Tin tức
Tiềm năng của Thương mại điện tử Việt Nam
06/07/2014

Đối với thương mại điện tử, số lượng người có khả năng kết nối Internet liên hệ sống còn đến sự phát triển. Giống như một quốc gia cần có dân số mới mộ được lính, mới thu được thuế. Càng nhiều người có khả năng kết nối, khả năng bán được hàng cũng theo đó tăng lên.






Dựa vào số liệu trên của EuroMonitor, chúng ta thấy trong vòng 5 năm ngắn ngủi, số người dùng Internet của Việt Nam đã tăng hơn gấp rưỡi, từ 28 triệu lên 43 triệu (153%). Ước tính đạt trên 40% dân số. Một mức tăng có thể nói là tốt nhất nhì khu vực.
Điều đó có nghĩa là miếng bánh của thị trường TMĐT cũng vì thế mà tăng theo, hệ số tăng này tuyệt đối không nhỏ hơn 153%.
CP là một chỉ số quan trọng trong TMĐT, nó được đo bằng tỉ trọng của TMĐT so với thị trường thương mại truyền thống. Chúng ta hãy cùng nhìn sâu hơn vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến (số liệu này không bao gồm mảng dịch vụ):




Nếu chỉ tính riêng số liệu của Việt Nam, năm 2011, tỉ trọng TMĐT chiếm 0.25% thị trường, đạt 154 triệu USD. Đến cuối 2016, dự kiến tỉ trọng này tăng gần gấp 3 lần, đạt 0.71% với giá trị vốn hoá tăng gấp 6 lần đạt trên 900 triệu USD (tương đương 18,000 tỷ VNĐ).
Con số này hoàn toàn trùng khớp với sự phát triển của xu thế bán lẻ trực tuyến khi Nguyễn Kim đặt kế hoạch doanh số eCommerce năm 2014 là trên 200 tỷ, thegioididong.com là trên 1000 tỷ, FPT Retail là trên 500 tỷ… Bên cạnh đó, sàn TMĐT Sendo.vn vừa tuyên bố sẽ chiếm lĩnh vị trí số 1 trong mảng C2C, hiện tại giao dịch đo qua hệ thống của họ (nếu giữ ở mức hiện tại) trên dưới 500 tỷ trong năm 2014. Chưa kể đến 123mua.vn của VNG đang chuyển mình rất mạnh mẽ với xu hướng vận hành mới và một Project LANA gọn gàng, nhiều sức sống hơn.
Nếu nhìn vào quy mô thị trường, chưa cần đến sự xuất hiện của VinEcom, TMĐT Việt Nam trong năm 2014 vốn dĩ sẽ vô cùng sôi động và sẽ chứng kiến những cuộc “xác lập kỉ lục” ngoạn mục.
Bức tranh thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đầu 2014


Với số lượng người có khả năng kết nối khổng lồ như vậy và còn tăng mạnh đến con số 43 triệu trong năm 2016. Thị trường TMĐT Việt Nam có quyền tự tin với sự đầu tư đúng mực, tiềm năng là vô cùng to lớn.
Rõ là tiềm năng rồi, nhưng nếu kinh doanh thì kinh doanh cái gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta điểm qua số liệu các sản phẩm trên các sàn TMĐT để có câu trả lời chính xác nhất (được cung cấp bởi Vecita)





Như vậy dựa trên số lượng sản phẩm trên các sàn TMĐT và số lượng giao dịch ta thấy hai loại mặt hàng phổ biến nhất vẫn là: Thời trang (Fashion) và Công nghệ (bao gồm điện thoai, điện tử và đồ gia dụng). Hai loại mặt hàng này chiếm trên 80% tỉ trọng listing và dĩ nhiên, trên 50% doanh số.
Số liệu của Euromonitor dự đoán đến cuối 2016, doanh số của ba nhóm ngành hàng chính này tăng trưởng gần như gấp đôi:






Xu hướng Mobile Commerce (mCommerce) Trong khi eCommerce vẫn còn trong giai đoạn dò dẫm từng bước một trong giai đoạn “tiền bùng nổ”, người ta đã nói đến một xu thế tiếp theo của nó: Mobile eCommerce (aka mCommerce). Chúng ta hãy điểm qua một số con số để khẳng định xu thế này.


Như vậy 34% dân số Việt Nam tại thời điểm tháng 1/2014 có khả năng lên Internet bằng thiết bị di động. Như vậy 90% khả năng truy cập Internet của Việt Nam đến từ các thiết bị di đông. Và thời gian online bằng di động chiếm 30% so với tổng thời gian trung bình online bằng Laptop/Desktop.
Trong đó số lượng người sở hữu điện thoại thông minh chiếm khoảng 20% và 60% dùng smartphone để mua sắm (trong khi có đến 95% số người dùng smartphone để tìm kiếm thông tin về sản phẩm).




Kết luận lại, chúng ta nhìn thấy tiềm năng của TMĐT Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ 3 con số từ đây đến cuối 2016. Thị trường sẽ sôi động và còn sôi động hơn nữa với hàng loạt sự đầu tư của những tên tuổi lớn: Cdiscount, Rakuten, VinEcom…
Bên cạnh đó, đối với những start-up, nên tham dự vào những mảng sau để có thể “đi tắt đón đầu” xu thế công nghệ và xu thế TMĐT:
1. TMĐT trên mobile: Rao vặt, bán hàng cũ, sàn trao đổi hàng hoá…
2. Các sản phẩm hỗ trợ TMĐT: thanh toán, giao hàng, giải pháp tích hợp…
3. Các sản phẩm “thông minh” để hiểu xu hướng: Data mining & BI, Social listening, Social ID mining
4. Sản phẩm hỗ trợ người bán: làm website kiểu shopify, phần mềm POS + inventory control…



 

Ý kiến bạn đọc