Sau khi Thủ tướng Chính phủ Lào ban hành chỉ thị về việc quản lý khai thác, vận chuyển và kinh doanh gỗ, ngày 27/5/2016, Báo Kinh tế thương mại (Lao Economic Daily) đã có bài viết chi tiết về nội dung này. Thương vụ Việt Nam tại Lào dịch để bạn đọc tham khảo.
Đồng chí Thong-lun Sỉ-su-lít, mới nhận chức Thủ tướng Chính phủ đã thông báo khẩn trương việc kiện toàn các cơ chế cần thiết nhằm ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng giữ cho kinh tế hoặc kinh tế tụt hậu và rơi vào tình trạng dậm chân tại chỗ. Theo đó, trú trọng kỉ cương về kế hoạch, tài chính, chính sách tiền tệ theo hướng hiện đại, minh bạch và phải kiểm tra được.
Bảo vệ môi trường nhất là rừng và hệ sinh thái đa dạng bền vững; tiếp tục dừng xem xét, phê duyệt dự án đầu tư mới đối với các dự án thăm dò, khảo sát khoáng sản để tiếp tục kiểm tra, đánh giá lại các dự án đã được cấp phép trong thời gian qua nhằm phát triển bền vững, bảo môi trường và đem lại lợi ích cao nhất cho đất nước và nhân dân.
Sau khi nhậm chức chưa đầy một tháng, ngày 13/5/2016, đồng chí Thong-lun Sỉ-sụ-lít, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 15/TTgCP về việc tăng cường quản lý nghiêm đối với quản lý và kiểm tra khai thác gỗ, vận chuyển gỗ và kinh doanh gỗ.
Đây không phải là lần đầu, Thủ tướng cũng như Chính phủ nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề gỗ mà Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua coi là một chính sách cần tập hoàn thiện hệ thống chính sách.
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 31/TTgCP về việc tạm dừng khai thác gỗ khu vực rừng sản xuất và tiếp tục lập kế hoạch sắp xếp dừng sản xuất để báo cáo Chính phủ xem xét; tiếp đến tháng 8 năm vừa qua, Văn phòng Chính phủ ra thông báo quyết định của Thủ tướng, Phó Thủ tướng không cho phép xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, phải chế biến thành thành phẩm mới được xuất khẩu. Như vậy, giai đoạn vừa qua, vấn đề gỗ vẫn chưa giải quyết triệt để.
Bởi vậy, chỉ thị số 15/TTgCP của Thủ tướng Chính phủ là bước tiến nhằm tăng cường thực thi quản lý gỗ, kinh doanh gỗ, khai thác gỗ, chế biến gỗ và mua-bán gỗ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật mà Chính phủ đã đề ra đã có hiệu lực, không chỉ ngăn chặn, từng bước giải quyết triệt để các vấn đềtiêu cực trong quản lý lâm nghiệp.
Chỉ thị nêu trên tuyệt đối chấm dứt việc xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, tấm, gốc cây, gỗ thân cây, gỗ cành cây và gỗ trang trí... khai thác từ rừng tự nhiên, nghiêm cấm cả trường hợp Chính phủ đã cấp phép giai đoạn qua chưa kịp thực hiện, gỗ phải được chế biến thành thành phẩm theo quy định của Bộ Công Thương (Quyết định số 2005/ngày 28/9/2015) mới được cấp phép xuất khẩu.
Đối với khai thác gỗ khu vực xây dựng hạ tầng: khu vực khai hoang để mở tuyến đường mới, khu vực xây dựng thủy điện, khu vực sẽ bị ngập, khu vực khai khoáng và khu vực khác… phải khảo sát, kiểm đếm số lượng khối gỗ, trình Chính phủ xem xét và tổng hợp vào báo cáo khai thác gỗ của năm trình Quốc hội xem xét.
Chỉ thị giao Bộ Công Thương phối hợp với các Ban, ngành liên quan và địa phương cải tổ nhà máy chế biến gỗ, đồng thời chỉ đạo Hiệp hội chế biễn gỗ quốc gia, Hiệp hội nội thất Lào và xây dựng, quy định nội quy hoạt động nhằm thực hiện chính sách khuyến khích chế biến gỗ trong nước, bảo đảm vừa tăng giá trị gia tăng vừa đáp ứng chất lượng, nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài.
Giao Bộ Nông lâm nghiệp phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Ban, ngành liên quan kiểm tra dọc tuyến biên giới nơi có khai thác gỗ trộm, địa điểm khai thác gỗ, tuyến đường vận chuyễn gỗ, bãi gỗ, nhà máy cưa xẻ, xưởng chế biến gỗ, xưởng nội thất, kho chứa gỗ, các nhà máy sử dụng gỗ và các cơ sở khác… Theo báo cáo kiểm tra, nếu có các vi phạm thì tiến hành điều tra để có biện pháp xử lí về dân sự và hình sự. Trong trường hợp nghiêm trọng, lập hồ sơ khởi tố gửi tòa án để xét xử, đồng thời tiến hành kiểm tra việc nhập khẩu, mua bán, tích trữ, và việc sử dụng các thiết bị, máy móc và phương tiện khai thác khi chưa được các cơ quan liên quan cho phép, nếu phát hiện che dấu để sử dụng thì tịch thu và tiến hành khởi tố đối với người vi phạm.
Để thực hiện hiệu quả tinh thần cuộc họp thường kỳ tháng 5 năm 2016, Chính phủ đã xem xét và chấp thuận báo cáo về các biện pháp quản lý lâm nghiệp, theo đó quy định khu vực ranh giới và đặt mốc ranh giới 3 khu vực rừng và lập kế hoạch sắp xếp, quản lý theo đúng đối tượng và mục đích về phân loại rừng; tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển rừng đến năm 2020, các quy định và văn bản của Luật lâm nghiệp, đồng thời kiểm tra số lượng gỗ tại hiện trường có chủ hoặc không có chủ và báo cáo Chính phủ, nghiêm cấm việc vận chuyển, thu gom gỗ, kiểm tra lại hạn ngạch gỗ đã cấp nhưng chưa thực hiện, giao các Ban, ngành nghiên cứu cụ thể số lượng gỗ phải cắt theo quy hoạch của từng ngành.
Theo chỉ thị 15/TTgCP ngày 13/5/2016,Chính phủ cho kiểm tra hạn ngạch gỗ cấp cho năm 2015-2016, đồng thờithành lập Ban chuyên trách thực thi nhiệm vụ trên, giao cho Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ An ninh. Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông lâm nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Tỉnh trưởng các tỉnh kiểm tra, thực hiện, giải quyết triệt để các vấn đề./.
Nguồn: Theo tin Báo kinh tế, thương mại ngày 27/5/2016.
Thương vụ Việt Nam tại Lào
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Hòa bình – Độc lập – Dân chủ - Thống nhất – Thịnh vượng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
Số: 15/TTg-CP
Thủ đô Viên Chăn, ngày 15 tháng 5 năm 2016 |
Chỉ thị
Về việc tăng cường nghiêm ngặt
quản lý và kiểm tra việc khai thác, vận chuyển và kinh doanh gỗ
------
Kính gửi: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ ngành,
Đô trưởng thủ đô Viêng Chăn và các Tỉnh trưởng.
- Căn cứ Luật Chính phủ (bản sửa đổi bổ sung) số 69/QH ngày 15 tháng 12 năm 2015;
- Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 06/QH, ngày 24 tháng 12 năm 2007;
- Căn cứ kết quả cuộc họp Thủ tướng, Phó Thủ tướng ngày 05 tháng 5 năm 2016,
Nhằm đề cao, tăng cường trách nhiệm thực thi, quản lý lâm nghiệp, kinh doanh gỗ, khai thác gỗ, chế biến gỗ và mua-bán gỗ của Chính phủ nghiêm ngặt đúng theo quy định của pháp luật, và để ngăn chặn, giải quyết triệt để các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ ngành liên quan và Chính quyền địa phương các cấp đề cao, tăng cường nhiệm vụ thực thi, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với việc quản lý lâm nghiệp, khai thác gỗ, vận chuyển gỗ và kinh doanh gỗ.
2. Dừng xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ tấm, gốc cây hoặc dễ cây, thân cây, cành cây, u gỗ, cây sống hoặc cây để trang trí được khai thác từ rừng tự nhiên xuất ra nước ngoài đối với tất cả các trường hợp kể cả các trường hợp Chính phủ đã phê chuẩn từ trước nhưng chưa thực hiện; gỗ phải chế biến thành thành phẩm theo tiêu chuẩn qui định của Bộ Công Thương (Quyết định số 2005/ ngày 28/9/2015) mới được cấp phép xuất khẩu.
3. Nghiêm cấm nhập khẩu gỗ, lâm sản trái pháp luật từ nước ngoài về để tái xuất sang nước thứ ba.
4. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 31/TTgCP ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng khai thác gỗ tại khu vực rừng sản xuất và tiếp tục xây dựng qui hoạch khu vực rừng sản xuất báo cáo trình Chính phủ xem xét.
4.1. Đối với khai thác gỗ nằm trong khu vực xây dựng hạ tầng: như tuyến đường mới, khu vực xây dựng thủy điện, khu vực ngập lụt, khu vực khai khoáng và khu vực khác, phải khảo sát, lên danh mục kiểm đếm, tính toán chi tiết số lượng khối gỗ cụ thể và trình Chính phủ xem xét, đưa vào báo cáo tổng thể kế hoạch khai thác gỗ của năm rồi trình lên Quốc hội xem xét, quyết định.
4.2. Trường hợp đã cho phép khai thác phải quản lý, kiểm tra việc cắt gỗ nghiêm ngặt theo số lượng, khối lượng và khu vực cho phép. Trong trường hợp khai thác, cắt gỗ quá số lượng hoặc khai thác, cắt gỗ ngoài khu vực cho phép phải dừng ngay và xử phạt vi phạm hành chính, khởi tố theo pháp luật.
4.3. Nghiêm cấm cấp phép cho Nhà đầu tư phát triển dự án hoặc đơn vị thi công thầu xây dựng về hạ tầng khai thác gỗ. Chính phủ trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc khai thác và bán gỗ. Nghiêm cấm dùng gỗ để thanh toán dự án phát triển hạ tầng hoặc dùng gỗ đổi lấy dự án.
5. Đối với khu vực phát triển dự án hạ tầng, khu vực khai khoáng và diện tích cho canh tác mà Chính phủ chưa phê chuẩn thì tuyệt đối nghiêm cấm tiến hành khảo sát và khai thác gỗ.
6. Chấm dứt việc xin và cấp phép thu gom gỗ cành ngọn, gỗ tròn ngắn, cây gỗ chết và không được phép lấy gỗ để giải quyết chính sách đối với bất cứ trường hợp nào.
7. Giao Bộ Nông lâm nghiệp làm đầu mối phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương kiểm tra, thu thập thông tin chi tiết về số lượng, khối lượng và nghĩa vụ ngân sách chưa nộp tại bãi 2 đối với những gỗ đã được Chính phủ cấp phép khai thác trong thời gian vừa qua để báo cáo Chính phủ xem xét việc giao cho cơ quan liên quan mở thầu bán cho Hiệp hội chế biến gỗ quốc gia, Hiệp hội nội thất Lào hay một đơn vị kinh doanh nào khác, để chế biến thành thành phẩm bán trong nước hoặc xuất khẩu.
7.1. Đối với số gỗ đã khai thác quá giới hạn cấp phép của Chính phủ, yêu cầu thu lại cho Chính phủ và tiến hành khởi tố điều tra.
7.2. Đối với gỗ khai thác không được cấp phép, trái pháp luật và gỗ vẫn ở bãi 1 thì không được phép thu gom hoặc tập kết nữa vì đây là sở hở để lợi dụng khai thác trộm gỗ.
8. Đối với khai thác gỗ làm năng lượng (như: gỗ làm củi, gỗ làm than), gỗ làm hàng rào, gỗ làm cột chống đỡ cho phép chỉ lấy tại vườn thuộc quản lý của nhân dân và rừng thuộc chính quyền bản giao cho nhân dân thông qua việc giao đất, giao rừng hoặc lấy tại khu vực xây dựng hạ tầng mà Chính phủ đã cho phép, đã khảo sát cụ thể và đã đưa vào báo cáo kế hoạch khai thác gỗ hàng năm.
9. Giao Bộ Nông lâm phối hợp với Chính quyền cấp địa phương nghiên cứu và khuyến khích đầu tư vào khai thác gỗ, vận dụng thế mạnh Chính phủ và người tham gia để tổ chức khai thác, thành lập đội khai thác hoạt động chuyên nghiệp, thường xuyên, có kinh nghiệm giữa khai thác và bảo vệ, tu bổ rừng dưới sự quản lý chính quyền địa phương.
10. Giao Bộ Công Thương làm đầu mối, phối hợp với các Bộ ngành liên quan và địa phương sớm hoàn thành việc cải tổ các nhà máy chế biến gỗ, đồng thời chỉ đạo Hiệp hội chế biến gỗ quốc gia, Hiệp hội nội thất Lào kiện toàn quy định, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động nhằm thực hiện chính sách khuyến khích chế biến gỗ trong nước, gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài.
11. Giao Bộ Nông lâm chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các ngành liên quan kiểm tra dọc tuyến biên giới. Theo báo cáo kiểm tra, nếu có các vi phạm về khai thác gỗ trộm, địa điểm khai thác gỗ, tuyến đường vận chuyển gỗ, bãi gỗ, nhà máy cưa xẻ, xưởng chế biến gỗ, các xưởng nội thất, các kho chứa gỗ, các nhà máy sử dụng gỗ làm năng lượng và các cơ sở khác… thì tiến hành điều tra để có biện pháp về dân sự và hình sự. Trong trường hợp nghiêm trọng, lập hồ sơ khởi tố gửi tòa án để xét xử, đồng thời tiến hành kiểm tra việc nhập khẩu, mua bán, tích trữ, và việc sử dụng các thiết bị, máy móc và phương tiện khai thác khi chưa được các cơ quan liên quan cho phép, nếu phát hiện che dấu để sử dụng thì tịch thu và tiến hành khởi tố đối với người vi phạm.
12. Giao Bộ Nông lâm nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính kiện toàn tổ công tác và cán bộ chuyên trách về quản lý rừng và kinh doanh gỗ tại Trung ương và địa phương của mình để phối hợp đồng bộ, thực thi nhiệm vụ nghiêm ngặt, công tâm, thẳng thắn và có năng lực, đồng thời xử lý nghiêm đối với các cá nhân lợi dụng cơ hội cho lợi ích cá nhân.
13. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh, Bộ Nông lâm và Chính quyền địa phương tăng cường canh gác bảo vệ để không xảy ra việc khai thác gỗ trộm tại khu vực rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh quốc gia. Trong trường hợp bắt gặp khai thác gỗ trộm tại khu vực trên phải có biện pháp xử lý nghiêm.
14. Nghiêm cấm các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ và các cửa khẩu khác cho phép hoặc tạo điều kiện cho việc xuất khẩu gỗ và các lâm sản quy định tại điểm 2 và điểm 3 của Chỉ thị này.
15. Giao Bộ Nông lâm nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ ngành liên quan và địa phương chịu trách nhiệm, giám sát, kiểm tra thực thi nghiêm ngặt Chỉ thị này, và định kỳ báo cáo Chính phủ để giải quyết kịp thời các vấn đề xảy ra.
16. Giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Đô Trưởng thủ đô Viêng Chăn, Tỉnh trưởng các tỉnh nghiêm cứu, nắm chắc Chỉ thị này, khẩn trương triển khai hiệu quả theo trách nhiệm của mình. Trường hợp cấp, ngành, địa phương nào vi phạm Chỉ thị này, thì lãnh đạo cấp ngành hoặc địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chính phủ, luật pháp và quy định hiện hành.
17. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các chỉ thị, quyết định, thông báo và văn bản khác kể cả văn bản của Chính quyền cấp địa phương ban hành trước đây trái với chỉ thị này đều bị bãi bỏ./.
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(đã ký và đóng dấu)
Thong-lun Sỉ-sụ-lít |