Nông, lâm thủy sản
Pakistan tiếp tục là thị trường số 1 của chè Việt Nam
25/06/2014

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường trong 5 tháng đầu năm 2014 đạt 44,3 nghìn tấn chè, trị giá 70,33 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Pakistan vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè của Việt Nam, với lượng nhập 7,3 nghìn tấn, trị giá 16,1 triệu USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 46,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm 30% tổng trị giá xuất khẩu. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè xanh BT sang thị trường Pakistan, qua cảng Sài Gòn khu vực IV, CNF).

Giá chè xuất khẩu sang thị trường Pakistan trong xu hướng tăng trong 5 tháng đầu năm 2014. Mặt hàng chè chè xanh BT giá quay đầu giảm trong tháng 5/2014, giá trung bình ở mức 2.002 USD/tấn, giảm 380 USD/tấn so với tháng trước và giảm 436 USD/tấn so với tháng 5/2013. Mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 2 là chè xanh PF1 giá tiếp tục tăng, giá tháng 5/2014 ở mức 1.885 USD/tấn, tăng 85 USD/tấn so với tháng trước và tăng 572 USD/tấn so với tháng 5/2013. Mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 3 là chè xanh BP1 giá  tăng trở lại, giá tháng 5/2014 ở mức 1.739 USD/tấn, tăng 79 USD/tấn so với tháng trước và tăng 315 USD/tấn so với tháng 5/2013.

Đài Loan đã vượt qua thị trường Nga vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xuất khẩu chè của Việt Nam, với 7,8 nghìn tấn chè, trị giá 10,4 triệu USD, giảm 0,3% về lượng và giảm 4,1% về trị giá. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen OPA sang Đài Loan qua Cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh, CFR).

Đứng thứ ba là thị trường Nga, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 4,9 nghìn tấn chè, trị giá 8,1 triệu USD, tăng 1,8% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Ba thị trường xuất khẩu trên chiếm 50% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014.

Trong 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu chè sang một số thị trường có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước: Trung Quốc tăng 13,7% về lượng và tăng 5,4% về trị giá; xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 13,7% về lượng và tăng 5,4% về trị giá; xuất sang Ả Rập Xê Út tăng 23,4% về lượng và tăng 28,0% về trị giá.

Những thị trường có sự sụt giảm xuất khẩu gồm: Philippin giảm 5,8% về lượng và giảm 5,9% về trị giá; xuất sang Ấn Độ giảm 16,2% về lượng và giảm 24,6% về trị giá; xuất sang Ba Lan giảm 27,8% về lượng và giảm 18,2% về trị giá; … trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Indonêsia giảm 57,8% về lượng và giảm 54,0% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Dù được xếp trong top 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, nhưng xét về giá trị, do hơn 90% lượng chè vẫn xuất khẩu thô ở dạng chè rời; ít doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia tăng giá trị cho sản phẩm, nên tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng chè vẫn chưa đạt kết quả cao.

Thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2014

TT

Nước

5 tháng

/2013

5 tháng

/2014

So

5t/2014

với

5t/2013

(%)

Lượng

 (tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

 (tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

Trị giá

1

Pakistan

6.042

10.963.485

7.336

16.099.578

21,4

46,9

2

Đài Loan

7.808

10.840.810

7.783

10.400.270

-0,3

-4,1

3

Nga

4.770

7.584.674

4.855

8.063.640

1,8

6,3

4

Trung Quốc

4.248

6.195.328

4.831

6.530.400

13,7

5,4

5

Hoa Kỳ

3.535

3.927.243

3.826

4.391.786

8,2

11,8

6

Indonêsia

5.760

5.673.028

2.432

2.611.942

-57,8

-54,0

7

Ảrập xêút

659

1.607.861

813

2.057.264

23,4

28,0

8

Ba Lan

1.643

1.882.302

1.186

1.540.433

-27,8

-18,2

9

Côoét

 

 

810

1.511.351

 

 

10

Malaysia

 

 

1.416

1.282.841

 

 

11

UAE

1.180

2.430.885

613

1.150.598

-48,1

-52,7

12

Đức

1.147

1.868.769

834

1.147.691

-27,3

-38,6

13

Philippin

277

728.537

261

685.904

-5,8

-5,9

14

Thổ Nhĩ Kỳ

 

 

319

675.013

 

 

15

Ấn Độ

708

849.968

593

641.075

-16,2

-24,6

16

Ucraina

 

 

396

587.335

 

 

Để ngành chè phát triển bền vững

Hiện ngành chè quy mô sản xuất nhỏ, bình quân khoảng 0,2 ha/hộ nên rất khó tiếp cận các thiết bị kỹ thuật mới và chứng nhận chè an toàn. Nhiều cơ sở chế biến được cấp giấy phép xây dựng, nhưng không có vùng nguyên liệu; trình độ tay nghề chế biến thấp, chất lượng chè không cao.

Một trong những điểm yếu của ngành chè Việt còn là cơ cấu sản phẩm chè chủ yếu là chè đen. Thêm vào đó, việc các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu chè càng khiến chè của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này dẫn tới giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp, giá trị gia tăng rất hạn chế.

Để phát triển bền vững, ngành chè Việt cần thành lập Ban điều phối dựa trên mô hình Ban điều phối ngành cà phê. Bên cạnh đó, các nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế (nhà máy xếp loại C) phải được cảnh báo, được tập huấn để nâng cấp lên loại A, B. Nếu các nhà máy này không đạt được loại A, B trong một thời gian nhất định thì nên bị đóng cửa. Giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là ngành chè cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, phát triển các giống chè mới năng suất, chất lượng cao thay thế các giống chè cũ; đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị trong sản xuất chè.

Ý kiến bạn đọc