Thương mại điện tử xuyên biên giới
06/09/2014
Để đơn giản hóa thương mại điện tử xuyên biên giới và để bảo vệ người tiêu dùng tham gia, Chỉ thị thương mại điện tử của EU (chỉ thị 2000/31/EG) được thỏa thuận như là cơ sở luật pháp và các tiêu chuẩn tối thiểu cho cộng đồng châu Âu.
Để đơn giản hóa giao dịch, trong Liên minh châu Âu, ở những quan hệ nợ do hợp đồng mang lại, về cơ bản là có sự tự do chọn lựa luật lệ của các phái tham gia. Hợp đồng của người tiêu dùng, một trong những điều ngoại lệ, được quy định là không được phép thông qua việc lựa chọn luật lệ mà vô hiệu hóa việc bảo vệ người tiêu dùng xuát phát từ những quy định bắt buộc của quốc gia mà người tiêu dùng đó đang cư ngụ, nếu khi trước ký kết hợp đồng có chào mời rõ rệt hay một quảng cáo trong quốc gia người tiêu dùng đang cư ngụ và hoạt động.
Trong lãnh vực B2B thường là luật của người bán được thỏa thuận để đơn giản hóa. Việc cùng đưa luật của quốc gia người mua vào sử dụng là phức tạp là vì nếu như thế người bán phải đối phó với 25 luật lệ khác nhau và phần lớn lại được viết bằng tiếng nước ngoài. Thế nhưng nguyên tắc quốc gia xuất xứ cũng không phải là hoàn hảo: Người mua thường không am hiểu luật lệ của nước khác và vì thế không dễ dàng đại diện được cho quyền lợi của mình. Ngoài ra việc hành luật của từng nước thường khác nhau và người bán từ một số quốc gia nhất định hay có nhiều lợi thế hơn so với những người khác.Trên lý thuyết, mỗi nước đều có khả năng thay đổi luật lệ một cách tương ứng để đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia.
Tuy có những mặt bóng tối này, thương mại trong Internet xuyên quốc gia tất nhiên cũng có nhiều ưu thế.Nhiều món hàng chỉ được bán trong một số nước nhất định.Người muốn mua có thể tìm được sản phẩm cần dùng trong Internet với sự giúp đỡ của các máy truy tìm đặc biệt và cũng có thể so sánh giá của những người bán trong các nước khác nhau.Một phần thì không những là giá của từng nhóm sản phẩm khác nhau mà thuế giá trị thặng dư cũng còn khác nhau, do đó mặc dù là tiền gửi hàng cao hơn nhưng việc đặt mua ở nước ngoài có thể mang lại nhiều lợi ích hơn. Trong phạm vi của EU người mua không phải đóng thuế nên phí tổn tổng cộng minh bạch cho người mua.
Nói tóm lại, thương mại điện tử xuyên biên giới mặc dầu bị ghìm lại do còn có điều không chắc chắn trong pháp luật nhưng có tiềm năng phát triển lớn. Một bộ luật thống nhất cho châu Âu quan tâm nhiều hơn nữa đến lợi ích của người tiêu dùng về lâu dài chắc chắn sẽ mang lại thêm nhiều tăng trưởng.
Nguồn :vi.wikipedia.org
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ