Thương mại điện tử

Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh trước khi triển khai TMĐT?
Giống như các dự án kinh doanh truyền thống, kinh doanh TMĐT cũng trải qua 3 bước cơ bản: lập kế hoạch kinh doanh, triển khai và phát triển hoạt động. Trong đó giai đoạn lập kế hoạch là quan trọng nhất, vì kế hoạch kinh doanh sẽ xác định cách thức của 2 bước tiếp theo: triển khai và phát triển. Ngoài ra lập kế hoạch còn giúp xác định dự án có khả năng bền vững, hiệu quả và khả thi không? Như ví dụ ở trên, các trưởng nhóm kinh doanh của công ty AlliedSignal đã cần riêng hai tháng để lập kế hoạch kinh doanh TMĐT cho nhóm của mình. Các kế hoạch đó lại được thẩm định lại bởi ban giám đốc trước khi quyết định triển khai hay không? Ngược lại, các công ty trong làn sóng dotcom của những năm 90, tuy họ có rất nhiều ý tưởng hay nhưng không có chiến lược rõ ràng và đo lường được. Hậu quả là phần nhiều trong số các công ty này đã biến mất sau vài năm hoạt động.
Soạn thảo kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử
Nên sử dụng ý kiến tư vấn khi soạn thảo kế hoạch kinh doanh - một số doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh TMĐT là những khu vực hoàn toàn mới nên sẽ gặp khó khăn nếu không tham khảo ý kiến tốt của các nhà chuyên môn. • Lãnh đạo doanh nghiệp phải tham gia thực sự vào chuyển đổi sang kinh doanh TMĐT. Từ đó yêu cầu các bộ phận của doanh nghiệp phải tiếp cận kinh doanh TMĐT • Có kế hoạch Nghiên cứu thị trường. Kế hoạch kinh doanh tốt bao giờ cũng gồm có phần nghiên cứu thị trường đúng đắn, chi tiết, hợp lý. Nghiên cứu thị trường trực tuyến cho phép dễ tìm kiếm hơn các đầu mối kinh doanh, các cơ hội xuất nhập khẩu, các kỹ thuật marketing trực tuyến, các điều kiện địa lý, dân cư, chính trị của các nước trên thế giới và nhiều loại thông tin khác. Kỹ thuật nghiên cứu thị trường qua mạng về thực chất không có gì khác biệt so với kỹ thuật nghiên cứu thị trường thông thường. Nhìn chung, nghiên cứu thị trường trên mạng cho kết quả nhanh hơn, vì thông tin chung trên mạng nhiều hơn, khả năng thu thập thông tin đặc thù cũng cao hơn.
Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai TMĐT
Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh thương mại. Tuy nhiên nguy cơ gặp những rủi ro quá trình giao dịch là có nên đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam và thương mại điện tử
Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực. Với một chi phí rất thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhan chóng tham gia TMĐT để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Kỹ năng marketing trực tuyến hiệu quả với chi phí ít nhất - Thông số Alexa
Alexa do Amazon tạo ra. Thông số xếp hạng Alexa cho biết một cách tương đối mức độ phổ biến của website. Xếp hạng Alexa càng nhỏ thì website càng phổ biến. Bạn có thể download Alexa Toolbar về để cài đặt trên máy tính của bạn (download tại www.alexa.com)
Kiến thức chung về Thương mại điện tử và Kinh doanh trực tuyến
Thương mại điện tử (tiếng Anh là e-commerce hay electronic commerce) được định nghĩa ngắn gọn như sau “TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và WWW.”
Thương mại điện tử đạt doanh thu hơn 4 tỉ USD
Doanh thu bán hàng qua hình thức thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam trong năm 2015 đạt 4,07 tỉ USD, tăng 37% so với năm 2014, và chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Alibaba đầu tư 1 tỷ USD vào Lazada
Sau thị trường Trung Quốc và Mỹ, Tập đoàn Alibaba quyết định thâu tóm sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á.
Doanh nghiệp đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào?
Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mua bán trên Facebook sẽ tiện lợi hơn
Facebook Việt Nam vừa công bố sau thời gian thử nghiệm, tính năng Mua sắm (Shop) miễn phí cho các trang Facebook (Facebook Pages) đã chính thức vận hành tại khu vực Đông Nam Á, cho phép người dùng dễ dàng khám phá và tìm hiểu sản phẩm từ các doanh nghiệp (DN) mà họ quan tâm.
10 lý do để “lên mạng”
Bạn thấy rằng các đối thủ cạnh tranh của bạn ồ ạt xây dựng website và đưa việc kinh doanh của họ lên mạng? Bạn đang suy nghĩ “Tôi có nên xây dựng website cho công ty của tôi không?” hay “Tại sao tôi phải đưa việc kinh doanh của tôi lên mạng?”, mời bạn đọc qua 10 lý do sau để có thể ra quyết định đúng đắn.
Cuộc chiến vô hình trên mạng
Theo trang tin Cnet, tấn công mạng có thể được thiết kế để làm tổn hại cơ sở hạ tầng quan trọng như vụ đánh vào mạng lưới điện Ukraine nói trên. Cũng có thể là dạng đánh cắp dữ liệu bí mật quốc gia như vụ trộm dữ liệu cá nhân trong hồ sơ của nhân viên Liên bang Mỹ hồi năm ngoái. Hoặc thậm chí là tấn công nhắm vào công ty tư nhân vì lý do chính trị như trường hợp Sony phát hiện hệ thống của mình bị xâm nhập sau khi công ty này dự tính phát hành bộ phim chế nhạo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
10 điều cần biết về Thương mại điện tử
"Vạn sự khởi dầu nan" nhưng với Internet, công đoạn đầu tiên trong giao dịch thương mại là tiềm kiếm đôi tác, cả mua và bán, sẽ bớt nan giải đi rất nhiều với một thị trường không biên giới. Chúng ta hãy đi tiếp vào công đoạn sau.
Ngành Thương mại điện tử: “Làn gió mới” đầy tiềm năng tại UEF
Đề cập đến lĩnh vực thương mại điện tử, Bill Gates từng nhấn mạnh: “Từ 5 đến 10 năm nữa, nếu bạn không kinh doanh qua Internet thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh nữa!” Thật vậy, khi công nghệ có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống đồng nghĩa với việc nhiều ngành nghề mới xuất hiện, dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại và Thương mại điện tử là một trong nhiều ngành được dự đoán sẽ phát triển nhanh và mạnh trong tương lai.
Thương mại điện tử 2016 sẽ thêm thất bại
Kinh doanh thương mại điện tử như tập thái cực quyền. Nếu nôn nóng, đòi đánh nhanh, mạnh ngay từ đầu, rất có thể "tiền tấn cũng đi" - chuyên gia nhận định. 2015 là năm khó khăn của TMĐT Việt Nam. Thị trường có khá nhiều biến động, liên tiếp đón nhận tin buồn với sự ra đi của nhiều hệ thống đình đám như beyeu, deca, cucre hay sự sang tên đổi chủ của Foodpanda, 123mua.
Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một khái niệm dùng để mô tả quá trình giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet. Thương mại điện tử còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như:“thương mại trực tuyến – online trade”, “thương mại không giấy tờ – paperless commerce”, hay “kinh doanh điện tử (e-business)”. Dù được hiểu lẫn lộn và sử dụng thay thế cho nhau, “thương mại điện tử” vẫn là một tên gọi phổ biến hơn cả. Thí dụ như, một số ứng dụng trong giao dịch của EC là mua và bán cổ phiếu và vé máy bay qua mạng Internet, đang phát triển rất nhanh chóng, doanh số của nó đã vượt quá giao dịch ngoại tuyến (offline) truyền thống. Tuy nhiên, EC không chỉ đơn thuần là mua và bán, mà nó còn là phương tiện để giao dịch điện tử, chia sẻ và khám phá; nó có thể là giáo dục điện tử (e-learning), chính phủ điện tử (e-government), mạng xã hội (social networks), và… vô vàn các ứng dụng khác nữa.
Hai cách tiếp cận thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam nghe quen mà lạ. Quen vì nhiều năm nay, cụm từ này thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong nhiều cuộc họp... Điều tra của tổ chức Quỹ Châu Á (Asia Foundation) và Sở Khoa Học Công Nghệ TP.HCM khẳng định khái niệm TMĐT được 80% doanh nghiệp (DN) Việt Nam biết đến. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn bị coi là “lạ” vì trong ngần ấy thời gian, nhiều DN thực hiện TMĐT chỉ bằng cách xây dựng website như một brochure, quên tận dụng ưu thế kinh doanh từ nó.
Tạo bệ phóng cho khởi nghiệp
Nhiều bạn trẻ giàu ý tưởng, tri thức nhưng đang rất cần bệ phóng để khởi nghiệp thành công Hàng loạt công ty lớn, quỹ đầu tư công nghệ đang nhắm vào thị trường Việt Nam cũng như sự quan tâm của các cơ quan quản lý đã tạo môi trường sinh thái thuận lợi giúp giới trẻ tự tin vào các dự án khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của nhiều hãng công nghệ, các bạn trẻ không dễ vượt qua thử thách trong thời gian ngắn, họ cần tỉnh táo khai thác hiệu quả hỗ trợ từ nhà nước và các quỹ đầu tư.
Con át chủ bài của Alibaba tại Việt Nam
Sau phi vụ IPO kỷ lục trên thị trường chứng khoán Mỹ, Alibaba thu về 25 tỉ USD, đó là một thành công lớn của Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ này
Coi chừng mất tài sản vì tiền ảo
Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công thương) vừa lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng và nhà đầu tư cần thận trọng khi tham gia mua bán các loại tiền ảo như Swisscoin, Bitcoin, Onecoin Gem coin, IL coin… để tránh bị rủi ro lừa đảo.
Trang 10/80 « .. 8 9 10 11 12 .. »