Alibaba và Amazon: Chiến tranh lạnh trên thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á
29/11/2016
Không còn gì nghi ngờ, Đông Nam Á sẽ là thị trường được hai ông lớn thương mại điện tử của Mỹ và Trung Quốc nhắm tới. Nếu không xử lý được những hệ lụy, hai "con voi" này sẽ giẫm nát những công ty nhỏ xuất hiện trên chiến trường.
Không có gì nghi ngờ, cuộc chiến thương mại điện tử quan trọng nhất trên thế giới hiện này không phải là giữa Amazon và Walmart hay Amazon và các kênh bán lẻ nhỏ mới xuất hiện như Warby Parker hay Dollar Shave Club mà chính là cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Alibaba và Amazon. Đó là một cuộc chiến dự kiến sẽ kéo dài hàng thập kỷ và trong vòng vài năm tới, "chiến trường" diễn ra những cuộc “giao tranh” ác liệt nhất sẽ là Đông Nam Á.
Tại Ấn Độ, ai cũng biết về câu chuyện giữa hai ông lớn ngành thương mại điện tử trong nước là Flipkart và Snapdeal. Flipkart và Snapdeal đang phải đối mặt với một đối thủ giàu có đến từ Mỹ, kẻ sẵn sang đổ tới 3 tỷ USD vào quốc gia này. Còn ở Indonesia, theo tin đồn Amazon sẽ rót 600 triệu USD cho thị trường này. Như vậy, với thế gọng kìm, Amazon dự định chinh phục Ấn Độ ở hướng Tây và Indonesia ở hướng Đông để ép chặt khu vực Đông Nam Á. Trong tương lại, một thị trường nữa ở trung tâm sẽ được Amazon hướng tới, có thể là Singapore. Thế nhưng công ty này hẳn sẽ rất kỹ lưỡng khi lựa chọn địa điểm.
Trong khi đó, Alibaba chẳng để phí hoài giây phút nào. Gã khổng lồ của đất nước Trung Hoa đã bỏ ra 1 tỷ USD để mua lại một ông lớn trên thị trường thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á là Lazada của Rocket Internet. Thông qua cánh tay tài chính của mình, Ant Financial (công ty sở hữu hơn 4,5 tỷ USD trong ngân hàng), Alibaba sẽ tiếp tục rót tiền đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.
Khi cả hai ông lớn Trung Quốc và Mỹ cũng bủa vây thị trường Đông Nam Á trên khắp “bốn phương tám hướng”, liệu đây có phải là một dấu hiệu tốt?
Đương nhiên, những công ty này sẽ tung hàng đống tiền trong mức có thể để thâu tóm thị phần và như vậy xét về góc độ của người tiêu dùng thì là có lợi. Thế nhưng những đối thủ khác thì sao? Các nhà bán lẻ đang hoạt động trong thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á sẽ có kết cục thế nào?
Hiển nhiên, những website thương mại điện tử nhỏ chẳng kịp chuẩn bị gì trước sự tấn công dữ dội của cả Alibaba và Amazon. Chúng ta có thể thấy điều này ở Ấn Độ khi giá trị của công ty Flipkart ngày càng đi xuống. Có rất ít công ty thương mại điện tử tại khu vực này kịp chuẩn bị nghênh chiến. Thế nhưng đó vẫn chưa phải là phần đáng sợ nhất.
Tại Mỹ, Walmart đã chuẩn bị hàng rào phòng ngự cho những cuộc tấn công của Amazon. Công ty này đã rót 10,5 tỷ USD vào hạ tầng công nghệ thông tin chỉ trong năm 2015. Không một nhà bán lẻ nào ở Đông Nam Á chuẩn bị kỹ lưỡng hơn Walmart. Và những công ty này sẽ phải đối mặt với hai gã khổng lồ sẵn sàng chi bội ngay trong chính thị trường vốn là của họ.
Liệu các tập đoàn lớn và chính phủ tại Đông Nam Á có đứng yên? Chúng ta có được chứng kiến sự xuất hiện của những quy định bảo hộ nhằm hỗ trợ các startup trong nước chống lại những gã khổng lồ này? Những gã khổng lồ nêu trên liệu có hút hết giá trị của Đông Nam Á? Mặc dù điều này là tốt cho người tiêu dùng nhưng những công ty lớn này có tái đầu tư vốn vào các nền kinh tế ở khu vực không?
Trên thự tế, nếu không xử lý thấu đáo những vấn đó trên toàn bộ thị trường Đông Nam Á, hai "con voi" một từ Mỹ, một từ Trung Quốc có thể giẫm nát tất cả những đối thủ nhỏ trong khu vực trong cuộc chiến của mình.
Tất cả những điều này chỉ nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông Nam Á với tư cách là một thị trường thống nhất. Đó là một trận chiến có thể quyết định số mệnh của Amazon và Alibaba trong công cuộc mở rộng ra quốc tế. Chẳng có gì ngạc nhiên, chiến lược dài hạn của công ty chắc chắn sẽ nhắc đến những khu vực khác như Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi. Thế nhưng Đông Nam Á là một thị trường đã “chín muồi”. Trung Quốc và Mỹ đang bị khóa chặt, cả hai thị trường đều đã bị những ông lớn xâm chiếm và nuốt gọn không bỏ sót phần nào. Đông Nam Á giờ chẳng khác gì bãi cỏ xanh mơn mởn hứa hẹn lượng “thức ăn” dồi dào cho hai “chú voi”.
Tầm quan trọng của Đông Nam Á sẽ không bị đánh giá thấp. Khái niệm “Chiến tranh Lạnh trên thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á” ám chỉ sự hiểu biết về địa chính trị của Mỹ và Trung Quốc. Nó cũng phản ánh sức mạnh của khu vực Đông Nam Á với tư cách là đòn bẩy cho sự cải tiến và hệ sinh thái của những tập đoàn, startup non trẻ cũng như các công ty của chính phủ. Hai gã khổng lồ này sẽ làm tăng hay giảm giá trị của ngành công nghiệp được rót vốn nhiều nhất trong mảng công nghệ và tại khu vực "nóng" nhất trên thế giơi? Cùng chờ xem!
Theo ictnews
Không có gì nghi ngờ, cuộc chiến thương mại điện tử quan trọng nhất trên thế giới hiện này không phải là giữa Amazon và Walmart hay Amazon và các kênh bán lẻ nhỏ mới xuất hiện như Warby Parker hay Dollar Shave Club mà chính là cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Alibaba và Amazon. Đó là một cuộc chiến dự kiến sẽ kéo dài hàng thập kỷ và trong vòng vài năm tới, "chiến trường" diễn ra những cuộc “giao tranh” ác liệt nhất sẽ là Đông Nam Á.
Tại Ấn Độ, ai cũng biết về câu chuyện giữa hai ông lớn ngành thương mại điện tử trong nước là Flipkart và Snapdeal. Flipkart và Snapdeal đang phải đối mặt với một đối thủ giàu có đến từ Mỹ, kẻ sẵn sang đổ tới 3 tỷ USD vào quốc gia này. Còn ở Indonesia, theo tin đồn Amazon sẽ rót 600 triệu USD cho thị trường này. Như vậy, với thế gọng kìm, Amazon dự định chinh phục Ấn Độ ở hướng Tây và Indonesia ở hướng Đông để ép chặt khu vực Đông Nam Á. Trong tương lại, một thị trường nữa ở trung tâm sẽ được Amazon hướng tới, có thể là Singapore. Thế nhưng công ty này hẳn sẽ rất kỹ lưỡng khi lựa chọn địa điểm.
Trong khi đó, Alibaba chẳng để phí hoài giây phút nào. Gã khổng lồ của đất nước Trung Hoa đã bỏ ra 1 tỷ USD để mua lại một ông lớn trên thị trường thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á là Lazada của Rocket Internet. Thông qua cánh tay tài chính của mình, Ant Financial (công ty sở hữu hơn 4,5 tỷ USD trong ngân hàng), Alibaba sẽ tiếp tục rót tiền đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.
Khi cả hai ông lớn Trung Quốc và Mỹ cũng bủa vây thị trường Đông Nam Á trên khắp “bốn phương tám hướng”, liệu đây có phải là một dấu hiệu tốt?
Đương nhiên, những công ty này sẽ tung hàng đống tiền trong mức có thể để thâu tóm thị phần và như vậy xét về góc độ của người tiêu dùng thì là có lợi. Thế nhưng những đối thủ khác thì sao? Các nhà bán lẻ đang hoạt động trong thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á sẽ có kết cục thế nào?
Hiển nhiên, những website thương mại điện tử nhỏ chẳng kịp chuẩn bị gì trước sự tấn công dữ dội của cả Alibaba và Amazon. Chúng ta có thể thấy điều này ở Ấn Độ khi giá trị của công ty Flipkart ngày càng đi xuống. Có rất ít công ty thương mại điện tử tại khu vực này kịp chuẩn bị nghênh chiến. Thế nhưng đó vẫn chưa phải là phần đáng sợ nhất.
Tại Mỹ, Walmart đã chuẩn bị hàng rào phòng ngự cho những cuộc tấn công của Amazon. Công ty này đã rót 10,5 tỷ USD vào hạ tầng công nghệ thông tin chỉ trong năm 2015. Không một nhà bán lẻ nào ở Đông Nam Á chuẩn bị kỹ lưỡng hơn Walmart. Và những công ty này sẽ phải đối mặt với hai gã khổng lồ sẵn sàng chi bội ngay trong chính thị trường vốn là của họ.
Liệu các tập đoàn lớn và chính phủ tại Đông Nam Á có đứng yên? Chúng ta có được chứng kiến sự xuất hiện của những quy định bảo hộ nhằm hỗ trợ các startup trong nước chống lại những gã khổng lồ này? Những gã khổng lồ nêu trên liệu có hút hết giá trị của Đông Nam Á? Mặc dù điều này là tốt cho người tiêu dùng nhưng những công ty lớn này có tái đầu tư vốn vào các nền kinh tế ở khu vực không?
Trên thự tế, nếu không xử lý thấu đáo những vấn đó trên toàn bộ thị trường Đông Nam Á, hai "con voi" một từ Mỹ, một từ Trung Quốc có thể giẫm nát tất cả những đối thủ nhỏ trong khu vực trong cuộc chiến của mình.
Tất cả những điều này chỉ nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông Nam Á với tư cách là một thị trường thống nhất. Đó là một trận chiến có thể quyết định số mệnh của Amazon và Alibaba trong công cuộc mở rộng ra quốc tế. Chẳng có gì ngạc nhiên, chiến lược dài hạn của công ty chắc chắn sẽ nhắc đến những khu vực khác như Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi. Thế nhưng Đông Nam Á là một thị trường đã “chín muồi”. Trung Quốc và Mỹ đang bị khóa chặt, cả hai thị trường đều đã bị những ông lớn xâm chiếm và nuốt gọn không bỏ sót phần nào. Đông Nam Á giờ chẳng khác gì bãi cỏ xanh mơn mởn hứa hẹn lượng “thức ăn” dồi dào cho hai “chú voi”.
Tầm quan trọng của Đông Nam Á sẽ không bị đánh giá thấp. Khái niệm “Chiến tranh Lạnh trên thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á” ám chỉ sự hiểu biết về địa chính trị của Mỹ và Trung Quốc. Nó cũng phản ánh sức mạnh của khu vực Đông Nam Á với tư cách là đòn bẩy cho sự cải tiến và hệ sinh thái của những tập đoàn, startup non trẻ cũng như các công ty của chính phủ. Hai gã khổng lồ này sẽ làm tăng hay giảm giá trị của ngành công nghiệp được rót vốn nhiều nhất trong mảng công nghệ và tại khu vực "nóng" nhất trên thế giơi? Cùng chờ xem!
Theo ictnews
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ