Thị trường xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN trong 03 tháng đầu năm 2016
01/06/2016

 Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong quý 1 năm 2016 thâm hụt 1,38 tỷ USD, trong đó các nước có mức thâm hụt lớn nhất là với Thái Lan thâm hụt 982 triệu USD, với Singapore thâm hụt 806 triệu USD, với Malaixia thâm hụt 318 triệu USD ... Các nước có mức thặng dư thương mại lớn nhất là Philippin thặng dư 331 triệu USD, Camphuchia tặng dư 225 triệu USD, ...

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong Quý I/2015 và Quý I/2016


STT

Tên nước

Xuất khẩu

Nhập khẩu

 

03 tháng 2015
(Triệu USD)

03 tháng 2016
 (Triệu USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Tỷ trọng trong XK cả nước (%)

03 tháng 2015
(Triệu USD)

03 tháng 2016
 (Triệu USD)

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Tỷ trọng trong XK cả nước (%)

 
 

1

Brunây

5

4

-30

-

2

3

58,6

.

 

2

Campuchia

613

534

-12,7

1,4

334

309

-7,4

0,8

 

3

Inđônêxia

828

708

-14,6

1,8

571

618

8,2

1,7

 

4

Lào

149

111

-25,5

0,3

171

117

-31,4

0,3

 

5

Malaixia

802

654

-18,5

1,7

976

971

-0,5

2,6

 

6

Mianma

84

113

34,7

0,3

17

15

-13,2

0

 

7

Philippin

466

534

14,6

1,4

203

216

6,6

0,6

 

8

Singapore

840

517

-38,5

1,3

1.778

1323

-25,6

3,5

 

9

Thái Lan

846

836

-1,2

2,2

1.680

1819

8,3

4,9

 

 

Khu vực ASEAN

4.633

4.011

-13,4

10,3

5.731

5.391

-5,9

14,4

 

 

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 

 

Ghi chú: Số liệu thống kê năm 2015 là số "điều chỉnh", số liệu thống kê năm 2016 là số "sơ bộ"

 

 

Về xuất khẩu:

       Các mặt xuất khẩu chính của Việt Nam sang khu vực ASEAN trong 03 tháng đầu năm 2016 như: điện thoại và linh kiện đạt 594 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước; sắt thép các loại đạt 218 triệu USD, giảm tới 38,7% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 1: Cơ cấu kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính sang khu vực ASEAN 03 tháng đầu năm 2016

Trong nhóm tăng như, gạo đạt kim ngạch 262 triệu USD, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm trước với các thị trường chủ yếu như Inđônexia đạt 139 triệu USD, Philippin đạt 81 triệu USD, Malaixia đạt 27,9 triệu USD; Hàng thủy sản cũng đạt kim ngạch 122 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ với các thị trường chủ yếu như Thái Lan đạt; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy đạt 102 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. ...

 

 

Về nhập khẩu

Trong 3 tháng đầu năm 2016, các mặt hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 788 triệu USD, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước; Mặt hàng xăng dầu các loại đạt 635 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ; Gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 137 triệu giảm 41,8% so với cùng kỳ năm trước...

Trong đó các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh như: hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 322 triệu USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan với 244 triệu USD; Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 434 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu nhập từ Thái Lan 179 triệu USD, Singapore 102 triệu USD, Malaixia 98 Triệu USD....

Ô tô tải nguyên chiếc có mức tăng mạnh nhất là 87,6% so với cùng kỳ với kim ngạch đạt 152 triệu USD, chiếm 31,2% kim ngạch nhập khẩu tô nguyên chiếc của cả nước, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan 142 triệu USD, Inđônêxia 10 triệu USD.

Biểu đồ 2: Cơ cấu kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chính từ khu vực ASEAN 03 tháng đầu năm 2016


Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ý kiến bạn đọc