Công nghiệp chế biến
Ngành dược nội địa cần chiếm lĩnh thị trường nội địa
06/05/2014

Bình quân giá trị sử dụng thuốc theo đầu người của Việt Nam năm 2008 ước tính khoảng 16,45 USD/người/năm, đến 2013 đã tăng lên 31,18 USD/người/năm. Tổng giá trị sử dụng thuốc của Việt Nam năm 2013 ước tính 2,775 tỷ USD, trong khi giá trị sản xuất thuốc của các doanh nghiệp dược trong nước ước tính đạt 1,3 tỷ USD, mới chỉ đáp ứng được khoảng 46,85%. Vậy cần làm gì để doanh nghiệp ngành dược trong nước chiếm lĩnh được thị trường

Với số dân dự báo sẽ đạt khoảng 100 triệu người vào năm 2019, chi tiêu cho thuốc ngày càng tăng, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến 2015 tăng tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước lên khoảng 70% nhu cầu sử dụng, điều trị. Để thực hiện mục tiêu này, các chính sách liên quan đang và sẽ tiếp tục hướng tới tạo điều kiện cho ngành dược phát triển mạnh hơn. Đây có thể coi là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp dược mở rộng sản xuất, kinh doanh, nhất là khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu, rộng vào các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Ngành dược Việt Nam đã chủ động hội nhập và thực hiện khá thành công khuyến cáo của WHO về “thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP); thực hiện mô hình 5G của hệ thống quản lý chất lượng toàn diện gồm GMP, thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), thực hành nhà thuốc tốt (GPP). Đến nay đã có 117 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, 4 cơ sở sản xuất văc xin đạt GMP, 124 cơ sở đạt GLP, 164 cơ sở đạt GSP...

Công nghệ bào chế thuốc của Việt Nam được coi là đang phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp dược đã có trình độ công nghệ, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý và đầu tư, năng lực tài chính. Các chuyên gia về GMP của WHO, Úc, Nhật Bản… đánh giá Việt Nam đã triển khai GMP nhanh và có chất lượng. Nhiều công ty dược Việt Nam đã nhận được đơn đặt hàng sản xuất nhượng quyền từ các công ty dược nước ngoài hoặc đã có sản phẩm xuất khẩu đến cả thị trường khó tính như EU, chất lượng đạt chuẩn và đảm bảo ổn định.

Sản phẩm thuốc trong nước ngày càng đa dạng như thuốc dung dịch tiêm truyền, kháng sinh, thuốc tiêm bột đông khô, thuốc giải phóng hoạt chất theo chương trình… phủ đủ 27/27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO và sản xuất được khoảng 234/314 hoạt chất theo Danh mục Thuốc thiết yếu Việt Nam.

Tuy nhiên, xét về năng lực cạnh tranh thì nhìn chung doanh nghiệp dược Việt Nam vẫn ở cấp độ chưa cao mới ở mức 2,5-3 theo phân loại của WHO (cao nhất là 4, sản xuất dược nguyên liệu và phát minh thuốc mới), mới chỉ sản xuất được thuốc gốc, xuất khẩu được một số dược phẩm, còn lại vẫn phải nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm chồng chéo nhau ở dạng thuốc thông thường, chưa đầu tư vào các sản phẩm thuốc chuyên dụng. Các loại thuốc như gây mê, gây tê, thuốc giải độc đặc biệt, thuốc chống ung thư và các loại thuốc tác động lên hệ miễn dịch, các loại thuốc tác động lên quá trình đông máu, sản phẩm chẩn đoán… hầu như chưa được sản xuất trong nước.

Công nghiệp dược bao gồm hai mảng có quan hệ mật thiết với nhau là sản xuất hóa dược và bào chế. Mảng hóa dược sản xuất tất cả các loại nguyên liệu cung cấp cho bào chế thuốc như các hoạt chất có tác dụng trị bệnh, các loại tá dược và các loại phụ gia... nhưng lại chưa được chú trọng, quy mô còn nhỏ, sản phẩm còn nghèo nàn. Vì vậy, hơn 90% nguyên liệu cho bào chế thuốc vẫn phải nhập khẩu nên các doanh nghiệp dược Việt Nam còn bị lệ thuộc nhiều vào sự chi phối giá cả của các tập đoàn dược lớn trên thế giới.

Doanh nghiệp dược Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt là phát triển các công thức thuốc mới chưa đáng kể, chỉ khoảng 5% doanh thu. Cho đến nay, mới chỉ có Công ty Mekophar tại TP. Hồ Chí Minh sản xuất được kháng sinh nguyên liệu (Amoxillin và Ampicillin), 06 doanh nghiệp khác đăng ký sản xuất hóa dược. Sản phẩm hóa dược của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu vẫn là tá dược vô cơ, tá dược thông thường giá trị thấp, sản lượng nhỏ.

Muốn tận dụng được cơ hội đang mở ra để phát triển vươn lên, cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, các ông Trần Đức Chính cho rằng:  dược cần chủ động tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực R&D, đẩy mạnh hợp tác liên kết để xâm nhập thị trường quốc tế; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cũng như chất lượng thuốc nội địa… nhằm góp phần thay đổi thói quen cho người kê đơn và người dùng thuốc.

Ở tầm vĩ mô, cần hỗ trợ các doanh nghiệp dược tăng cường khả năng tiếp cận vốn, nhất là các nguồn vốn ưu đãi; khuyến khích đầu tư vào sản xuất hóa dược, sản xuất nguyên liệu làm thuốc, nghiên cứu sản xuất thuốc mới, thuốc có dạng bào chế đặc biệt; tăng cường kinh phí xúc tiến thương mại phát triển sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu thuốc; đầu tư cho lĩnh vực kiểm nghiệm và đánh giá để kiểm tra, thẩm định chất lượng thuốc sản xuất trong nước và công nghệ bao bì tá dược; xây dựng quy hoạch và định hướng phân công trong sản xuất thuốc…

Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 4 tháng năm 2014

Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tăng tháng thứ 2 liên tiếp. Tháng 4/2014 kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm đạt 30,2 triệu USD, tăng 0,8% so với tháng trước đã nâng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2014 của mặt hàng này đạt 112,7 triệu USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Áo, Italia, Thái Lan… trong đó Trung Quốc là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất, 64,0 triệu USD, chiếm 56,7% thị phần, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường có kim ngạch lớn thứ hai sau Trung Quốc là Ấn Độ đạt 20,7 triệu USD, tăng 32,9%; tiếp đến là Tây Ban Nha với 4,49 triệu USD, tăng 63,5% so với cùng kỳ năm trước...

Về tốc độ tăng trưởng, thì nhập khẩu từ thị trường Italy, tuy kim ngạch chỉ đạt 2,3 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng mạnh tới 64,3% trong 4 tháng đầu năm 2014.

Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 4 tháng 2014

TT

Thị trường

Tháng

4/2014

(USD)

4 tháng

/2014

(USD)

So

t4/2014

 với

 t3/2014

 (%)

So

 t4/2014

 với

 t4/2013

 (%)

So

 4t/2014

 với

4t/2013

 (%)

1

Trung Quốc

16.515.015

64.021.031

-11,2

25,9

42,3

2

Ấn Độ

7.176.700

20.667.371

60,9

82,2

32,9

3

Tây Ban Nha

1.121.154

4.486.159

164,0

95,3

63,5

4

Áo

226.000

3.820.000

-78,4

-87,8

-43,1

5

Italia

914.039

2.323.607

47,0

130,8

64,3

6

Thái Lan

306.975

2.029.825

210,5

   

7

Đức

796.122

1.880.757

166,4

260,1

-36,1

8

Pháp

536.837

1.721.134

53,0

7,4

-17,7

9

Singapo

574.631

1.432.467

66,5

   

10

Thụy Sỹ

172.050

1.265.068

-59,9

-80,8

-44,3

11

Hàn Quốc

471.630

1.208.906

74,4

-1,3

-10,5

12

Anh

286.067

1.208.000

8,9

-25,5

20,3

13

Nhật Bản

   

-100,0

-100,0

-100,0

Hiện nay trên thị trường, dược liệu kém chất lượng, không rõ tiêu chuẩn, không được kiểm nghiệm vẫn ngang nhiên được mua bán trên thị trường.

Theo ước tính, cả nước mỗi năm sử dụng gần 90.000 tấn dược liệu, thuộc gần 4.000 loài thực vật, trong đó 90% là nhập khẩu từ Trung Quốc (80 - 85% được nhập qua đường tiểu ngạch). Vì vậy, tất cả các công ty, cơ sở kinh doanh và sản xuất dược liệu của nước ta đều phụ thuộc vào thị trường dược liệu Trung Quốc. Vì Trung Quốc có nguồn dược liệu đa dạng, nền đông y lâu đời, quy hoạch hợp lý, có nhiều vùng đất rộng lớn với từng loại dược liệu khác nhau, đầu tư chiều sâu hoàn thiện từ quy trình trồng trọt, đến cải tạo giống, chế biến sau quy hoạch, nhất là có sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ và giá thành rất hợp lý.

Trước sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của ngành thuốc đông dược - đã kéo theo sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường về giá thành sản phẩm. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại nhập những nguyên liệu không rõ nguồn gốc, trôi nổi, không đảm bảo chất lượng trên thị trường. Đại diện Hội Đông y Việt Nam cho biết, mỗi năm ngành y tế phát hiện hàng trăm loại đông dược, thuốc y học cổ truyền không chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, số đăng ký, đủ cho thấy đông dược đang bị thả nổi.

Thực tế, đối với các sản phẩm đông dược, nguồn dược liệu chính là yếu tố quyết định chất lượng của thuốc

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược khi được hỏi về nguồn gốc nguồn dược liệu đều từ chối trả lời, thế nhưng, họ lại luôn khẳng định sản phẩm của mình sản xuất ra đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Y tế (?!). Tuy vậy, Theo Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ hơn 50.000 tấn dược liệu và hơn 10.000 sản phẩm đông dược lưu hành. Tuy nhiên, đợt kiểm tra mới đây cho thấy, chỉ có 9 mặt hàng có số đăng ký, còn lại là hàng nhập lậu không có số đăng ký.

Cơ quan quản lý cũng thừa nhận chưa quản lý được nguồn gốc nguyên liệu, thành phẩm cũng như quy trình sản xuất của các cơ sở y học cổ truyền. Trên thực tế, các cơ sở sản xuất ra thuốc tự mang đi kiểm nghiệm và công bố chỉ tiêu chất lượng, cơ quan quản lý chỉ hậu kiểm. Nhưng không ít cơ sở chẳng cần kiểm nghiệm.

Có một nghịch lý là, trong khi chúng ta đang phải nhập khẩu 90% nguồn dược liệu từ Trung Quốc, trong đó có đến 60% là nguồn dược liệu kém chất lượng thì thương lái Trung Quốc vào Việt Nam lùng mua dược liệu tươi, quý hiếm. Nhiều doanh nghiệp trồng dược liệu ở tỉnh Hà Giang cho biết, họ chủ yếu bán dược liệu cho các thương lái Trung Quốc, còn bán trong nước không dễ chút nào bởi doanh nghiệp chê đắt.

Đến bao giờ Việt Nam mới có nguồn dược liệu sạch tại chỗ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân - vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Việt Nam luôn được xem là nơi có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú với khoảng 4.000 thực vật được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế, gần 90% dược liệu đang được kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam đều phải nhập khẩu.

Ý kiến bạn đọc