Nhờ vào các cửa hàng, các trang web giới thiệu sản phẩm, các hệ thống phân phối rộng rãi,... các nhà kinh doanh mới có thể làm cho sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng một cách nhanh chóng và thúc đẩy doanh thu.
Ngày nay có một hệ thống bán lẻ còn khá mới mẻ, nhưng hiện tại đang thể hiện rất tốt vai trò của mình trước các doanh nghiệp, đó là phân phối sản phẩm qua hệ thống bán lẻ trên mạng.
Web bán lẻ rất tiện dụng cho các nhà sản xuất tự bán hàng của mình đến tay người tiêu dùng qua một e-front (cửa hiệu điện tử chuyên ngành), cũng rất hữu ích cho các nhà chuyên nghiệp phân phối dưới dạng e-store (cửa hàng bách hóa điện tử), và hết sức cần thiết đối với các chợ trực tuyến gọi là e-mall (khu mua sắm điện tử) nơi mà người chủ chợ cũng là chủ nhân của trang web dịch vụ mua bán. Công cụ này đòi hỏi ba yêu cầu gồm uy tín, giản tiện và phổ biến. Uy tín là để hạn chế rủi ro cả về chất lượng lẫn thời gian giao hàng, giản tiện là để mọi người có thể vào ra coi hàng và mua sắm, và phổ biến để có thể thu hút đông đảo người mua kẻ bán.
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, các hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng còn coi website là nơi để họ củng cố và phát triển thương hiệu của mình. “Không chỉ có nhiệm vụ bán hàng, website còn là kênh thông tin trực tiếp nhất giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng”, Jack Brown, chủ tịch hãng nghiên cứu In-Depth Research tại California nói.
Nhưng theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng bán hàng trực tiếp qua Internet của các hãng sản xuất chưa thể đe dọa đến ngành bán lẻ bởi một lý do đơn giản: Chủng loại hàng hóa không thể nào đa dạng và phong phú như tại các siêu thị. Thêm vào đó, nếu muốn bán lẻ trực tiếp đòi hỏi các hãng sản xuất phải có một hệ thống kho bãi, vận chuyển và bán hàng cực khổng lồ.
Các nhà bán lẻ và các thương hiệu hàng tiêu dùng đang ngày càng khuyến khích khách hàng của mình đưa ra các đánh giá về sản phẩm trên website. Việc sử dụng phương pháp này càng nhiều sẽ giúp loại trừ bớt những thông tin ảnh hưởng không tốt đến sản phẩm – điều này có thể được giải thích là những bình luận tiêu cực được nêu ra với tần suất thỉnh thoảng sẽ không gây tổn thương tới doanh số.
Kết quả các cuộc khảo sát năm 2010 đã xác định được vai trò của thông tin đánh giá sản phẩm trong quá trình ra quyết định mua hàng. Khoảng 57% tin tưởng vào thông tin đánh giá sản phẩm, nhưng đây là là nguồn thông tin phụ so với các nguồn thông tin khác. 35% thì cho rằng những bài bình luận sản phẩm có nội dung khá thú vị nhưng lại tỏ ra e ngại về tính xác thực của chúng.
Theo Jeffrey Grau, chuyên gia phân tích của eMarketer, khi đưa ra quyết định mua sắm, khách hàng không chỉ tham khảo thông tin từ gia đình, bạn bè mà còn từ những người không quen biết nhưng có chung sở thích hay có cùng phong cách sống.