Nông, lâm thủy sản
Gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
17/06/2014

Liên tục từ tháng 3/2014, lượng gạo xuất khẩu luôn đạt trên 600 nghìn tấn/tháng, nhưng giá xuất khẩu trung bình giảm.

Lượng gạo xuất khẩu tháng 5/2014 đạt 672 nghìn tấn với kim ngạch 295,5 triệu USD, tăng 3% về lượng và 1% về giá so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2014, gạo xuất khẩu đạt 2,72 triệu tấn với kim ngạch 1,23 tỷ USD, giảm 7% về lượng và 5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Giá gạo xuất khẩu trung bình tháng 5/2014 ở mức 440 USD/tấn, giảm 7 USD/tấn so với tháng trước và giảm 4,5 USD/tấn so với tháng 5/2013. Tính chung 5 tháng đầu năm 2014, giá gạo xuất khẩu tăng 8,1 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian qua, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam. Nhưng lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này liên tục giảm trong 3 tháng qua. Tháng 5/2014, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này đạt 251 nghìn tấn với trị giá 106 triệu USD, giảm 26% về lượng và giảm 26% về trị giá so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2014, tổng lượng gạo xuất khẩu xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,16 triệu tấn (chiếm 43% tổng lượng gạo xuất khẩu) với trị giá 498,4 triệu USD, tăng 3% về lượng và 6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Philipine thị trường nhập khẩu gạo nhiều thứ 2 của Việt Nam, nhưng lượng nhập khẩu mới chỉ bằng 1/2 của thị trường Trung Quốc. Sau 2 tháng 3 và 4/2014, lượng gạo xuất khẩu được rất nhỏ sang thị trường Philipine, sang tháng 5/2014 lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh trở lại (do hợp đồng cung cấp 800 nghìn tấn gạo đã được ký từ tháng 5/2014). Lượng gạo xuất khẩu tháng 5/2014 tăng trở lại 180,7 nghìn tấn với 79 triệu USD. Tính chung 5 tháng 2014, tổng lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này đạt 560 nghìn tấn với kim ngạch 254 triệu USD, tăng 165% về lượng và 170% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Riêng 5 tháng đầu năm 2014, Mexico nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 15 nghìn tấn. Sự tham gia cung ứng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mở ra một sự lựa chọn có tính cạnh tranh cao hơn nữa, làm cho người tiêu dùng Mexico được hưởng giá tốt hơn và chất lượng gạo cao hơn. Hiện Mexico mới chỉ sản xuất đáp ứng được 10% nhu cầu gạo trong nước, 90% còn lại là nhập khẩu, trong số này 75% nhập dưới dạng thóc dùng để xay xát, 25% còn lại là nhập khẩu gạo trắng. Năm 2013, Mexico nhập khẩu gạo từ 6 quốc gia chủ yếu là Hoa Kỳ, Uruguay, Pakistan, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan.

Mặc dù lượng xuất khẩu không ổn định qua các tháng, nhưng xuất khẩu gạo sang thị trường Gana tiếp tục tăng trong 5 tháng đầu năm 2014 đạt 101,5 nghìn tấn với trị giá 54,1 triệu USD, tăng 1,8% về lượng và 12,4% về trị giá so với cùng kỳ.

So với 5 tháng 2013, gạo Việt Nam xuất khẩu sang khá nhiều thị trường giảm như sang: Singapo, Hồng Kông, Malaixia, Bờ Biển Ngà, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nga… Những thị trường có lượng xuất khẩu tăng ít như: Đông Timo, Nam Phi, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Brunây…

Thị trường gạo xuất khẩu 5 tháng 2014

TT

Thị trường

5 tháng

/2014

So với

5 tháng

2013 (%)

Lượng

 (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

1

Trung Quốc

1.164.747

498.382.974

2,6

5,5

2

Philippin

560.275

254.444.349

164,8

169,6

3

Gana

101.506

54.120.447

1,8

12,4

4

Singapo

96.621

44.744.939

-34,2

-33,3

5

Hồng Kông

66.594

39.460.571

-27,3

-21,4

6

Malaixia

68.273

34.581.560

-57,4

-59,4

7

Đông Timo

75.075

28.761.016

101,7

100,1

8

Bờ Biển Ngà

54.619

25.823.366

-54,5

-49,6

9

Đài Loan

20.961

12.384.616

-27,7

-11,2

10

Hoa Kỳ

17.221

10.860.677

-34,1

-20,7

11

Nga

17.491

7.692.831

-37,8

-40,1

12

Nam Phi

17.431

7.221.796

28,9

16,9

13

Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất

10.722

6.719.627

105,3

92,4

14

Chi Lê

9.735

4.034.573

-2,6

-3,4

15

Brunây

6.553

3.699.998

18,7

23,5

16

Angiêri

8.578

3.543.286

-81,7

-82,6

17

Ucraina

5.852

2.562.062

-8,5

-6,7

18

Ănggôla

4.441

2.348.647

-94,7

-93,1

19

Inđônêxia

5.150

2.240.500

-93,1

-94,8

20

Australia

2.625

1.813.099

4,2

7,0

21

Bỉ

2.858

1.480.347

-84,6

-78,0

22

Hà Lan

2.859

1.452.034

-74,4

-69,5

23

Thổ Nhĩ Kỳ

2.424

1.270.084

-29,5

-20,8

24

Pháp

2.006

1.172.848

68,3

69,0

25

Xênêgan

960

639.538

-97,4

-95,3

26

Tây Ban Nha

767

440.360

38,7

69,0

27

Ba Lan

523

306.031

-68,0

-56,3

Xuất khẩu gạo sang Philipine

Theo trang tin Giá gạo toàn cầu Oryza, Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), có hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines (200.000 tấn/tháng, từ giữa tháng 5 tới tháng 8/2014), đang có kế hoạch đàm phán để thay đổi thời gian giao hàng với Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) của Philippine. Nguyên nhân được cho là do nhiều nhà xuất khẩu gạo tư nhân không muốn cung cấp gạo để tham gia chương trình xuất khẩu gạo cho Philippine theo hợp đồng trúng thầu vừa qua.

Hiện cả hai doanh nghiệp xuất khẩu của nhà nước này đang gặp khó khăn để thu thập số lượng gạo cần thiết để bàn giao cho Philippine. Nhiều nhà xuất khẩu đang phản đối hợp đồng vì cho rằng giá quá thấp và hợp đồng được gắn quá nhiều điều kiện (ví dụ, các nhà xuất khẩu sẽ bị phạt đến 3 USD/tấn nếu vượt quá 1% tấm và 30 USD/tấn nếu vượt quá hơn 10% tấm so với quy định, thêm vào đó còn có các mức phạt cho các sai sót khác).

Các chuyên gia cho rằng, sẽ khó thuyết phục NFA thay đổi thời gian giao hàng. Trong khi đó, theo Ozyra, giá gạo trong nước đang tiếp tục giảm do nguồn cung từ vụ hè thu đã tăng lên ở đồng bằng sông Cửu Long (nơi chiếm tới hơn 50% sản lượng gạo và hơn 45% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam).

Còn theo VFA, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.200 – 5.300 đ/kg, lúa dài khoảng 5.500 – 5.600 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.900 – 7.000 đ/kg tùy từng địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.050 – 8.150 đ/kg, tùy chất lượng và địa phương.

Ozyra cho biết, giá lúa được hầu hết các nhà xuất khẩu thu mua 6,6 triệu đồng/tấn (khoảng 311 USD/tấn) trong 2 tuần trước kia, đã giảm còn khoảng 4,2 triệu đồng/tấn (198 USD/tấn) vào tuần trước, và giảm còn 4 triệu đồng/tấn (189 USD/tấn) trong tuần này. Giá biến động đang gây ra nhiều lo lắng cho các nhà xuất khẩu; và nông dân cũng lo lắng vì giá thấp có thể không đủ bù chi phí sản xuất.

Ý kiến bạn đọc