71% người dùng “chat” với người bán trước khi mua hàng online
21/11/2016
Số liệu của sàn thương mại điện tử Shopee cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng muốn tương tác trực tiếp với người bán để lấy thêm thông tin trước khi mua hàng.
Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trên di động Shopee vừa công bố dữ liệu cho thấy có đến 71% người mua hàng liên lạc với người bán qua di động trong quá trình đưa ra quyết định mua hàng. Mục đích của các cuộc trao đổi này là để người dung hỏi thêm thông tin sản phẩm, kiểm tra thời điểm giao hàng hoặc thậm chí chỉ vì muốn có cảm giác yên tâm hơn khi giao dịch.
Điều này cho thấy thói quen mua hàng trực tuyến tại Việt Nam ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa chợ truyền thống. Theo Shopee, người Việt thường thích mua hàng khi biết người bán là ai, muốn được nói chuyện thêm để được tư vấn, quyết định dựa trên lời khuyên từ người đi trước.
Kết quả của khảo sát thực hiện bởi dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me cho thấy 43% người tiêu dùng từng mua sắm trên Facebook . Lý do lớn nhất khiến người dùng lựa chọn mạng xã hội để mua sắm là vì dễ đặt hàng, giá cả đa dạng và thông tin thường xuyên được cập nhật. Yếu tố quen thuộc với người bán cũng khá quan trọng khi 21% người được hỏi chọn lý do này khi cần mua hàng qua mạng xã hội.
Xu hướng mua hàng online bằng điện thoại di động (M-ecommerce) đang ngày càng trở lên phổ biến trong đời sống do sự phát triển mạnh mẽ của smartphone. Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao nhất toàn cầu. Có đến 46% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ bằng thiết bị di động trong 6 tháng qua.
Thống kê cho thấy, số người sử dụng điện thoại để mua sắm cao dần từ đầu giờ làm việc (8h sáng), tăng dần vào nghỉ trưa (12h - 14h) và đạt cao nhất vào thời điểm trước khi đi ngủ (22h - 23h).
Thói quen mua sắm bằng thiết bị di động tại Việt Nam
Không chỉ vậy, thời điểm trong tuần cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thói quen mua sắm trên di động. Vào các ngày cuối tuần, khách hàng có xu hướng ít online vào buổi đêm để mua sắm, chỉ bằng 75% so với thông thường, trong khi các khung giờ khác không có nhiều sự thay đổi.
Một điều khá thú vị khiến thị trường Việt Nam khác biệt với một số quốc gia là sự chênh lệch giữa giờ cao điểm và thấp điểm khi mua sắm. Ở các thị trường khác như Singapore hay Malaysia, khi tăng đến mức cao vào giờ nghỉ trưa, số lượng người mua sắm trên di động có xu hướng giữ nguyên cho đến giờ đi ngủ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, con số này giảm sâu vào khoảng thời gian 18h - 19h, chỉ bằng 60% so với thời điểm 22h - 23h.
Khung giờ mua sắm trên di động tại Singapore
Nguồn Shopee Việt Nam
Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trên di động Shopee vừa công bố dữ liệu cho thấy có đến 71% người mua hàng liên lạc với người bán qua di động trong quá trình đưa ra quyết định mua hàng. Mục đích của các cuộc trao đổi này là để người dung hỏi thêm thông tin sản phẩm, kiểm tra thời điểm giao hàng hoặc thậm chí chỉ vì muốn có cảm giác yên tâm hơn khi giao dịch.
Điều này cho thấy thói quen mua hàng trực tuyến tại Việt Nam ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa chợ truyền thống. Theo Shopee, người Việt thường thích mua hàng khi biết người bán là ai, muốn được nói chuyện thêm để được tư vấn, quyết định dựa trên lời khuyên từ người đi trước.
Kết quả của khảo sát thực hiện bởi dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me cho thấy 43% người tiêu dùng từng mua sắm trên Facebook . Lý do lớn nhất khiến người dùng lựa chọn mạng xã hội để mua sắm là vì dễ đặt hàng, giá cả đa dạng và thông tin thường xuyên được cập nhật. Yếu tố quen thuộc với người bán cũng khá quan trọng khi 21% người được hỏi chọn lý do này khi cần mua hàng qua mạng xã hội.
Xu hướng mua hàng online bằng điện thoại di động (M-ecommerce) đang ngày càng trở lên phổ biến trong đời sống do sự phát triển mạnh mẽ của smartphone. Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao nhất toàn cầu. Có đến 46% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ bằng thiết bị di động trong 6 tháng qua.
Thống kê cho thấy, số người sử dụng điện thoại để mua sắm cao dần từ đầu giờ làm việc (8h sáng), tăng dần vào nghỉ trưa (12h - 14h) và đạt cao nhất vào thời điểm trước khi đi ngủ (22h - 23h).
Thói quen mua sắm bằng thiết bị di động tại Việt Nam
Không chỉ vậy, thời điểm trong tuần cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thói quen mua sắm trên di động. Vào các ngày cuối tuần, khách hàng có xu hướng ít online vào buổi đêm để mua sắm, chỉ bằng 75% so với thông thường, trong khi các khung giờ khác không có nhiều sự thay đổi.
Một điều khá thú vị khiến thị trường Việt Nam khác biệt với một số quốc gia là sự chênh lệch giữa giờ cao điểm và thấp điểm khi mua sắm. Ở các thị trường khác như Singapore hay Malaysia, khi tăng đến mức cao vào giờ nghỉ trưa, số lượng người mua sắm trên di động có xu hướng giữ nguyên cho đến giờ đi ngủ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, con số này giảm sâu vào khoảng thời gian 18h - 19h, chỉ bằng 60% so với thời điểm 22h - 23h.
Khung giờ mua sắm trên di động tại Singapore
Nguồn Shopee Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ