Tin tức
Tương lai của thanh toán trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á
17/07/2014

Sự phát triển của kênh thanh toán đã tương xứng với sự phát triển của thương mại điện tử?

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử được dự báo có thể thay thế những cửa hàng truyền thống, nhưng cuối cùng, điều quyết định thành công của thương mại điện tử là chuyển tiền từ khách hàng đến người bán, hay nói một cách khác là thanh toán. Không ai có thể xây dựng một cửa hàng online mà không nghĩ đến việc làm sao để khách hàng trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Thanh toán đã được chọn là một chủ đề trong hội nghi Echelon 2014 với danh sách khách mời tham dự:

  • Danny Crichton (Moderator) – Writer, TechCrunch
  • Elias Ghanem – Co-Founder và CEO, Telr.com
  • Gilberto Arredondo – Chief Commercial Officer, fastacash
  • Paul Leishman – COO, Coda Payments
  • Rahul Shinghal – Country Manager, Southeast Asia, PayPal Asia Pacific


Thị trường đã sẵn sàng ?

Tại sao châu Á không sinh ra những startup thanh toán như Stripe, Square, hay Braintree. (*) Theo Leishman, cấu trúc của Stripe và Square dựa trên hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng, mà điều vẫn chưa phát triển ở châu Á, đặc biệt là những vùng chưa phát triển. Chính vì sự phức tạp của hệ thống tiền tệ ở các nước, vấn đề khu vực địa lý là yếu tố then chốt đối với các starups thanh toán.

Đia phương hóa sản phẩm

Với nhiều ngôn ngữ và loại tiền tệ khác nhau, Đông Nam Á được xem là một thị trường phức tạp. Làm thế nào để có thể phân chia thị trường này là một câu hỏi lớn tiếp theo.

Các khách mời đã nêu một số giải pháp như các công ty thanh toán có thể tìm các đối tác địa phương như các ngân hàng để hợp tác. Ngoài ra, nên khoanh vùng khu vực mà có những thị trường tương đồng nhau, để sau này có thể mở rộng mà không cần phải phục vụ những thị trường quá khác nhau.

Tuy nhiên các công ty thanh toán cần chú trọng vào vấn đề cơ bản: sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường.

Tập trung vào người bán hay người mua ?

Một câu hỏi quan tâm đến việc công ty thanh toán nên chú ý nhiều hơn đến khía cạnh người bán hay người mua. Câu hỏi này nhận được rất nhiều câu trả lời.

Theo Leishman nên tập trung vào khía cạnh người bán và công ty điện thoại (telco), không tập trung quá nhiều vào khách hàng, bởi vì các công ty điện thoại sẽ làm việc này. Ngược lại Shinghal cho rằng, đây là vấn đề con gà và quả trứng, nơi mà có một lượng khách hàng tốt sẽ thu hút được người bán và ngược lại.

Quan trọng nhất vẫn là tìm được người thực hiện có tầm nhìn, chiến lược và đánh giá đúng tầm quan trọng của hệ thống thanh toán.

Thách thức lớn của thanh toán trực tuyến

Việc sử dụng tiền mặt vẫn rất phổ biến ở châu Á, và việc này khiến các giao dịch trở nên phức tạp hơn và dẫn đến lạm phát. Bên cạnh đó, còn cần phải chú ý tới việc ngăn chặn tình trạng giả mạo vì những tiêu cực trong lĩnh vực này đang tăng dần khiến cho khách hàng mất lòng tin vào hệ thống thanh toán.

Thách thức lớn mà lĩnh vực thanh toán phải đối mặt là sự thay đổi chóng mặt của ngành công nghệ. Arrendondo lưu ý rằng các công ty thanh toán cần phải đi trước trong môi trường thay đổi liên tục này, thậm chí là cần đem đến những cải tiến như thanh toán tín dụng trả trước (prepaid credits payments).

Theo e27

Ý kiến bạn đọc