4. Sản phẩm có thương hiệu
Không phải lúc nào cũng có thể đoán trước khách hàng tiếp theo đang tìm kiếm cái gì, nhưng nó không có nghĩa là bạn nên đặt tất cả sản phẩm của mình trực tiếp trên trang chủ. Điều bạn cần làm là thu hút nhiều sự chú ý và đưa ra lời chào hàng thú vị. Mẹo này sẽ tạo nên sự khác biệt lớn cho các nhà bán lẻ có một danh sách sản phẩm đa dạng.
Nếu bạn có các mặt hàng đã có thương hiệu để bán, vậy thì hãy trình bày chúng ra mặt tiền. Nó sẽ thu hút sự chú ý rất lớn đặc biệt với những khách hàng lần đầu tiên truy cập trang web của bạn là người không biết chính xác họ đang tìm kiếm gì. Hơn nữa, có rất nhiều nhà bán lẻ lớn là các đơn vị cung cấp “mua hàng theo nhãn hiệu”. Khách hàng có thể tìm thấy thứ họ cần thông qua các kênh chọn lọc và hiệu quả hơn.
5. Giỏ mua hàng, đăng nhập và chức năng tìm kiếm
Đặc điểm của giỏ mua hàng, hộp đăng nhập và chức năng tìm kiếm thường được đặt cạnh nhau trong các trang thương mại điện tử. Một cửa hàng không thể nào không có chức năng giỏ mua hàng. Biểu tượng giỏ mua hàng phổ biến nhất là một cái giỏ đơn giản hoặc có thể chọn cái gì tương tự cho trang của bạn. Nhiều cửa hàng cũng cung cấp cho khách hàng những tài khoản cá nhân mà họ có thể kiểm tra tất cả đơn hàng trước đây và hiện tại.
Bất kỳ khách hàng nào đăng ký cũng có thể chọn đăng nhập cá nhân và mật khẩu để truy cập. Ngoài ra, chủ của những tài khoản như vậy có thể nhận những chiết khấu đặc biệt từ chủ cửa hàng và tham gia nhiều chương trình khuyến mãi.
Nếu bạn mua hàng tại một shop online lớn có nhiều sản phẩm để lựa chọn thì hộp tìm kiếm (search box) phải có. Điều này cũng thích hợp với khách hàng tìm mua một sản phẩm đặc biệt mà họ chỉ cần xác định trang web của bạn có hay không để đặt hàng.
6. Icon cho hệ thống thanh toán
Các trang web thương mại điện tử bán hàng cho nhiều khách hàng từ nhiều nơi trên thế giới và mỗi người thích thanh toán tiền theo cách họ thích. Hơn nữa, cũng có những hạn chế kỹ thuật đối với phương thức thanh toán hoặc lựa chọn thanh toán, và đó là lý do tại sao nên xác định rõ lựa chọn phương thức thanh toán nào từ trước. Ví dụ, một vài website thương mại điện tử không chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế. Số khác thì đòi hỏi địa chỉ thanh toán hóa đơn của khách hàng và địa chỉ giao hàng trong cùng quốc gia.
Cửa hàng trực tuyến thông thường sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, phiếu quà tặng, trả tiền khi giao hàng, Paypal, v..v như là một hệ thống thanh toán chính của họ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy icon thanh toán ở cuối hoặc bên góc phải ở trên trang. Bạn sẽ thấy qua những ví dụ sau, chi tiết thanh toán sẽ được trình bày trên trang chủ một cách dễ nhận diện.
7. Các liên kết đến các trang mạng xã hội
Người ta nói rằng hầu hết 20% việc mua bán trực tuyến được quyết định sau khi lướt qua các trang mạng xã hội. Người ta có xu hướng lấy ý kiến số đông. Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, là nơi tốt nhất, nếu không muốn nói là nhanh nhất, là nguồn thông tin bạn cần liên quan đến mọi vấn đề.
Hơn nữa, các tài khoản trên mạng xã hội mang đến cơ hội tuyệt vời để tự cải thiện các cộng đồng mạng có thể giúp xác định khách hàng tích cực và ảnh hưởng nhất, hoặc tìm khách hàng mới là những người chưa quen với các cửa hàng trực tuyến. Đối với các cửa hàng trực tuyến, đây là kênh tốt để giới thiệu đến khách hàng sản phẩm mới nhất hoặc những chương trình bán hàng đặc biệt nhắm đến những thành viên của Facebook và Twitter. Sau đây bạn có thể tìm thấy những ví dụ thành công của việc sử dụng mạng xã hội.