam do đó, vẫn có tình trạng bán tháo, bán rẻ, gỡ vốn. Việc này phải chấp nhận do điều kiện còn nghèo.
Do đó, ông Hiệp cho rằng, giá thanh long Việt Nam bán cho Trung Quốc dù nói là thấp nhưng vẫn còn hơn đổ đi.
Nguồn Báo đất việt
Người dân tại các thủ phủ thanh long như Long An, Bình Thuận những ngày qua đang gặp rất nhiều khó khăn do thương lái Trung Quốc dở đủ trò thao túng, làm loạn thị trường mua bán. Hiện nay có đến 80% sản lượng thanh long tại các địa phương này đều xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch. Do đó, một khi thâu tóm được phần lớn các vựa thanh long tại địa phương này thì thương lái Trung Quốc vô tư làm giá và người trồng phải chấp nhận chịu thiệt một cách đương nhiên.
Lỗi do Việt Nam
Ông Trần Ngọc Hiệp, chủ một doanh nghiệp thanh long lớn tại Bình Thuận đồng thời cũng là phó chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận thừa nhận sự bấp bênh về đầu ra của trái thanh long do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Nhưng nhìn nhận một cách toàn diện, vị phó chủ tịch Hiệp hội cho rằng, lỗi tất cả do chính người dân tự làm nên. Vì vậy, kết quả trên là hệ quả của thói quen làm ăn không tốt đã diễn ra, tồn tại trong suốt một khoảng thời gian dài của người dân trồng thanh long.
Ông cho biết, việc người Trung Quốc đứng ra mua thanh long là chuyện hết sức bình thường, đó cũng chỉ là những diễn biến bình thường của quy luật cung cầu. Người Trung Quốc ăn nhiều thì họ mua nhiều.
Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng do thói quen lười biếng, hám lợi mà nhiều người sẵn sàng để thương lái Trung Quốc đứng sau lưng thao túng, thu mua làm loạn giá thanh long.
Về việc người Trung Quốc một mặt tung chiêu ra giá ảo rồi tìm cách ép giá, mặt khác lại đặt hàng tại cửa khẩu để ép giá người trồng khiến người dân bị thụ động, tự rơi vào “bẫy ép giá” tinh vi, có hệ thống của thương lái Trung Quốc, ông Hiệp cho rằng đó cũng là lỗi từ phía chúng ta.
“Dù rằng có chuyện thương lái Trung Quốc sáng đẩy giá lên 6.000 đồng/kg, chiều lại hạ xuống còn 3.000 đồng/kg nhưng quyền quyết định bán hay không là do người trồng Việt Nam quyết định. Nếu thấy giá đó quá rẻ thì có thể không bán”, ông Hiệp giải thích.
Tuy nhiên, quyền quyết định giá lâu nay không còn thuộc về người nông dân trồng thanh long. Đơn giản vì tới 80% thị trường thanh long của người dân đang bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi đó, việc mua bán thanh long gần như đang do thương lái Trung Quốc đứng ra đảm nhận, thu gom và nếu không bán cho Trung Quốc người dân chỉ còn nước đổ đi.
“Tôi ví dụ, họ mua tới 70% sản phẩm của Việt Nam, rõ ràng Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Như vậy, nếu Trung Quốc ngừng mua thanh long Việt sẽ chết là đúng rồi. Đó hoàn toàn là quy luật bình thường”.
Thứ hai, vấn đề đặt hàng tại cửa khẩu, ông Hiệp cũng cho rằng việc bị ép giá không hoàn toàn do phía thương lái Trung Quốc. Đây thực chất là do người Việt đua nhau trồng rồi đua nhau bán, ai cũng muốn bán được nhiều, bán được giá cao nên dù biết thị trường đang dư thừa vẫn ùn ùn chở ra cửa khẩu. Đây là hệ quả do sản xuất không theo quy hoạch, sản xuất không theo đúng hướng nên tự mình hại mình.
“Doanh nghiệp T Trung Quốc hay người Trung Quốc làm ăn cũng như những doanh nghiệp nước ngoài khác, cũng có người nọ người kia. Tất cả phải dựa trên quy luật cung cầu. Có sự ùn ứ, tồn dư thanh long, người dân chịu thua thiệt là lỗi một phần từ sự thụ động của Việt Nam. Về chính sách sản xuất đã không có sự điều chỉnh phù hợp theo quy luật cung cầu dẫn tới sự thụ động nói trên”, vị phó chủ tịch Hiệp hội nói.
Vì vậy, ông Hiệp cho rằng, Chính phủ và doanh nghiệp cần bắt tay điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất, không thể chạy theo phương thức tự cung tự cấp, không theo nhu cầu của thị trường.
Đối phó cách nào?
Trước những than vãn của người dân, với kinh nghiệm hơn 20 năm kinh doanh thanh long, ông Trần Ngọc Hiệp thẳng thắn chia sẻ, rủi ro trong kinh doanh là bình thường. Hơn nữa, rủi ro, khó khăn nói trên không ai khác do chính những người trồng thanh long tự tạo lên.
Ông Hiệp cho rằng không nên tất cả đều đổ lỗi cho thương lái Trung Quốc. Thương lái Trung Quốc cũng có người tốt, người xấu, có người làm ăn đàng hoàng có người gian dối. Bản thân ông khi làm ăn với người Trung Quốc cũng gặp không ít những khó khăn.
Chuyện gặp phải kẻ xấu, không có tiền vẫn mua, mua xong rồi xù tiền chạy mất ông cũng gặp vài lần nhưng vẫn phải cắn răng mà chịu.
“Hàng chất lên xe thương lái nói không có tiền, trả sau tôi cũng phải chịu. Cũng không ít lần gặp trường hợp như vậy nhưng vẫn phải chấp nhận vì đó là làm ăn và cũng có người này người kia”, Phó chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận ngậm ngùi.
Đứng trên góc độ của một ông chủ doanh nghiệp lớn xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc, ông đưa ra lời khuyên cho người dân trồng thanh long trong điều kiện sản phẩm thì xấu, trong khi nguồn cung đang bị dư thừa quá lớn thì việc bán được hàng đã là mừng chứ chưa tính tới chuyện lời lãi ra sao.
Theo tính toán của ông, trên thực tế, người trồng thanh long hiện vẫn đang có lời, giá thanh long đang bán hiện đang cao hơn giá thị trường bán ra tại Trung Quốc.
“Thanh long bán tại vườn với loại đẹp vẫn có giá 10.000 – 12.0000 đồng/kg, hàng trung bình có giá từ 4000 đồng/kg -6.000 đồng/kg trong khi họ mua về bán lại trên thị trường Trung Quốc chỉ có mức giá hai, ba chục đồng một thùng. Nếu trừ chi phí, giá bán là bằng 0. Họ không có lãi”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, để tránh bị ép giá trong trường hợp cung lớn hơn cầu, ở một số nước phương Tây như Mỹ họ sẵn sàng đổ bỏ bớt hàng đi để giữ giá. Tuy nhiên, cách thức trên không thể áp dụng tại Việt Nam do đó, vẫn có tình trạng bán tháo, bán rẻ, gỡ vốn. Việc này phải chấp nhận do điều kiện còn nghèo.
Do đó, ông Hiệp cho rằng, giá thanh long Việt Nam bán cho Trung Quốc dù nói là thấp nhưng vẫn còn hơn đổ đi.
Nguồn Báo đất việt
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Hoa Kỳ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (08/12/2016)
• Chìa khóa mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường ASEAN (07/12/2016)
• Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng mạnh nhờ thực hiện FTA (06/12/2016)
• Hoa Kỳ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (05/12/2016)
• Hoa Kỳ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (04/12/2016)
• Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan 11 tháng đầu năm 2016 (02/12/2016)
• Việt Nam- nhà cung ứng lớn thứ hai mặt hàng giày dép tại Chi Lê (01/12/2016)
• Năng lực xuất khẩu đồ gỗ của ta và nhu cầu nhập khẩu của Úc (30/11/2016)
• Trung Quốc tăng nhập khẩu cá tra, doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu (29/11/2016)
• Xuất khẩu sang Đức 10 tháng đầu năm 2016 tăng ở hầu hết các nhóm hàng (29/11/2016)
TIN TỨC CŨ