Xuất khẩu gần 1,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2016
01/06/2016
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 4/2016 cả nước xuất khẩu được thêm 453.275 tấn gạo, trị giá FOB 211,925 triệu USD, trị giá CIF 212,857 triệu USD.
Như vậy, mặc dù lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4 thấp hơn khá nhiều so với tháng trước, nhưng đơn giá xuất khẩu bình quân đạt tới 467,54 USD/tấn FOB, cao hơn nhiều mức giá xuất khẩu bình quân là 402,50 USD/tấn của tháng 3.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 1,880 triệu tấn, trị giá FOB 788,768 triệu USD, trị giá CIF 824,471 triệu USD.
Cũng theo VFA, trong tuần đến ngày 5/5, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.400 - 5.500 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.700 – 5.800 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.000 – 7.100 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.750 – 6.850 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.850 – 7.950 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.650 – 7.750 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.550 – 7.650 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc
Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về nhập khẩu gạo Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016, số lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 36,45% thị phần, đạt 705,96 triệu tấn, tương đương trị giá 325,32 triệu USD, tăng 10,31% về khối lượng và tăng 23,63% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Sau Trung Quốc, Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 với 15,59% thị phần. Số lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Indonesia 4 tháng đầu năm 2016 đạt 350,7 nghìn tấn, tương đương 139,14 triệu USD, tăng 72,3 lần về khối lượng và 72,2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
4 doanh nghiệp được xuất gạo qua biên giới
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép một số đơn vị thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) được xuất khẩu gạo qua biên giới.
Theo đó, 4 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo gồm: Công ty CP Lương thực Đông Bắc, Công ty CP Lương thực Cao Lạng, Công ty CP Lương thực Lào Cai và Công ty CP Lương thực Hà Nam.
4 doanh nghiệp này được sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Vinafood 1 để xuất khẩu gạo qua biên giới trong năm 2016 và 2017.
Trên thực tế, việc xuất khẩu gạo qua biên giới của một số doanh nghiệp bằng cách sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Vinafood 1 đã được Chính phủ đồng ý từ năm 2014. Năm 2015, những doanh nghiệp này tiếp tục được gia hạn.
Báo cáo của Vinafood 1 cho thấy, năm 2015, mặc dù có nhiều biến động trong xuất khẩu gạo qua biên giới nhưng Vinafood 1 đã xuất khẩu qua biên giới được khoảng 38.000 tấn thóc, gạo. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thành viên đã nhận được sự hỗ trợ của Vinafood 1, UBND các tỉnh biên giới và các cơ quan liên quan song cũng gặp phải một số khó khăn trong vận chuyển, thanh toán; phía Trung Quốc siết chặt quản lý nhập khẩu qua biên giới.
Mặt khác, do các đơn vị chỉ được sử dụng giấy chứng nhận của Tổng công ty trong thời hạn ngắn, từng năm một nên việc tiếp cận khách hàng bị gián đoạn và không ổn định.
Vì vậy, Vinafood 1 kiến nghị cho các đơn vị thành viên được sử dụng giấy chứng nhận của Tổng công ty trong thời gian từ 2-3 năm để tạo điều kiện ổn định xuất khẩu. Kiến nghị của Vinafood 1 cũng nhận được sự ủng hộ của Bộ Công Thương.
Nguồn: Tổng hợp
Như vậy, mặc dù lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4 thấp hơn khá nhiều so với tháng trước, nhưng đơn giá xuất khẩu bình quân đạt tới 467,54 USD/tấn FOB, cao hơn nhiều mức giá xuất khẩu bình quân là 402,50 USD/tấn của tháng 3.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 1,880 triệu tấn, trị giá FOB 788,768 triệu USD, trị giá CIF 824,471 triệu USD.
Cũng theo VFA, trong tuần đến ngày 5/5, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.400 - 5.500 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.700 – 5.800 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.000 – 7.100 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.750 – 6.850 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.850 – 7.950 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.650 – 7.750 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.550 – 7.650 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc
Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về nhập khẩu gạo Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016, số lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 36,45% thị phần, đạt 705,96 triệu tấn, tương đương trị giá 325,32 triệu USD, tăng 10,31% về khối lượng và tăng 23,63% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Sau Trung Quốc, Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 với 15,59% thị phần. Số lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Indonesia 4 tháng đầu năm 2016 đạt 350,7 nghìn tấn, tương đương 139,14 triệu USD, tăng 72,3 lần về khối lượng và 72,2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
4 doanh nghiệp được xuất gạo qua biên giới
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép một số đơn vị thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) được xuất khẩu gạo qua biên giới.
Theo đó, 4 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo gồm: Công ty CP Lương thực Đông Bắc, Công ty CP Lương thực Cao Lạng, Công ty CP Lương thực Lào Cai và Công ty CP Lương thực Hà Nam.
4 doanh nghiệp này được sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Vinafood 1 để xuất khẩu gạo qua biên giới trong năm 2016 và 2017.
Trên thực tế, việc xuất khẩu gạo qua biên giới của một số doanh nghiệp bằng cách sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Vinafood 1 đã được Chính phủ đồng ý từ năm 2014. Năm 2015, những doanh nghiệp này tiếp tục được gia hạn.
Báo cáo của Vinafood 1 cho thấy, năm 2015, mặc dù có nhiều biến động trong xuất khẩu gạo qua biên giới nhưng Vinafood 1 đã xuất khẩu qua biên giới được khoảng 38.000 tấn thóc, gạo. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thành viên đã nhận được sự hỗ trợ của Vinafood 1, UBND các tỉnh biên giới và các cơ quan liên quan song cũng gặp phải một số khó khăn trong vận chuyển, thanh toán; phía Trung Quốc siết chặt quản lý nhập khẩu qua biên giới.
Mặt khác, do các đơn vị chỉ được sử dụng giấy chứng nhận của Tổng công ty trong thời hạn ngắn, từng năm một nên việc tiếp cận khách hàng bị gián đoạn và không ổn định.
Vì vậy, Vinafood 1 kiến nghị cho các đơn vị thành viên được sử dụng giấy chứng nhận của Tổng công ty trong thời gian từ 2-3 năm để tạo điều kiện ổn định xuất khẩu. Kiến nghị của Vinafood 1 cũng nhận được sự ủng hộ của Bộ Công Thương.
Nguồn: Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ