Nhìn chung, các mặt hàng trên đều có sự tăng trưởng tốt: kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 106,5 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái; Hạt tiêu đạt 82,16 triệu USD, tăng 62%; Xơ, sợi dệt các loại đạt 64,28 triệu USD, tăng 9%; Kim loại thường khác và sản phẩm đạt 35,44 triệu USD, tăng 37%. Đặc biệt, trong khi 6 tháng đầu năm 2013 không ghi nhận số liệu xuất khẩu nhưng mặt hàng Clanke và xi-măng lại đứng thứ hai trong tổng số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta sang khu vực Nam Á 6 tháng đầu năm 2014 với kim ngạch đạt 202,88 triệu USD, chiếm 12,51% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, chủ yếu sang 2 thị trường Băng-la-đét và Xri Lan-ca.
Tuy không giữ được kim ngạch cao đột biến như trong nửa đầu năm 2013, mặt hàng điện thoại di động và linh kiện vẫn duy trì vị trí đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nam Á 6 tháng đầu năm 2014.
Ấn Độ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Bên cạnh các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang khu vực, các mặt hàng khác của ta cũng đang thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường các nước Nam Á như hàng thủy sản, hạt tiêu, quần áo trẻ em,… Tuy kim ngạch chưa cao, song những mặt hàng này lại duy trì và giữ mức tăng trưởng tốt, chủ yếu do nhu cầu và thu nhập của người dân bản địa ngày càng tăng. Bên cạnh đó, đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của Việt
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tại khu vực Nam Á, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ đạt mức 5,4%; các nước Pakistan, Afghanistan có tốc độ tăng trưởng đạt mức trung bình là 3,1 và 3,2%. Đáng lưu ý là Xri Lan-ca với mức tăng trưởng GDP dự đoán trong năm 2014 này sẽ đạt mức khá cao là 7,3%. Đây là tiền đề, hứa hẹn những tăng trưởng khả quan trong quan hệ thương mại giữa Việt
Lê Thu Quỳnh
Vụ thị trường Châu Phi Tây Nam Á