Xuất khẩu gạo năm 2015 và triển vọng năm 2016
21/01/2016
Tại hội nghị tổng kết năm 2015 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) diễn ra ngày 14-1 ở TP HCM, các chuyên gia và doanh nghiệp dự báo tình hình xuất khẩu gạo sẽ khả quan trong năm 2016 do sản lượng gạo thế giới sụt giảm, tồn kho trong nước cũng giảm.
Xuất khẩu tăng, kim ngạch vẫn giảm
Theo VFA, năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch 6,568 triệu tấn gạo, trị giá 2,68 tỉ USD, tăng 4% về số lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với năm 2014. Về sản lượng, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ (hơn 10,2 triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn). Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc ước tính 1,5-1,7 triệu tấn gạo, giúp tiêu thụ được lúa gạo nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
VFA cho biết nếu không nhờ 2 hợp đồng tập trung xuất gạo đi Philippines và Indonesia với số lượng 1,5 triệu tấn hồi cuối tháng 10-2015, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu gạo khó mà lành mạnh hóa tài chính. Bởi lẽ, trước đó, dù có chính sách hỗ trợ mua gạo tạm trữ nhưng doanh nghiệp bán ra vẫn lỗ và gặp khó khăn chồng chất về đầu ra, giá cả, áp lực về vốn, nợ vay...
Căn cứ lượng hàng tồn kho (300.000- 400.000 tấn gạo thường) và đơn hàng cần giao trong quý I/2016 (1,2 triệu tấn), dự báo doanh nghiệp bắt buộc sẽ phải mua lúa gạo của nông dân với giá cao để phục vụ xuất khẩu.
Nhu cầu gạo thơm trên thế giới ngày càng tăng cao. Ngay cả thị trường Trung Quốc vốn dễ tính cũng bắt đầu chuộng dòng gạo cao cấp này. Do đó, việc làm cấp thiết lúc này là phải kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì mới có thể tận dụng được thị trường tiềm năng trong TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) như Mỹ. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất theo chuỗi, liên kết được với nông dân, hợp tác xã; còn nếu doanh nghiệp tự làm sẽ phân tán nguồn lực.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sắp tới, bộ sẽ có những chính sách cụ thể hỗ trợ việc liên kết sản xuất theo chuỗi, đưa nhóm thương lái vào chuỗi liên kết bởi lâu nay, nhóm này vẫn chịu tiếng xấu là ép giá nông dân nhưng thật sự họ có vai trò rất lớn trong hoạt động cung ứng và xuất khẩu gạo.
Tập trung kiểm soát chất lượng gạo
Liên quan đến chất lượng gạo Việt Nam, việc kiểm soát dư lượng thuốc, bảo đảm an toàn thực phẩm trước hết là để phục vụ thị trường trong nước. Không thể để người dân ăn gạo hóa chất, còn chúng ta tập trung kiểm soát chất lượng gạo chỉ để phục vụ xuất khẩu. Nếu không, sẽ không tránh khỏi gạo Việt thua thiệt trên sân nhà bởi gạo chất lượng của Thái Lan và Campuchia.
Theo Viện Nghiên cứu - Phát triển ĐBSCL, trong tổng số gạo làm ra thì Việt Nam tiêu dùng 80%, xuất khẩu chiếm 20%. Thị trường gạo trong nước cạnh tranh gay gắt và người tiêu dùng ngày càng ăn ít gạo hơn nhưng yêu cầu chất lượng cao hơn.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cam kết sẽ ban hành bộ quy chuẩn về chất lượng gạo ngay trong năm nay, nếu không sẽ chấp nhận chịu kiểm điểm. Ông Huỳnh Thế Năng cho rằng với bộ quy chuẩn chất lượng gạo, trước hết là gạo thơm chất lượng cao, sẽ có cơ sở pháp lý để xử lý các doanh nghiệp trộn gạo (hạ chất lượng) để cạnh tranh về giá - vốn đang cản đường việc xây dựng thương hiệu gạo Việt. Doanh nghiệp trong nước đang sở hữu khoảng 100 nhãn hiệu gạo các loại. Đây sẽ là lợi thế để có thể giành, giữ thị trường trong nước và cạnh tranh với gạo ngoại.
Với thị trường bình dân, doanh nghiệp rất muốn bán ở nội địa nhưng không thể cạnh tranh với hàng xáo, nhà máy nhỏ do phải đóng 5% thuế GTGT.
Thị trường gạo xuất khẩu năm 2015
Năm 2016, Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa
Năm 2016, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức do quá phụ thuộc vào hợp đồng tập trung và các thị trường truyền thống. Để tránh phụ thuộc, nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm hợp đồng thương mại.
Theo phân tích của Cơ sở dữ liệu thương mại (UN Comtrade) - Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNSD) từ 2016 phân khúc gạo cấp thấp có xu hướng dư thừa nguồn cung. Các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam như Indonesia và Philippines đẩy mạnh chính sách tự cung tự cấp gạo và giảm nhập khẩu. Trong khi đó, các nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Campuchia và Myanmar lại gia tăng bán gạo ở thị trường châu Á, châu Phi. Hiện lượng gạo tồn kho của Thái Lan, Ấn Độ còn rất lớn, trong khi đó đồng Bath (Thái Lan) và Rupee (Ấn Độ) phá giá mạnh hơn so với VND vì thế áp lực giảm giá bán để tranh thầu ở các hợp đồng tập trung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn.
năm nay, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng tập trung cấp Chính phủ và các thị trường truyền thống.
Thời điểm 5-7 năm trước các thị trường Malaysia, Indonesia và Philippines nhập khẩu mạnh các loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, các quốc gia này thực hiện chính sách tự túc lương thực khiến cho nhu cầu bị thu hẹp. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam chuyển sang bán gạo chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Nhưng thị trường này lại thường xuyên “nóng- lạnh” khiến hoạt động xuất khẩu gạo trở nên bấp bênh.
Nếu tiếp tục phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và các bạn hàng truyền thống thì nguy cơ cả khối lượng và giá bán của gạo Việt Nam tiếp tục giảm là không tránh khỏi. Bởi những năm qua việc bỏ thầu ở các thị trường Philippines, Indonesia ngày càng phải cạnh tranh gay gắt. Gạo Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với Thái Lan mà còn chịu áp lực buộc phải hạ giá bán mới có thể trúng thầu trước những đối thủ khác là Ấn Độ, Pakistan thậm chí cả Campuchia. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất hiện nay là Trung Quốc thì liên tiếp các năm qua thị phần gạo Việt Nam đều sụt giảm. Thời điểm 2012-2013 gạo Việt chiếm tới 65% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này, nhưng sang năm 2014 giảm xuống còn 53%, đến năm 2015 khả năng chỉ còn dưới 40%. Để tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường hay hợp đồng tập trung, các đơn vị xuất khẩu gạo cần chủ động tìm kiếm các hợp đồng thương mại riêng.
Xuất khẩu tăng, kim ngạch vẫn giảm
Theo VFA, năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch 6,568 triệu tấn gạo, trị giá 2,68 tỉ USD, tăng 4% về số lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với năm 2014. Về sản lượng, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ (hơn 10,2 triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn). Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc ước tính 1,5-1,7 triệu tấn gạo, giúp tiêu thụ được lúa gạo nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
VFA cho biết nếu không nhờ 2 hợp đồng tập trung xuất gạo đi Philippines và Indonesia với số lượng 1,5 triệu tấn hồi cuối tháng 10-2015, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu gạo khó mà lành mạnh hóa tài chính. Bởi lẽ, trước đó, dù có chính sách hỗ trợ mua gạo tạm trữ nhưng doanh nghiệp bán ra vẫn lỗ và gặp khó khăn chồng chất về đầu ra, giá cả, áp lực về vốn, nợ vay...
Căn cứ lượng hàng tồn kho (300.000- 400.000 tấn gạo thường) và đơn hàng cần giao trong quý I/2016 (1,2 triệu tấn), dự báo doanh nghiệp bắt buộc sẽ phải mua lúa gạo của nông dân với giá cao để phục vụ xuất khẩu.
Nhu cầu gạo thơm trên thế giới ngày càng tăng cao. Ngay cả thị trường Trung Quốc vốn dễ tính cũng bắt đầu chuộng dòng gạo cao cấp này. Do đó, việc làm cấp thiết lúc này là phải kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì mới có thể tận dụng được thị trường tiềm năng trong TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) như Mỹ. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất theo chuỗi, liên kết được với nông dân, hợp tác xã; còn nếu doanh nghiệp tự làm sẽ phân tán nguồn lực.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sắp tới, bộ sẽ có những chính sách cụ thể hỗ trợ việc liên kết sản xuất theo chuỗi, đưa nhóm thương lái vào chuỗi liên kết bởi lâu nay, nhóm này vẫn chịu tiếng xấu là ép giá nông dân nhưng thật sự họ có vai trò rất lớn trong hoạt động cung ứng và xuất khẩu gạo.
Tập trung kiểm soát chất lượng gạo
Liên quan đến chất lượng gạo Việt Nam, việc kiểm soát dư lượng thuốc, bảo đảm an toàn thực phẩm trước hết là để phục vụ thị trường trong nước. Không thể để người dân ăn gạo hóa chất, còn chúng ta tập trung kiểm soát chất lượng gạo chỉ để phục vụ xuất khẩu. Nếu không, sẽ không tránh khỏi gạo Việt thua thiệt trên sân nhà bởi gạo chất lượng của Thái Lan và Campuchia.
Theo Viện Nghiên cứu - Phát triển ĐBSCL, trong tổng số gạo làm ra thì Việt Nam tiêu dùng 80%, xuất khẩu chiếm 20%. Thị trường gạo trong nước cạnh tranh gay gắt và người tiêu dùng ngày càng ăn ít gạo hơn nhưng yêu cầu chất lượng cao hơn.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cam kết sẽ ban hành bộ quy chuẩn về chất lượng gạo ngay trong năm nay, nếu không sẽ chấp nhận chịu kiểm điểm. Ông Huỳnh Thế Năng cho rằng với bộ quy chuẩn chất lượng gạo, trước hết là gạo thơm chất lượng cao, sẽ có cơ sở pháp lý để xử lý các doanh nghiệp trộn gạo (hạ chất lượng) để cạnh tranh về giá - vốn đang cản đường việc xây dựng thương hiệu gạo Việt. Doanh nghiệp trong nước đang sở hữu khoảng 100 nhãn hiệu gạo các loại. Đây sẽ là lợi thế để có thể giành, giữ thị trường trong nước và cạnh tranh với gạo ngoại.
Với thị trường bình dân, doanh nghiệp rất muốn bán ở nội địa nhưng không thể cạnh tranh với hàng xáo, nhà máy nhỏ do phải đóng 5% thuế GTGT.
Thị trường gạo xuất khẩu năm 2015
Thị trường | Lượng (tấn) | Trị giá (USD) |
Trung Quốc | 2,174,243 | 884,555,000 |
Philippin | 1,155,077 | 472,545,744 |
Inđônêxia | 673,919 | 267,027,430 |
Malaixia | 514,868 | 216,566,392 |
Gana | 362,817 | 185,361,542 |
Bờ Biển Ngà | 257,009 | 116,142,556 |
Singapo | 126,701 | 63,180,616 |
Hồng Kông | 120,051 | 62,678,215 |
Hoa Kỳ | 50,357 | 28,520,750 |
Nga | 49,230 | 19,350,034 |
Tiểu Vương Quốc | 33,777 | 18,908,931 |
Đài Loan | 34,431 | 17,781,374 |
Nam Phi | 45,616 | 17,257,988 |
Angiêri | 35,455 | 13,945,200 |
Brunây | 13,582 | 6,866,727 |
Ănggôla | 12,887 | 6,424,166 |
Ôxtrâylia | 9,103 | 5,504,974 |
Bỉ | 9,591 | 4,303,308 |
Ucraina | 8,793 | 3,577,526 |
Hà Lan | 6,312 | 3,036,121 |
Ba Lan | 3,127 | 1,658,346 |
Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất | 2,631 | 1,478,267 |
Chi Lê | 3,442 | 1,400,350 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 2,452 | 1,279,332 |
Xênêgan | 1,748 | 1,063,419 |
Pháp | 651 | 477,344 |
Tây Ban Nha | 970 | 475,918 |
Irắc | 101 | 87,865 |
Năm 2016, Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa
Năm 2016, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức do quá phụ thuộc vào hợp đồng tập trung và các thị trường truyền thống. Để tránh phụ thuộc, nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm hợp đồng thương mại.
Theo phân tích của Cơ sở dữ liệu thương mại (UN Comtrade) - Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNSD) từ 2016 phân khúc gạo cấp thấp có xu hướng dư thừa nguồn cung. Các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam như Indonesia và Philippines đẩy mạnh chính sách tự cung tự cấp gạo và giảm nhập khẩu. Trong khi đó, các nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Campuchia và Myanmar lại gia tăng bán gạo ở thị trường châu Á, châu Phi. Hiện lượng gạo tồn kho của Thái Lan, Ấn Độ còn rất lớn, trong khi đó đồng Bath (Thái Lan) và Rupee (Ấn Độ) phá giá mạnh hơn so với VND vì thế áp lực giảm giá bán để tranh thầu ở các hợp đồng tập trung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn.
năm nay, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng tập trung cấp Chính phủ và các thị trường truyền thống.
Thời điểm 5-7 năm trước các thị trường Malaysia, Indonesia và Philippines nhập khẩu mạnh các loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, các quốc gia này thực hiện chính sách tự túc lương thực khiến cho nhu cầu bị thu hẹp. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam chuyển sang bán gạo chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Nhưng thị trường này lại thường xuyên “nóng- lạnh” khiến hoạt động xuất khẩu gạo trở nên bấp bênh.
Nếu tiếp tục phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và các bạn hàng truyền thống thì nguy cơ cả khối lượng và giá bán của gạo Việt Nam tiếp tục giảm là không tránh khỏi. Bởi những năm qua việc bỏ thầu ở các thị trường Philippines, Indonesia ngày càng phải cạnh tranh gay gắt. Gạo Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với Thái Lan mà còn chịu áp lực buộc phải hạ giá bán mới có thể trúng thầu trước những đối thủ khác là Ấn Độ, Pakistan thậm chí cả Campuchia. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất hiện nay là Trung Quốc thì liên tiếp các năm qua thị phần gạo Việt Nam đều sụt giảm. Thời điểm 2012-2013 gạo Việt chiếm tới 65% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này, nhưng sang năm 2014 giảm xuống còn 53%, đến năm 2015 khả năng chỉ còn dưới 40%. Để tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường hay hợp đồng tập trung, các đơn vị xuất khẩu gạo cần chủ động tìm kiếm các hợp đồng thương mại riêng.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ