Công nghiệp chế biến
Gỗ và sản phẩm xuất khẩu quý 1/2014 tiếp tục tăng
06/05/2014

Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên gần 40 quốc gia trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quang, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 3/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 2,4 tỷ USD mặt hàng gỗ và sản phẩm, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,4 tỷ USD, tăng 23,15% và sản phẩm gỗ đạt 974,5 triệu USD, tăng 19%  so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng tháng 3/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 519 triệu USD, tăng 36,8% và sản phẩm gỗ đạt 374,1 triệu USD, tăng 69,3% so với tháng 2/2014.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản là ba thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong quý 1/2014, chiếm 67,5% tổng kim ngạch, trong đó Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 33,6% đạt kim ngạch 484,6 triệu USD, tăng 22,8%, đứng thứ hai là Trung Quốc chiếm 18,2%, kim ngạch đạt 262,5 triệu USD, tăng 41,21% và Nhật Bản chiếm 15,6%, đạt 225,1 triệu USD, tăng 28,93% so với quý I/2013.

Trong ba tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mêhicô và Malaixia tuy kim ngạch chỉ đạt 849,9 nghìn USD và 11,7 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng mạnh nhất là thị trường Mêhicô, tăng 112,55%, kế đến là Malaixia tăng 108,92%.

Nhìn chung, ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 63,1%.

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng 2014

TT

Thị trường

3 tháng

2013

(USD)

3 tháng

2014

(USD)

So

3t/2014

 với

3t/2013

(%)

1

HoaKỳ

394.374.600

484.618.112

22,88

2

Trung Quốc

185.914.895

262.522.918

41,21

3

Nhật Bản

174.630.634

225.157.067

28,93

4

Hàn Quốc

71.640.178

99.592.819

39,02

5

Anh

55.924.711

65.475.406

17,08

6

Đức

33.571.954

31.324.750

-6,69

7

Canada

26.305.462

29.453.629

11,97

8

Pháp

28.215.238

27.533.269

-2,42

9

Oxtrâylia

22.926.081

25.119.118

9,57

10

hongkong

18.252.099

19.791.341

8,43

11

Đài Loan

13.189.243

18.584.338

40,91

12

HàLan

17.627.027

14.918.538

-15,37

13

Malaixia

5.645.309

11.793.934

108,92

14

Italia

11.668.043

9.886.015

-15,27

15

Bỉ

9.422.829

9.515.657

0,99

16

ẤnĐộ

12.116.315

7.967.675

-34,24

17

Thuỵ Điển

9.379.454

7.581.901

-19,16

18

Tây Ban Nha

4.586.581

6.475.411

41,18

19

Đan Mạch

4.427.612

5.729.797

29,41

20

A rập Xêut

3.110.788

5.721.769

83,93

21

Thổ Nhĩ Kỳ

4.327.579

5.718.685

32,15

22

Ba Lan

3.786.088

4.969.245

31,25

23

Xingapo

11.031.301

4.198.420

-61,94

24

Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất

3.415.363

3.876.672

13,51

25

Nga

2.040.332

3.168.306

55,28

26

TháiLan

2.081.121

2.659.322

27,78

27

Nam Phi

1.506.596

1.779.194

18,09

28

Thuỵ Sỹ

1.972.195

1.742.590

-11,64

29

Áo

1.225.725

1.695.843

38,35

30

Nauy

2.957.594

1.519.054

-48,64

31

Hy Lạp

1.358.011

1.419.587

4,53

32

Séc

1.069.616

1.111.656

3,93

33

Phần Lan

1.690.538

1.050.924

-37,83

34

Cămpuchia

2.265.487

883.558

-61

35

Mêhicô

399.863

849.923

112,55

36

Bồ Đào Nha

792.352

775.185

-2,17

37

Hungari

441.015

383.271

-13,09

38

Ucraina

231.855

129.963

-43,95

Sau khi thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT (Hiệp định đối tác tự nguyện và tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng, thương mại gỗ), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu có thể đạt mức trên 1 tỷ USD/năm. Hiện kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU hiện vẫn không lớn. Cụ thể, năm 2010 chỉ đạt khoảng 626,8 triệu USD; năm 2011 giảm xuống chỉ còn 594,1%; năm 2012 cũng chỉ đạt khoảng 634,6 triệu USD và chỉ chiếm khoảng 15% so với tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.

Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU khó đạt mức cao là bởi thị trường này có rất nhiều quy định chặt chẽ về nguồn gốc sản phẩm, cũng như chất lượng. Do đó, để mở rộng đường tiến vào các thị trường lớn như EU, doanh nghiệp phải quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đồng thời phải chấp hành tốt các quy định pháp luật và đảm bảo hồ sơ xuất khẩu hợp lệ cũng như đánh giá cấp chứng chỉ hệ thống quản trị như: ISO, SA, CoC… và phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn cho biết, mục đích của việc đàm phán Hiệp định VPA là để hai bên đạt được một thỏa thuận hợp tác đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp thông qua quy trình cấp phép FLEGT của Việt Nam.

Hiệp định VPA cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU và tăng khả năng thích ứng với yêu cầu thay đổi của thị trường EU. Thông qua việc đàm phán Hiệp định VPA, Việt Nam đã và đang thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong cuộc chiến chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp trên toàn cầu.

Hiệp định VPA/FLEGT là Hiệp định đối tác song phương mang tính pháp lý giữa EU và quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ. Khi tham gia Hiệp định này, các quốc gia đối tác thống nhất chỉ xuất khẩu vào EU gỗ và các sản phẩm gỗ được xác minh hợp pháp.

Việt Nam đã chính thức đàm phán Hiệp định đối tác VPA/FLEGT với EU từ tháng 11/2010. Ba năm qua, hai bên đã nhất trí được nhiều nội dung quan trọng của Hiệp định như: Cấu trúc Hiệp định, khuôn khổ định nghĩa gỗ hợp pháp, hệ thống xác minh và hệ thống cấp phép FLEGT, tổ chức Hiệp định sau khi ký kết.

Ý kiến bạn đọc