Công nghiệp chế biến
Xuất khẩu va li, túi xách, ô dù tăng trưởng trở lại
13/11/2014
 Trong tháng 9 xuất khẩu sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với tháng 8, nhưng xuất sang 2 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản bị sụt giảm, do đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 9 chỉ tăng nhẹ 0,97%; trong đó xuất sang Hoa Kỳ giảm 13,66% so với tháng 8, chỉ đạt 85,49 triệu USD; xuất sang Nhật Bản giảm 15,25%, đạt 19,61 triệu USD. Đáng chú ý là trong tháng 9 xuất khẩu sang một số thị trường nhỏ lại tăng cao so với tháng trước đó như: xuất sang Singapore tăng tới 219,57%, đạt 1,65 triệu USD; xuất sang Hồng Kông tăng 153,24%, đạt 7,54 triệu USD; Thụy Sĩ tăng 112,33%, đạt 0,67 triệu USD; Anh tăng 91,5%, đạt 4,46 triệu USD; Malaysia tăng 96,58%, đạt 0,61 triệu USD; Nga tăng75,37%, đạt 2,28 triệu USD.

Nhìn chung trong cả 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu va li, túi xách, ô dù sang tất cả các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (ngoại trừ 2 thị trường bị sụt giảm kim ngạch đó là Na Uy và Thụy Sĩ, với mức giảm tương ứng 16,97% và 8,05%). Thị trường tiêu thụ nhiều nhất nhóm sản phẩm này của Việt Nam là Hoa Kỳ tăng 32,74%, đạt 804,78 triệu USD trong 9 tháng, chiếm 42,56% tổng kim ngạch; tiếp đến Nhật Bản 208,19 triệu USD, chiếm 11,01%, tăng 24,06%; Hà Lan 121,94 triệu USD, chiếm 6,45%, tăng 182,31%; Đức 102 triệu USD, chiếm 5,39%, tăng 5,55%.

Các thị trường đạt mức tăng mạnh trên 100% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái gồm có: Hà Lan (tăng 182,31%, đạt 121,94 triệu USD), Trung Quốc (tăng 123,2%, đạt 75,59 triệu USD), Hồng Kông (tăng 111,3%, đạt 39,72 triệu USD), Tiểu vương quốc Ả Rập Xê Út (tăng 223,6%, đạt 20,95 triệu USD). 

Xuất khẩu sang Lào tăng nhẹ

Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Lào đạt 330,31 triệu USD, tăng 7,73% so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép các loại dầu dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Lào, thu về 63,92 triệu USD, giảm 17,87% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 20% tổng trị giá xuất khẩu. Xăng dầu các loại đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xuất khẩu, trị giá 55,79 triệu USD, giảm 16,06% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 17% tổng trị giá xuất khẩu. Đứng thứ ba là phương tiện vận tải và phụ tùng, trị giá 38,85 triệu USD, tăng 53,09%. Ba mặt hàng trên chiếm 48% tổng trị giá xuất khẩu.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, một số mặt hàng có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Lào: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 43,36%; sản phẩm từ sắt thép tăng 22,36%; than đá tăng 50,91%; hàng dệt may tăng 32,38%; hàng rau quả tăng 30,31% tăng so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Dây điện và dây cáp điện giảm 57,55%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 20,51%.

Mới đây, trong dự thảo chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Lào, Bộ Công Thương định hướng xây dựng là phát triển xuất khẩu sang Lào theo mô hình tăng trưởng bền vững, hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng.

Theo đó, cần có lộ trình giảm dần xuất khẩu nhiên liệu (xăng dầu), khoáng sản thô (chủ yếu là than đá), đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu.

Ý kiến bạn đọc