Bạn có muốn một chiếc ham bơ gơ Big Mac được giao tận nhà trong vòng vài phút? Hay là một chiếc tủ lạnh được giao vào cuối ngày? Trong khi ngành bán lẻ ở Mỹ đang phải đau đầu giải quyết những vấn đề trên thì những công ty thương mại điện tử ở Trung Quốc đã sẵn sàng. Lĩnh vực phục vụ các khách hàng có nhu cầu mua sắm qua mạng đang thúc đẩy nhiều doanh nghiệp lớn. Vũ khí bí mật của họ chỉ là các nhân viên giao nhận hàng bình thường.
Các công ty thương mại điện tử tại Trung Quốc tập trung vào 2 phương thức giao nhận hàng đối lập nhau.
JD.com, một công ty bán hàng qua mạng tương tự Amazon, tuyển dụng hơn 24, 000 người chỉ để đảm nhận việc giao hàng và đang tiếp tục dùng thêm thặng dư vốn hơn 1,8 triệu đô la Mỹ có được sau đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng đầu tiên để thuê thêm nhân viên. Đối thủ của JD là Alibaba, không có hệ thống chuyển phát riêng và đang dựa trên mối quan hệ hợp tác với nhiều công ty phân phối hàng khác. Alibaba cũng đang tiến hành thành nghiên cứu đầu tư một dự án giao nhận trị giá 16 tỷ đô la Mỹ.
Ở phương tây, Amazon đang hết sức cố gắng hoàn thiện khâu cuối cùng trong quá trình bán hàng là giao hàng từ kho đến nhà riêng của khác hàng với chi phí thấp nhất có thể. Sự thất bại của dịch vụ giao nhận hàng Kozmo – dịch vụ chuyên giao nhận nhanh những mặt hàng nhỏ gọn với giá thành thấp thời kỳ bong bóng công nghệ thông tin luôn ám ảnh họ. Khác với Kozmo, khách hàng của JD.com có thể đặt hàng trước 3 giờ chiều ở một số thành phố và nhận hàng trước 12h đêm cùng ngày mà không tốn chi phí vận chuyển.
Lý do cho sự khác biệt này là thương mại điện tử Mỹ phát triển trong môi trường mà nước Mỹ đang ở thời kỳ giàu có và thịnh vượng trong khi tại Trung Quốc việc mua sắm online bùng nổ khi mức sống còn thấp và giá nhân công còn đang rất rẻ. Điều này làm cho khâu giao nhận hàng tận nhà dễ dàng được khắc phục với chi phí thấp. Một nhân viên giao nhận hàng ở Mỹ trung bình một năm được trả khoảng 29,000 đô trong khi một nhân viên như thế tại Trung Quốc làm việc chăm chỉ một năm chỉ kiếm được 8,000 đô. Tất nhiên giá cả của hàng hóa cũng có sự khác biệt. Ví dụ một đôi giày Nike Hyperdune 2014 được bán trên Amazon với giá 118,44 đô nhưng được bán trên Alibaba chỉ với giá 150 đô. Người Mỹ mất 8,95 đô chi phí vận chuyển trong khi ở Trung Quốc người mua chỉ phải trả 1,62 đô.
Các công ty thương mại điện tử tăng tốc đầu tư vào khâu giao hàng đến tận tay cho khách hàng đang làm đảo lộn lĩnh vực giao nhận của Trung Quốc mà theo thống kê của ngân hàng Credit Suisse có 9000 doanh nghiệp đăng ký giấy phép và tuyển dụng hơn 1 triệu người vào cuối năm 2013. Dịch vụ bưu điện đang bị thách thức bởi các công ty địa phương và tư nhân khi 60% các đơn chuyển phát nhanh của thương mại điển tử được giao nhận bởi các công ty này.
Việc này đòi hỏi một hình thức giao hàng phức tạp hơn. Những công ty như Sherpa’s chuyên giao hàng cho những nhà hàng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đã phát triển được nhờ xây dựng hình ảnh đặc biệt của những nhân viên vận chuyển hàng bằng xe đạp (giống như đa số các công ty vận chuyển, nhân viên giao nhận của Sherpa’s đa số đều là đàn ông). Hơn 200 nhân viên giao hàng của công ty này phải có hiểu biết về công nghệ , có khả năng điều động được ngay và có thể thu tiền hộ tại nhà của khách hàng. Đó cũng chính là kiểu nhân viên mà JD.com và các công ty tương tự đang tìm kiếm.
Đối với Trung Quốc thì sự chênh lệch trong nhân khẩu học cũng xảy ra trong ngành giao nhận này. Một nhân viên giao nhận tại thành phố lớn thường là đàn ông trong độ tuổi 20 đến 30. Nhưng nhóm tuổi này có thể suy giảm 30% trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2030. Mức thu nhập của những nhóm thu nhập thấp và người nhập cư, trong đó có nhân viên giao nhận hàng đang tăng nhanh hơn mức thu nhập của những người mua hàng giàu có hơn.
Năng suất và quy mô sẽ làm chậm ảnh hưởng này. Thậm chí cả những công ty thương mại điện tử không điều hành hệ thống vận chuyển riêng cũng quan tâm đến việc giúp đỡ các công ty giao nhận hàng hoạt động hiệu quả hơn. Alibaba đưa ra phần mềm quản lý giao thông và thời tiết cho nhân viên giao nhận làm việc trong ngày Lễ độc thân – lễ hội mua sắm online lớn nhất vào tháng mười một năm 2013. Điều này là đương nhiên vì nếu hàng triệu gói hàng bị giao muộn thì danh tiếng của Alibaba sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn.
Trở nên sáng tạo hơn cũng là một lựa chọn khác. Shipper có thể giao hàng đến những điểm nhận hàng địa phương như cửa hàng tạp hóa hay các kho hàng nằm ngoài các điểm dừng tàu điện ngầm hay các tòa nhà công sở. Nhưng nếu việc giao hàng cách xa nhà của khách hàng thì lợi thế của nó so với các cửa hàng bán lẻ truyền thống lại giảm đi. Việc giao hàng bằng máy bay không người lái sẽ được thực hiện trong tương lai, nhưng là trong tương lai xa.
Khi sự hiệu quả bị giảm sút thì ai sẽ là người chịu gánh nặng khi chi phí vận chuyển tăng? Đó chính là vấn đề lớn mà thương mại điện tử Trung Quốc đang phải đối mặt. Một khi khách hàng đã quen với việc được giao hàng miễn phí thì việc thay đổi ý nghĩ đó sẽ trở nên cực kỳ khó khăn. Sherpa’s tính phí 15 tệ (2,4 đô) cho những món hàng được giao trong khoảng cách 3 km và mức giá đó đã không đổi trong 15 năm qua. Nếu khách hàng không chấp nhận mức giá giao hàng tăng thì những cửa hàng bán lẻ sẽ thu hút họ hơn.
Làm sao để giải quyết được bài toán này là vấn đề của nhiều nhà đầu tư vào các công ty như Alibaba, nơi chỉ có 46 phần trăm lợi nhuận ròng; điều này phản ánh sự thiếu hoàn thiện trong hạ tầng cơ sở của công ty; và tương tự đối với những cổ đông của JD.com, nơi đã phải chịu những khoản lỗ nặng nề để kiểm soát mảng giao nhận của riêng họ. Có lẽ sau này hai xu hướng sẽ kết hợp được với nhau. Những nhà đầu tư vào Alibaba có thể không cảm thấy hạnh phúc nhưng với những người mua sắm online và những nhân viên giao hàng thì đó vẫn là món quà mà họ đang nhận được.