Nông, lâm thủy sản
Nông sản Việt: Loay hoay xác định vị thế
05/09/2016

Là nước nông nghiệp với hàng chục mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ USD song, với không ít những yếu kém nội tại mãi không khắc phục được. Câu hỏi bao giờ nông sản Việt tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường thế giới vẫn chưa có lời giải.

Vẫn xuất thô là chính

Nói tới xuất khẩuhàng thô, cà phê có lẽ được xếp là một trong những mặt hàng đứng “đầu bảng” khi có tới khoảng 95% lượng hàng hóa được xuất đi dưới dạng này. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam đánh giá: Mặc dù tính riêng trong 7 tháng đầu năm nay, lượng cà phê xuất khẩuđi có tăng so với cùng kỳ năm trước, song cà phê xuất khẩuđi phần lớn là cà phê nhân, còn dạng cà phê chế biến sâu vẫn chỉ “dậm chân” ở mức trên dưới 5-6%.

“Bán một kg cà phê nhân chỉ được khoảng 2 USD, trong khi 1 kg cà phê hòa tan có thể được bán với mức giá 10 USD. Dễ thấy, giá trị gia tăng chủ yếu được tạo ra từ khu vực cà phê chế biến sâu nhưng do nhiều yếu tố, điển hình như thiếu vốn, chưa tạo dựng được thị trường mà các DN Việt vẫn chưa đẩy mạnh được. Đơn cử như để xây dựng một hệ thống chế biến cà phê với công suất thiết kế 3.000 tấn/năm, số tiền phải bỏ ra lên tới 30 triệu USD. Đây là số tiền lớn mà không phải DN nào cũng có thể xoay xở”, ông Hải phân tích.

Chè cũng là một trong những mặt hàng "có sao xuất khẩuvậy" khi nhiều năm liền có tới khoảng 90% xuất khẩudưới dạng thô. Việt Nam là nước XK chè lớn thứ 5 trên thế giới (sau Kenya, SriLanka, Trung Quốc, Ấn Độ), với những sản phẩm xuất khẩuchủ yếu là chè đen, chè xanh, chè ô long, chè nhài,… Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, chè Việt Nam đang có giá xuất khẩuthấp nhất, chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới.

Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập tới mặt hàng cao su. Nhiều năm trước, cao su từng được coi là thứ “vàng trắng” đem lại giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giá cao su liên tiếp rơi vào cảnh èo uột khiến không ít DN cũng như người trồng cao su chật vật. Theo GS.TS Nguyễn Việt Bắc, Viện Hóa học Vật liệu: Hiện, mỗi năm Việt Nam sản xuất gần 1 triệu tấn cao su tự nhiên, XK đứng thứ 3 thế giới nhưng chủ yếu là xuất khẩuở dạng thô. Bên cạnh xu thế chung là nhu cầu thị trường thế giới giảm sút, chủ yếu xuất khẩuhàng thô, giá trị gia tăng thấp chính là một trong những yếu tố khiến ngành cao su ngày một lao đao.

Báo động về chất lượng

Ngoài việc chủ yếu xuất khẩuhàng thô, giá trị thấp, “câu chuyện” buồn của hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩuchủ lực của Việt Nam còn là chất lượng yếu kém, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu khắt khe của nhiều thị trường, nhất là các thị trường “khó tính”.

Về vấn đề này, hạt tiêu là mặt hàng phải “điểm danh” đầu tiên. Suốt hơn 10 năm qua, Việt Nam đều giữ vững vị thế là quốc gia xuất khẩutiêu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, các DN xuất khẩulại thường rơi vào cảnh thấp thỏm sợ hàng xuất khẩuđi bị trả về. Trên thực tế, ngay đầu năm nay, tiêu đen của Việt Nam đã bị Bộ Y tế Tây Ban Nha cảnh báo phát hiện có hàm lượng chất diệt nấm Carbendazim vượt quá giới hạn.

Trước đó, vào đầu năm 2015, hạt tiêu Việt Nam xuất đi cũng gặp vấn đề chất lượng và bị trả về khá nhiều. Tại thời điểm đó, bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết: Nguyên nhân dự đoán cũng là bởi trong quá trình thu hoạch và trữ tiêu, nông dân đã sử dụng chất Carbendazim để trữ tiêu và trừ nấm. Ngoài ra, tiêu được thu mua qua hệ thống thương lái từ các hộ nhỏ dẫn tới tình trạng tiêu sạch và tiêu bẩn trộn lẫn nhau rồi đem bán cho các DN xuất khẩukhiến chất lượng tiêu không đảm bảo.

Trên thực tế, hạt tiêu bị cảnh báo tại thị trường này có thể bị thị trường khác “tẩy chay”, thậm chí các đối thủ của Việt Nam có thể lợi dụng tình hình không tốt để làm ảnh hưởng uy tín ngành hồ tiêu nói chung. Theo VPA, nỗi khổ của các DN xuất khẩuhạt tiêu là rất khó tìm được tiêu sạch bởi 90% sản phẩm là từ nông hộ nhỏ, được sản xuất rời rạc, canh tác theo chủ quan.

Tương tự ngành tiêu, ngành chè bao năm nay cũng rơi vào cảnh rối ren vì sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Đài Loan (Trung Quốc) là một trong những thị trường xuất khẩuquen thuộc của chè Việt. Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT: Từ năm 2015 đến nay, thị trường này đã cảnh báo hơn 30 lô hàng chè Việt Nam tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân các lô hàng chè vi phạm được chỉ ra là do các cơ sở chế biến, thu mua nguyên liệu chè chưa giám sát tốt nguồn gốc, chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, người trồng chè, trồng nguyên liệu ướp chè (hoa nhài) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa bảo đảm bảo đúng và thời gian cách ly…

Xung quanh vấn đề này, đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: Trong sản xuất chè, nông dân trực tiếp canh tác là người phun thuốc bảo vệ thực vật. Đa số nông dân sản xuất chè đảm bảo thời gian cách ly khá tốt khi phun thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% nông dân sử dụng thuốc không đảm bảo thời gian cách ly. Động thái đó, cùng với tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn quy định, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng trên chè chính là nguyên nhân mấu chốt khiến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm chè cao như hiện nay.

Gian nan thị trường

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Với nền tảng hiện tại, các mặt hàng nông sản xuất khẩucủa Việt Nam rõ ràng chưa tự tin để cạnh tranh và vững vàng hội nhập. Thực tế, hầu hết mặt hàng đều đang ít nhiều gặp khó trong vấn đề thị trường. Đối với mặt hàng gạo, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết: Mấy năm gần đây, thị trường xuất khẩugạo của Việt Nam đang có chiều hướng thụt lùi. Minh chứng là, tại thị trường Mỹ, năm 2014 Việt Nam xuất khẩuđạt 70 nghìn tấn thì Thái Lan xuất khẩuđược 400 nghìn tấn.

Tuy nhiên, bước sang năm 2015, trong khi gạo Thái Lan vào Mỹ vượt năm trước thì gạo Việt theo hướng ngược lại, chỉ còn xuất khẩuđược 44 nghìn tấn. Tại thị trường EU, gạo Việt Nam xuất khẩucũng giảm từ 20 nghìn tấn năm 2014 xuống còn 18 nghìn tấn năm 2015. Dự kiến, xuất khẩugạo vào EU sẽ giảm nữa khi Hiệp định Thương mại Việt Nam-EU bắt đầu có hiệu lực năm 2017. “Tại thị trường Nhật Bản, tình hình cũng không mấy khả quan khi suốt từ cuối năm 2013 đến nay, không có hạt gạo nào của Việt Nam được xuất vào thị trường này”, ông Năng buồn rầu nói.

Không phải mặt hàng nổi bật điển hình, xuất khẩuxếp trong “top” đầu thế giới như gạo, hồ tiêu… tuy nhiên, sắn cũng là mặt hàng đóng góp hàng tỷ USD mỗi năm. Hiện nay, xuất khẩusắn cũng không thoát khỏi gặp khó về thị trường. Điểm yếu của ngành sắn là quá phụ thuộc một số thị trường chủ lực như Trung Quốc hay Hàn Quốc, dẫn tới tình trạng thị trường chỉ cần biến động nhẹ cũng đủ để cả ngành lao đao.

Theo ông Nghiêm Minh Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam: Trung Quốc là thị trường xuất khẩutinh bột sắn chủ yếu của Việt Nam, chiếm 85% thị phần. Còn đối với sắn lát, thị trường chủ lực là Hàn Quốc. Nửa đầu năm nay, phía Trung Quốc tập trung nhập khẩu hàng từ Thái Lan mà “quay lưng” với sản phẩm của Việt Nam. Phía Trung Quốc đưa ra lý do hạn chế nhập khẩu bởi chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu. Tại thị trường Hàn Quốc thậm chí tình trạng còn ảm đảm hơn khi suốt nửa đầu năm nay, Hàn Quốc dừng nhập khẩu sắn của Việt Nam vì cho rằng sắn nhiễm chì.

Trên thực tế, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hội nhập sâu, cơ hội cho ngành nông nghiệp nói chung, cho xuất khẩunông sản nói riêng không hề nhỏ. Tuy nhiên, nhìn sâu vào “bức tranh” xuất khẩunông sản hiện nay, muốn tận dụng cơ hội mở ra, nhanh chóng cải thiện những điểm yếu căn cơ, cố hữu là việc không thể chần chừ. Trong đó, điều quan trọng hướng đến là phải xây dựng và bảo vệ thành công thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời không ngừng thúc đẩy củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩugiàu tiềm năng.

Nguồn Hải quan

Ý kiến bạn đọc