Công nghiệp chế biến
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ tăng 11,63%
07/05/2014

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2014, cả nước đã thu được 162,8 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm gốm sứ, tăng 11,63% so với cùng năm 2013. Tính riêng tháng 4/2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 43,4 triệu USD, tăng 0,4% so với tháng liền kề trước đó.

Các thị trường chính nhập khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam là Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Anh, Cămpuchia, Malaixia… trong đó Nhật Bản chiếm thị phần lớn 17,3%, đạt 28,3 triệu USD, tăng 16,98% so với 4 tháng 2013. Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan, đạt 20,7 triệu USD, tăng 14,26% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam có thêm các thị trường Philippines đạt 3,3 triệu USD; Lào trên 2 triệu USD; Singapore 1,3 triệu USD; Hồng Kông 394 nghìn USD và Ấn Độ 237,1 nghìn USD.

Nhìn chung, xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang các thị trường trong 4 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng về kim ngạch, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 70%, trong đó xuất khẩu sang thị trường Italia có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 151,78%, kim ngạch đạt 2,4 triệu USD.

Các chủng loại gốm, sứ xuất khẩu chính là các loại tấm lát đường và vật liệu lát, gạch lát tường hoặc lát nền, lòng lò sưởi bằng gốm, sứ không tráng men, tiếp đến là gạch lát nền, ốp tường và lát nền, lòng lò sưởi bằng gốm, sứ đã tráng men và bồn rửa, chậu giặt, bệ chậu giặt, bồn tắm, chậu vệ sinh dành cho phụ nữ, bệ xí bệt, bình xối nước, bệ đi tiểu nam.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm, sứ sang các thị trường 4 tháng năm 2014

TT

Thị trường

4 tháng

/2013

4 tháng

/2014

So

4t/2014

 với

4t/2013

(%)

 

Tổng KN

145.887.180

162.849.884

11,63

1

Nhật Bản

24.197.493

28.306.749

16,98

2

Đài Loan

18.187.433

20.780.305

14,26

3

Hoa Kỳ

17.532.130

20.349.374

16,07

4

Thái Lan

9.319.910

11.145.604

19,59

5

Anh

5.876.536

7.014.796

19,37

6

Campuchia

5.978.940

7.401.529

23,79 

7

Malaixia

5.732.987

6.772.038

18,12 

8

Hàn Quốc

5.008.446

6.008.316

19,96

9

Đức

8.595.345

5.953.817

-30,73

10

Oxtrâylia

3.230.712

3.575.750

10,68

11

Italia

980.541

2.468.844

151,78

12

Pháp

2.345.513

2.457.415

4,77

13

Hà Lan

1.251.806

2.020.530

61,41

14

Canada

1.925.892

1.754.719

-8,89

15

Bỉ

2.748.966

1.747.904

-36,42

16

Nga

1.072.186

1.655.966

54,45

17

Indonesia

2.601.148

1.621.756

-37,65 

18

Đan Mạch

1.500.723

1.549.370

3,24

19

Thụy Sỹ

1.308.824

1.294.369

-1,1

20

Thuỵ Điển

748.371

885.618

18,34

21

Tây Ban Nha

799.669

826.320

3,33

22

Trung Quốc

1.313.749

587.271

-55,3

Là một trong những nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam, hiện nay nhiều làng nghề gốm vẫn được duy trì, tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động nông thôn.

Tuy nhiên, do phát triển thiếu định hướng, thiết kế mẫu mã chưa theo kịp với thị hiếu người tiêu dùng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế… khiến nghề gốm sứ ở Việt Nam chưa đạt được những kết quả như mong đợi.

Tại Làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm hiện đang sản xuất khoảng 300 chủng loại sản phẩm gốm các loại, tiêu thụ rộng rãi trong nước và một phần xuất khẩu. Hàng nghìn hộ dân trong xã có cuộc sống sung túc, trong đó, hàng chục hộ gia đình đã thành lập các công ty, doanh nghiệp làm ăn lớn cùng hàng trăm các cơ sở sản xuất nhỏ. Từ lâu, người dân Bát Tràng đã thoát ly hoàn toàn khỏi nông nghiệp, chuyên tâm vào phát triển làng nghề. Tuy nhiên, cũng có nhiều làng gốm đang phải đối mặt với không ít thách thức.

Giám đốc Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu (Hải Dương) thừa nhận phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, nhưng các làng nghề sản xuất gốm hiện nay vẫn theo quy mô hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mẫu mã chậm cải tiến, công nghệ lạc hậu. Với làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) hiện có 100 hộ tham gia sản xuất thu hút khoảng 1.000 lao động. Tuy nhiên, thị trường gốm Bàu Trúc mới chỉ mở ở 16 tỉnh, thành phố trong nước và chưa có sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm của gốm Bàu Trúc mẫu mã còn đơn điệu, sản phẩm bán được nhờ giá rẻ và tính độc đáo nhưng chưa xây dựng được thương hiệu. Chưa kể đa số lao động làm việc theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo về kỹ thuật thiết kế sản phẩm và tiếp cận các xu hướng thẩm mỹ mới do vậy làng nghề đứng trước nhiều thách thức. Còn theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Gạch, gốm Vĩnh Long, ở Vĩnh Long, ngành hàng này bắt đầu trì trệ từ năm 2008 khiến không ít đơn vị lâm vào tình cảnh phá sản hoặc giải thể. Hiện nay, số còn hoạt động cũng chưa tới 40% các đơn vị trong tỉnh. Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ giảm sút, giá nguyên nhiên liệu tăng cao.

Tại hội nghị khách hàng các sản phẩm gốm, sứ do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức tại Hải Dương mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển nghề gốm không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế, việc làm và an sinh xã hội mà sâu xa là bảo tồn văn hóa dân tộc. Do đó, các trở ngại lớn đối với làng nghề hiện nay về tính cạnh tranh, mẫu mã, giá cả, thương hiệu, sản xuất, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường rất cần được quan tâm, tháo gỡ. Đơn giản như với khâu nguyên liệu. Đất làm gốm khác nhau tạo ra màu sắc và sự khác biệt phong cách riêng giữa các dòng gốm. Do đó, nhiều ý kiến đề xuất Nhà nước cần có quy hoạch để bảo vệ các vùng nguyên liệu của nghề gốm.

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng các làng nghề cần tập trung rà soát các sản phẩm, xác định các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên cơ sở đó tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng. Ngoài ra, việc đào tạo, truyền dạy nghề đang trở nên cấp thiết rất cần có chiến lược lâu dài đặc biệt là với các nghề truyền thống.

Theo Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT); Việt Nam có nhiều vùng chuyên sản xuất gốm, sứ có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như gốm: Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội), Luy Lâu (Bắc Ninh), Bàu Trúc (Ninh Thuận)… Ở mỗi làng nghề lại có đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tay nghề cao và tâm huyết với nghề; có nguồn nguyên liệu phù hợp. Hiện nay, nghề gốm ở nhiều địa phương có tốc độ phát triển tốt đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động.

Ý kiến bạn đọc