Tin tức

Website TMĐT hàng đầu Trung Quốc "đổ bộ" vào Việt Nam
Ngày 8/9, Vancl.com, một trong những trang TMĐT chuyên về thời trang lớn nhất Trung Quốc đã chính thức "xâm nhập" vào thị trường Việt Nam tại địa chỉ Vancl.vn. Theo trang tin techinasia, thống kê của VanCL cho thấy tăng trưởng của trang web này chủ yếu từ khu vực Đông Nam Á và Nga, trong đó Việt Nam đóng góp 8% tổng doanh số bán hàng ở nước ngoài; đến tháng 9/2012 mức tăng trưởng tại Việt Nam đã đạt 100% so với cùng kỳ năm 2011.
Sức lan tỏa trên mobile và mạng xã hội
Với sức hấp dẫn và lan tỏa rất nhanh của các mạng xã hội, đặc biệt trong bối cảnh số người dùng các thiết bị di động thông minh kết nối Internet tăng nhanh, “có thể dự đoán các doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh việc bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các mạng xã hội với hình thức B2C (Doanh nghiệp - người dùng). Các cá nhân cũng tận dụng khả năng của mạng xã hội để mua bán với nhau (hình thức C2C - người dùng - người dùng)”, ông Nguyễn Thành Hưng nhận định.
Tiền ảo nhưng không ảo?
Tuần trước, thế giới tiền ảo chao đảo sau khi một bản cáo trạng vừa được nộp lên tòa án New York, buộc tội Liberty Reserve (LR) và 7 nhân viên đã thực hiện vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử. Các bị cáo bị buộc tội thực hiện hoạt động rửa tiền trên quy mô lớn, trở thành trung tâm tài chính cho thế giới tội phạm mạng, thực hiện các vụ gian lận thẻ tín dụng, tấn công mạng và buôn thuốc phiện. Các cơ quan chức năng ước tính LR đã thực hiện 55 triệu giao dịch và “rửa” 6 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 5/2013. Những con số trên khiến đây là vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử.
Sự phát triển nhanh và đa dạng các website bán lẻ của Việt Nam
Trong vòng 3 năm trở lại đây, thị trường mạng Việt Nam trở nên cực kỳ sôi động vì sự ra đời của hàng loạt các website bán lẻ với đa dạng loại hình sản phẩm từ chuyên doanh (nội thất, đồ điện tử) đến tổng hợp (kinh doanh đủ loại hàng, dịch vụ). Với sự phát triển của Internet và các phần mềm ứng dụng, hàng loạt các website bán lẻ như: chodientu.com, gophatdat.com, vnemart.com… đã ra đời, ít nhiều tạo ra một “sàn tập” cho cả người kinh doanh lẫn người dùng.
Kế hoạch bán lẻ trực tuyến tại Tây Ninh
Thực hiện Quyết định số 1062⁄QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ngày 20 tháng 5năm 2011 về việc Phát triển Thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2011-2015, ngày 23, 24 tháng 11 năm 2011, Sở Công Thương Tây Ninh phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tổ chức tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp lập Kế hoạch bán lẻ trực tuyến cho doanh nghiệp tại Hội trường Sở Giáo dục tỉnh Tây Ninh. Tham dự khóa tập huấn có ông Phạm Văn Quan - Phó Giám đốc Sở Công Thương và Lãnh đạo các doanh nghiệp, Báo chí và Đài truyền hình địa phương.
An toàn trong TMĐT
Theo kinh nghiệm của các nước có nền TMĐT phát triển trên thế giới, vấn đề tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi mua bán ảo vô cùng quan trọng. Tại Trung Quốc, có đến 34% người được hỏi cho biết uy tín người bán chính là lý do lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến. Trong đó 48% cho rằng có 1 bên thứ ba chứng thực uy tín sẽ tạo cho họ cảm giác an tâm hơn (theo Acquity Group). Còn tại Mỹ, có đến 75% người mua hàng Online cho biết họ sẽ chỉ mua hàng trên website có chứng nhận đảm bảo nào đó, 63% khách hàng không mua tại các website không có dấu hiệu đảm bảo kể cả có mức ưu đãi hấp dẫn hơn (theo McAfee).
Thiếu hụt nhân lực kỹ năng cao
Dù chỉ mới bắt đầu phát triển nhưng nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) đang giữ một tỷ trọng không nhỏ trên thị trường tuyển dụng và có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là nhân lực có kỹ năng.
Thương mại điện tử: Công cụ tăng sức cạnh tranh
Trong những năm qua, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh, hoạt động giao dịch mua bán qua mạng rất sôi động. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá- TMĐT đã thực sự trở thành công cụ để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 21/6/2013, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội nghị “Phổ biến Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử” nhằm phổ biến những nội dung chính của Nghị định và các quy định liên quan đến các Sở Công Thương khu vực phía Bắc, các doanh nghiệp hoạt động TMĐT tại Hà Nội.
Xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Nhật Bản
Trong hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2013, tại Hà Nội, Cục Thương mại điệnt ử và Công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT) - Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) phối hợp với Cục Chính sách thương mại và Thông tin - Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tổ chức Hội thảo quốc tế về hợp tác TMĐT Việt Nam – Nhật Bản. Tại Hội thảo các chuyên gia Nhật Bản đã trình bày những kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển các dịch vụ cũng như giá trị gia tăng của lĩnh vực TMĐT, đặc biệt là sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp, cũng như các hạ tầng khác có liên quan đến phát triển TMĐT đem lại bài học hữu ích cho Việt Nam
Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử
Tại Phiên họp thứ 29 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc (12.1996) Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua Luật mẫu về Thương mại điện tử. Luật gồm hai phần và 17 điều khoản. Phần I giới thiệu khái quát về thương mại điện tử, gồm 3 chương. Chương I đề cập đến các quy định chung, Chương II quy định các điều kiện luật định đối với các thông điệp dữ liệu (data messages), gồm công nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu, về văn bản viết, chữ ký, bản gốc, tính xác thực và khả năng được chấp nhận và lưu giữ thông điệp dữ liệu. Chương III nói đến thông tin liên lạc bằng thông điệp dữ liệu, quy định về hình thức của hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng phải công nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu, xuất xứ của thông điệp dữ liệu, việc xác nhận đã nhận, thời gian, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu.
Cơ cấu, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho TMĐT
Để triển khai ứng dụng CNTT- Truyền thông trong doanh nghiệp, cần đào tạo nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu trên 3 góc độ: cơ cấu, số lượng và chất lượng 1. Về mặt cơ cấu nguồn nhân lực cho TMĐT bao gồm hai bộ phận chính: nguồn nhân lực CNTT-TT và nguồn nhân lực Quản trị kinh doanh TMĐT. + Nguồn nhân lực CNTT-TT (phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông) đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ, các phương tiện kỹ thuật cho TMĐT, đồng thời đảm bảo duy trì, vận hành, phối hợp với nguồn nhân lực Quản trị kinh doanh nhằm hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống TMĐT lớn. Nguồn nhân lực này được đào tạo tại các trường, các khoa công nghệ.Yêu cầu chủ yếu đối với bộ phận nguồn nhân lực này là các kiến thức và kỹ năng kỹ thuật.Kỹ năng quản lý một phần có được thông qua các chương trình đào tạo trong nhà trường, phần quan trọng khác được hình thành nhờ tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn.
Nguồn nhân lực Thương mại điện tử tại Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) là một lĩnh vực mới, dựa trên sự giao thoa và tương tác của nhiều ngành khoa học khác nhau: kinh tế, kinh doanh, quản trị, Marketing, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, luật .v.v. Lãnh đạo Bộ Công Thương đã nhận định: Trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin là huyết mạch của các doanh nghiệp và của quốc gia. Môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn thông tin kịp thời và chính xác để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, việc đảm bảo thông tin được trao đổi liên tục trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế là hết sức quan trọng để thúc đẩy thương mại phát triển. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, số lượng các giao dịch thương mại điện tử tăng mạnh
Chuẩn bị những kế hoạch gì để kinh doanh online thành công?
Kinh doanh trên mạng, Tôi đã chứng kiến hàng nghìn người bắt đầu và phát triển các hoạt động kinh doanh trên mạng của họ theo cùng một quy trình như nhau. Dưới đây là 8 bước đi thành công mà Derek đưa ra cho những ai có ý định khởi sự kinh doanh trên mạng nhằm thu hút mọi người đến với trang web và khích lệ họ mua sản phẩm hay dịch vụ. Hiện kinh doanh trực tuyến đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm trong thời kỳ kinh tế còn nhiều khó khăn, bởi nhiều ưu lợi thế mà kinh doanh online mang lại, các bạn có thể tham khảo qua bài viết”
Khắc phục rào cản để thương mại điện tử phát triển
Thời gian qua, với tốc độ phát triển nhanh của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt với sự phát triển của Internet, giao dịch thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh, khối lượng thông tin trao đổi ngày càng nhiều.
Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng?
Gồm có 6 công đoạn sau: 1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng…
Kỹ năng Marketing trực tuyến
Cách thức thu hút khách hàng đến trang Web của bạn Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ trên mạng được xem là một phương thức marketing hướng đối tượng thích hợp. Nó có khuynh hướng kích thích sự quan tâm của người mua hàng tới sản phẩm trên trang web của bạn. Chính vì thế, quảng cáo trên mạng có thể có hiệu quả hơn nhiều so với quảng cáo đại trà trên ti vi, báo chí hoặc các phương tiện thư từ khác. Sau đây là một số nguyên tắc để thu hút sự chú ý của khách hàng đến trang web của bạn
Giao dịch điện tử - Chứng thực điện tử
Ngày nay, các hình thức giao dịch thông qua các phương tiện điện tử của các cá nhân và các tồ chức đang ngày càng trở nên phổ biến, các giao dịch bằng hình thức này được gọi là giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử bao gồm rất nhiều hình thức phong phú và đa dạng như việc gửi, nhận và cung cấp dữ liệu, thông tin qua mạng, ký kết các hợp đồng, thanh toán điện tử, hóa đơn, chứng từ điện tử…
Để áp dụng TMĐT có hiệu quả
TMĐT là bước phát triển mới của thương mại thế giới, đem lại lợi ích to lớn cho nhân loại. Tuy nhiên cho dù phát triển đến đâu cũng không thể thay toàn bộ hoạt động thương mại truyền thống, mà nó sẽ chiếm lĩnh ngày càng nhiều công đoạn trong đó, giúp cho việc kinh doanh hiệu quả hơn. Có một số nhầm lẫn thường gặp, do chưa có tiếp cận đầy đủ với TMĐT như sau: - Áp dụng TMĐT là phải bao gồm toàn bộ các quá trình từ chào hàng đến đàm phán, ký hợp đồng, giao hàng, thanh toán qua mạng.
Một số vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử (P2)
3. Cách thức tạo ra một website Ðể tạo ra một Website có chất lượng đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng thành thực và một sự nghiên cứu kỹ về Web. Bạn phải biết mình sẽ làm gì và không nên làm gì để đưa tất cả các ý tưởng đó vào việc xây dựng một Website. Ðể tạo ra một Website bạn cần phải theo làm theo những bước sau đây: Bước 1: Ðây là giai đoạn định hướng. Bạn cần phải đề cập đến những vấn đề sau đây: · Những ý tưởng tổng quan của bạn
Một số vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử (P1)
Giới thiệu một số giải pháp thương mại điện tử điển hình 1.1. Giải pháp thương mại điện tử của Microsoft Corp Vào tháng 4 năm 1998 Microsoft Corp. cho ra đời phiên bản Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition một sản phẩm dùng cho thương mại điện tử nhằm vào các doanh nghiệp vừa và lớn quan tâm đến việc xây dựng các WEB site thương mại điện tử cho cả hai môt hình doanh nghiệp-tới-người dùng (B2C) và doanh nghiệp-tới-doanh nghiệp (B2B)
Trang 28/66 « .. 26 27 28 29 30 .. »