Tin tức
Trào lưu gọi món trực tuyến: Sẽ "làm mưa làm gió"?
24/07/2015
rên thị trường ẩm thực, mô hình kinh doanh gọi món trực tuyến đang nở rộ trong những năm gần đây chính là cánh cửa cơ hội tiếp cận thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng.

Theo số liệu từ Báo cáo thương mại điện tử 2013 của Bộ Công Thương, dự báo doanh số thương mại điện tử B2C của Việt Nam sẽ tăng trưởng 80% từ 2.2 tỷ USD (2013) đến 4 tỷ USD trong năm 2015. Với tốc độ tăng trưởng vượt bậc này, cho đến nay, thương mại điện tử không chỉ nổi lên như một trào lưu mà còn là xu hướng tất yếu xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam. 

Sự nở rộ của hai mô hình kinh doanh như trang web gọi món (gọi món ăn đến bất cứ nơi nào vào bất kỳ thời gian nào) và đặt chỗ nhà hàng trực tuyến (đặt chỗ trước khi đến nhà hàng thưởng thức) cũng góp phần thay đổi quy trình phân phối hàng hoá và phương thức kinh doanh trên thị trường ẩm thực. Hai loại hình kinh doanh này đều hoạt động trên cơ sở hệ thống trang web có liên kết hợp tác với nhiều nhà hàng trong khu vực và khách hàng có thể sử dụng dịch vụ trực tuyến tùy theo mục đích của mình. 

Ưu điểm chung của hai dịch vụ này là khách hàng có thể tham khảo nhiều lựa chọn từ một trang web duy nhất nhằm tiết kiệm thời gian tìm kiếm, theo dõi ưu đãi của nhà hàng thường xuyên và tiếp cận thêm nhiều lựa chọn ẩm thực mới.

Nghiên cứu tiến hành trên 474 đối tượng người tiêu dùng Mỹ (2011) của Tiến sĩ Sheryl E. Kimes ghi nhận hơn một nửa đối tượng tham gia khảo sát đã từng đặt nhà hàng trực tuyến, 60% trong số này đặt chỗ nhà hàng qua một hệ thống của trang web đặt chỗ trực tuyến thay vì đặt trực tiếp tại trang web của nhà hàng. 

Những đối tượng tham gia phỏng vấn này cũng xem các trang web trực tuyến là công cụ hữu ích để tìm kiếm, tham khảo thông tin và chọn lựa nhà hàng. Tại Việt Nam, trong khi các trang đặt chỗ nhà hàng trực tuyến vẫn còn nhen nhóm tiếp cận thị trường, mô hình trang web gọi món trực tuyến đã bắt đầu nở rộ mạnh mẽ với những cái tên như foodpanda.vn, eat.vn và chonmon.vn.  

Mô hình kinh doanh gọi món trực tuyến

Cũng giống như các mô hình kinh doanh thương mại điện tử khác, giá trị cốt lõi của mô hình kinh doanh này là xây dựng hệ thống kết nối khách hàng và nhà hàng trên một nền tảng trực tuyến nhằm mang đến sự tiện lợi và đa dạng cho hai bên đối tác.  

Ông Salvador Martinez, Giám đốc điều hành foodpanda Việt Nam, Đồng sáng lập và giám đốc điều hành của công ty đặt hàng thức ăn trực tuyến foodpanda chia sẻ “Ý tưởng của mô hình kinh doanh dịch vụ đặt hàng thức ăn trực tuyến được hình thành từ nhu cầu của thị trường. Về phía nhà hàng, trang dịch vụ đặt hàng thức ăn trực tuyến là kênh phân phối và tiếp thị hiệu quả giúp họ tiếp cận khách hàng mới ở một địa bàn rộng lớn hơn đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc bỏ ra một chi phí hợp lý cho đối tác.

Các trang đặt hàng thức ăn trực tuyến sẽ cung cấp cho nhà hàng một hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn, mạng lưới phân phối và công cụ để triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi một cách hiệu quả và kinh tế hơn. Về phía khách hàng, gọi món trực tuyến mang đến cho khách hàng phương thức trải nghiệm ẩm thực tiện lợi, dễ dàng mà vẫn thoả mãn được nhu cầu tìm kiếm sự mới lạ của thực khách”.

Có thể thấy, gọi món trực tuyến chính là cánh cửa dẫn lối các đối tác ẩm thực gia nhập thị trường thương mại điên tử vốn đang làm mưa làm gió trên nhiều lĩnh vực khác như thời trang, điện tử, công nghệ và bán lẻ. 

Trên sân chơi trực tuyến, khách hàng sở hữu một công cụ tương tác trực tiếp với nhà hàng. Họ có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về chất lượng dịch vụ và món ăn trên cùng một nền tảng trực tuyến mà nhà hàng đang kinh doanh. Bên cạnh đó, các thông tin về món ăn, giá cả và chất lượng dịch vụ của nhà hàng cũng được phổ biến rộng rãi với cộng đồng. Điều này tạo cơ hội cho các nhà hàng nâng cao chất lượng dịch vụ và món ăn của mình để “ghi điểm” trong mắt người tiêu dùng.

Mặt khác, sở hữu một lượng lớn cơ sở dữ liệu, các trang gọi món trực tuyến có thể hoàn thành tốt vai trò định hướng thị trường ẩm thực thông qua nguồn cơ sở dữ liệu hữu ích về thói quen và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Điều này sẽ giúp thúc đẩy và hoàn thiện quan hệ cung- cầu trên thị trường ẩm thực.

Cuộc cạnh tranh giữa 2 ông lớn

Cho đến nay, hầu hết các thương hiệu lớn trên thị trường đều đang được sự đầu tư của các đại gia thương mại điện tử như Rocket Internet, VC Corp. 

Rocket Internet là tập đoàn công nghệ sở hữu một đế chế thương mại điện tử hùng mạnh trên thị trường thế giới với nhiều thương hiệu thuộc những lĩnh vực khác nhau. Riêng trên thị trường đặt hàng thức ăn trực tuyến, foodpanda (cùng với hellofood and Delivery Club) là thương hiệu lớn của tập đoàn đã có mặt tại gần 40 nước trên thế giới. foodpanda gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2012.

Ý kiến bạn đọc