Quý 1/2016, xuất khẩu chè giảm 5%
18/04/2016
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu chè tháng 3/2016 ước đạt 7 nghìn tấn với giá trị khoảng 10 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 3 tháng đầu năm 2016 đạt 23 nghìn tấn với 35 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trước đó, giá chè xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2016 đạt 1.554,2 USD/tấn, giảm 8,3% so với năm 2015. Trong 2 tháng đầu năm 2016, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam với 39,23% thị phần - tăng 2,74% về khối lượng nhưng giảm 1,35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng đột biến là Indonesia (tăng 72,86%), Malaysia (tăng 84,66%) và AUE (tăng 19,35%).
Tại thị trường trong nước, khí hậu ẩm ướt và ấm áp của mùa xuân trong thời gian này tạo điều kiện thuận lợi cho búp chè phát triển, nguồn cung hứa hẹn đã đẩy giá chè tại Thái Nguyên tháng qua giảm so với tháng trước. Cụ thể, chè cành chất lượng cao giảm 10.000 đồng/kg xuống 210.000 đồng/kg, chè xanh búp khô giảm 10.000 đồng/kg xuống 130.000 đồng/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) giữ ổn định ở mức 150.000 đồng/kg. Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng giá chè nguyên liệu vẫn duy trì ổn định từ đầu năm đến nay, trong đó giá chè nguyên liệu sản xuất trà xanh loại 1 giữ mức 8.000 đồng/kg, chè nguyên liệu sản xuất trà đen loại 1 giữ mức 4.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn chung, thị trường chè trong quý I/2016 có biến động do là thời điểm đầu năm mới và Tết Nguyên đán cổ truyền. Tuy nhiên, mức biến động không nhiều như mọi năm nhờ thời tiết diễn biến thuận lợi, sản lượng thu hoạch tăng hơn so với mọi năm, trong khi nhu cầu không tăng đột biến. Sau Tết, thị trường ổn định trở lại và có xu hướng giảm dần.
Hình thành vùng chè nguyên liệu phục vụ xuất khẩu
Nghệ An hiện có vùng nguyên liệu khoảng 8.000 ha chè với giống mới đạt năng suất và chất lượng khá cao. Việt Nam gia nhập TPP mở ra cơ hội lớn cho chè Nghệ An.
Theo Sở NN&PTNT Nghệ An, đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu ổn định với diện tích trồng chè 10.700 ha. Như vậy vùng nguyên liệu lớn, đủ điều kiện tập trung nguồn hàng chế biến - xuất khẩu vào các thị trường lớn.
Hạ tầng vùng chè hiện nay tương đối đồng bộ, các vùng chè tập trung dọc theo các tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 7 thuộc các Huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông. Giao thông nội vùng thuận lợi, gắn với các Nhà máy chế biến, hình thành cụm nông - công nghiệp, có đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình tổ chức sản xuất tương đối tốt, đã gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ (chủ yếu là xuất khẩu). Hiện nay tỉnh đã hình thành chuỗi giá trị giữa sản xuất nguyên liệu, chế biến và thương mại, phù hợp với yêu cầu thống nhất quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu thị trường.
Toàn tỉnh hiện có 86 dây chuyền chế biến với tổng công suất thiết kế 602 tấn búp tươi/ngày. Hiện sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh khoảng 67.394 tấn, sản lượng chế biến đạt 12.000 tấn chè búp khô các loại. Trong đó, Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển chè Nghệ An thu mua chế biến 32.000 tấn nguyên liệu, sản lượng chế biến đạt 6.400 tấn. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến còn lại thu mua chế biến 35.394 tấn nguyên liệu, sản lượng chế biến 5.600 tấn.
Để đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, theo Quyết định 6290 của UBND tỉnh thì đến năm 2020, toàn tỉnh quy hoạch 12.000 ha chè kinh doanh. Tuy nhiên, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số địa phương chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả hơn... nên điều chỉnh xuống còn 10.700 ha chè kinh doanh; năng suất dự kiến 130 tạ/ha, sản lượng 139.100 tấn búp tươi, tương đương 27.820 tấn búp khô.
Khi gia nhập TPP Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường tiếp cận với các thị trường lớn. Hiện tại chè Việt Nam vào các nước TPP mới chỉ đạt 10-12% tổng sản lượng xuất khẩu. Với vùng nguyên liệu đó, chè Nghệ An cơ hội là rất lớn khi xuất khẩu vào các nước, nhất là thị trường Nhật và Mỹ.
Nguồn: Tổng hợp
Trước đó, giá chè xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2016 đạt 1.554,2 USD/tấn, giảm 8,3% so với năm 2015. Trong 2 tháng đầu năm 2016, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam với 39,23% thị phần - tăng 2,74% về khối lượng nhưng giảm 1,35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng đột biến là Indonesia (tăng 72,86%), Malaysia (tăng 84,66%) và AUE (tăng 19,35%).
Tại thị trường trong nước, khí hậu ẩm ướt và ấm áp của mùa xuân trong thời gian này tạo điều kiện thuận lợi cho búp chè phát triển, nguồn cung hứa hẹn đã đẩy giá chè tại Thái Nguyên tháng qua giảm so với tháng trước. Cụ thể, chè cành chất lượng cao giảm 10.000 đồng/kg xuống 210.000 đồng/kg, chè xanh búp khô giảm 10.000 đồng/kg xuống 130.000 đồng/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) giữ ổn định ở mức 150.000 đồng/kg. Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng giá chè nguyên liệu vẫn duy trì ổn định từ đầu năm đến nay, trong đó giá chè nguyên liệu sản xuất trà xanh loại 1 giữ mức 8.000 đồng/kg, chè nguyên liệu sản xuất trà đen loại 1 giữ mức 4.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn chung, thị trường chè trong quý I/2016 có biến động do là thời điểm đầu năm mới và Tết Nguyên đán cổ truyền. Tuy nhiên, mức biến động không nhiều như mọi năm nhờ thời tiết diễn biến thuận lợi, sản lượng thu hoạch tăng hơn so với mọi năm, trong khi nhu cầu không tăng đột biến. Sau Tết, thị trường ổn định trở lại và có xu hướng giảm dần.
Hình thành vùng chè nguyên liệu phục vụ xuất khẩu
Nghệ An hiện có vùng nguyên liệu khoảng 8.000 ha chè với giống mới đạt năng suất và chất lượng khá cao. Việt Nam gia nhập TPP mở ra cơ hội lớn cho chè Nghệ An.
Theo Sở NN&PTNT Nghệ An, đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu ổn định với diện tích trồng chè 10.700 ha. Như vậy vùng nguyên liệu lớn, đủ điều kiện tập trung nguồn hàng chế biến - xuất khẩu vào các thị trường lớn.
Hạ tầng vùng chè hiện nay tương đối đồng bộ, các vùng chè tập trung dọc theo các tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 7 thuộc các Huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông. Giao thông nội vùng thuận lợi, gắn với các Nhà máy chế biến, hình thành cụm nông - công nghiệp, có đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình tổ chức sản xuất tương đối tốt, đã gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ (chủ yếu là xuất khẩu). Hiện nay tỉnh đã hình thành chuỗi giá trị giữa sản xuất nguyên liệu, chế biến và thương mại, phù hợp với yêu cầu thống nhất quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu thị trường.
Toàn tỉnh hiện có 86 dây chuyền chế biến với tổng công suất thiết kế 602 tấn búp tươi/ngày. Hiện sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh khoảng 67.394 tấn, sản lượng chế biến đạt 12.000 tấn chè búp khô các loại. Trong đó, Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển chè Nghệ An thu mua chế biến 32.000 tấn nguyên liệu, sản lượng chế biến đạt 6.400 tấn. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến còn lại thu mua chế biến 35.394 tấn nguyên liệu, sản lượng chế biến 5.600 tấn.
Để đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, theo Quyết định 6290 của UBND tỉnh thì đến năm 2020, toàn tỉnh quy hoạch 12.000 ha chè kinh doanh. Tuy nhiên, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số địa phương chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả hơn... nên điều chỉnh xuống còn 10.700 ha chè kinh doanh; năng suất dự kiến 130 tạ/ha, sản lượng 139.100 tấn búp tươi, tương đương 27.820 tấn búp khô.
Khi gia nhập TPP Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường tiếp cận với các thị trường lớn. Hiện tại chè Việt Nam vào các nước TPP mới chỉ đạt 10-12% tổng sản lượng xuất khẩu. Với vùng nguyên liệu đó, chè Nghệ An cơ hội là rất lớn khi xuất khẩu vào các nước, nhất là thị trường Nhật và Mỹ.
Nguồn: Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ