Tìm hiểu B2B – Mô hình Thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp xuất khẩu
20/10/2016
Khi nghe đến cụm từ “thương mại điện tử”, hầu như ai cũng nghĩ đó đơn giản chỉ là một website bán hàng trực tuyến. Nhưng có thật sự chỉ là vậy không? Và phải chăng ai cũng có thể kinh doanh dựa vào thương mại điện tử?
Khi nghe đến cụm từ “thương mại điện tử”, hầu như ai cũng nghĩ đó đơn giản chỉ là một website bán hàng trực tuyến. Nhưng có thật sự chỉ là vậy không? Và phải chăng ai cũng có thể kinh doanh dựa vào thương mại điện tử?
Thương mại điện tử gồm nhiều mô hình, trong đó nổi bật là 3 mô hình chính, phổ biến nhất và cơ bản nhất, đó là B2B (Business to Business), B2C (Business to Consumer) và C2C (Consumer to Consumer). Nếu như C2C là mô hình giúp cho cho cá nhân buôn bán với cá nhân thì B2B và B2C là 2 mô hình hướng thẳng đến mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kênh bán hàng của mình.
Có lẽ người tiêu dùng thường nghe nhiều đến khái niệm B2C vì đây là phương thức kết nối bán hàng từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Giới hạn của mô hình B2C thường chỉ gói gọn trong 1 quốc gia, trừ một vài website TMĐT B2C cực lớn hỗ trợ bán hàng tại nhiều nước.
Tuy vậy, trong giao thương quốc tế, B2B lại là mô hình thương mại điện tử nổi trội hơn nhiều khi hỗ trợ doanh nghiệp giao thương với doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu với những đơn hàng trị giá hàng trăm đến hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD. Đây chính là mô hình vàng mà bất cứ doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở bất cứ đâu trên thế giới phải tham gia nếu muốn thành công trong thương mại điện tử.
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp xuất khẩu có thể ứng dụng thành công thương mại điện tử?
Không phải chỉ cần thuê một nhóm kỹ thuật xây dựng một hệ thống website rồi đưa hệ thống này lên mạng là đã có thể bảo rằng doanh nghiệp đã thực hiện thương mại điện tử. Để gặt hái được nhiều lợi thế mà hệ thống website mang lại, chúng ta cần phải làm nhiều hơn. Để bán được hàng hóa, cần phải thực hiện đủ các bước căn bản từ chào hàng đến hậu mãi. Và thực chất, thương mại điện tử chỉ là một hoạt động tiên tiến của thương mại truyền thống.
Đối với hoạt động Marketing, doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian hơn để thu hút các đối tượng khách có nhu cầu mua bán hàng hóa. Điều này được xem là cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với những doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử. Hoặc có thể thuê dịch vụ marketing cho website của doanh nghiệp. Đây là phương pháp truyền thông rất phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không những truyền thông tốt trong nước, mà còn giúp các doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, không phải bất cứ thứ gì cũng có thể bán trực tuyến. Các doanh nghiệp không thể bán những gì mà khách hàng không cần. Khi quyết định bán hàng trực tuyến, người kinh doanh phải khảo sát kỹ liệu sẽ có thị trường tiêu thụ qua mạng cho mặt hàng này hay không, nếu có, ắt sẽ có người khác có cùng ý tưởng, vì vậy cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, phải biết cách làm nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình để tăng lợi thế cạnh tranh.
Và phải kể đến trong hàng tỷ các website thương mại điện tử trên thế giới, làm thế nào để khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm của doanh nghiệp? Thông thường, một website được biết đến bằng nhiều phương thức: tìm kiếm từ Search Engine, qua bạn bè giới thiệu, hay đọc được thông tin về địa chỉ website từ một nguồn nào khác,... Trong đó, cách tìm qua Search Engine là phổ biến nhất, ví dụ như doanh nghiệp có thể làm dịch vụ quảng cáo trên Google để xuất hiện ở những trang đầu của kết quả tìm kiếm. Tất nhiên chi phí quảng cáo để xếp hạng đầu cũng không hề nhỏ. Ngoài ra, việc bố trí phân loại thông tin hay hàng hóa trên website cũng cần nhắm vào mục tiêu làm sao để người mua hàng tìm kiếm được sản phẩm dễ dàng nhất. Bởi vì khách hàng không phải lúc nào cũng kiên nhẫn dạo chơi trên website.
Nhìn chung, vẫn còn rất nhiều vấn đề khác mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi hoạt động thương mại điện tử. Nắm bắt được điều này, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều website thương mại điện tử nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một trong những sàn thương mại điện tử B2B hàng đầu và lớn nhất thế giới phải kể đến đó là Alibaba.com. Nhiều người biết đến Alibaba.com như một sàn thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp muốn đơn giản hóa hoạt động kinh doanh, và tối đa hóa việc tiết kiệm chi phí và thu hút khách hàng. Nhưng bản chất, lợi thế mà Alibaba.com mang lại cho các doanh nghiệp còn nhiều hơn so với những gì chúng ta biết. Với các gói dịch vụ đa dạng và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm ra thị trường quốc tế, Alibaba.com tự tin tạo ra một quần thể thương mại toàn cầu tập trung một số lượng lớn các mặt hàng đa dạng từ các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ OSB – đại lý ủy quyền lâu năm nhất của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam đã góp phần trong công cuộc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt đến gần hơn với thế giới nhờ cơ hội mà Gold Supplier và các dịch vụ VAT đi kèm mang lại.
Cụ thể hơn, về truyền thông, các thành viên Gold Supplier không cần phải lo nhiều về vấn đề quảng cáo website hoặc trả tiền cho dịch vụ marketing website. Dựa vào số lượng thành viên khổng lồ của mình, Alibaba.com luôn là website giữ vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm qua Google hay Bing. Chính vì vậy, khi tìm kiếm sản phẩm, các doanh nghiệp cũng không lo sợ khách hàng sẽ không thể tìm thấy mình.
Bên cạnh đó, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thiết kế website chuyên nghiệp. Nếu tự làm, các doanh nghiệp cần bỏ chi phí dịch vụ để xây dựng một website quảng cáo thông tin về doanh nghiệp. Trong khi đó, Alibaba.com cùng Công ty OSB xây dựng sẵn cho các Gold Supplier một minisite đơn giản nhưng mang tính chuyên nghiệp cao với các công cụ sẵn có. Đội ngũ Chăm sóc khách hàng tận tình của OSB luôn hỗ trợ kịp thời các vấn đề về thiết kế minisite, đăng sản phẩm, thiết kế nội dung... để thu hút người mua hàng hiệu quả hơn trên Alibaba.com.
Đi đầu trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, OSB mở ra nhiều lớp đào tạo chuyên sâu cho các thành viên Gold Supplier từ căn bản đến nâng cao và tổ chức nhiều sự kiện giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm từ các Gold Supplier lâu năm đã hoạt động rất thành công trên Alibaba.com. Tập đoàn Alibaba và OSB còn kết hợp với nhiều đối tác nhằm đưa ra giải pháp, ưu đãi để hỗ trợ cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt trên Alibaba.com.
Có thể nhận thấy, ngoài lợi thế về tiết kiệm chi phí hoạt động quảng cáo, thuê nhân viên, mặt bằng kinh doanh,... Alibaba.com cùng công ty OSB đang nỗ lực từng bước đưa ra các dịch vụ mới tốt hơn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đạt được nhiều lợi thế để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ đó, các doanh nghiệp Việt cần phải chủ động hơn khi hoạt động thương mại điện tử. Nói cách khác, do các lợi ích to lớn mà thương mại điện tử nói chung hay Alibaba.com nói riêng mang lại, Doanh nghiệp Việt cần có những hành động thiết thực để đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh của mình. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số mà tại đó, internet tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, cùng với sự hỗ trợ tối đa mà Alibaba.com và OSB mang lại, các doanh nghiệp cần phát huy tinh thần kinh doanh theo hướng đơn giản và tối ưu hóa nhất.
Trong suốt hơn 5 năm đồng hành và cùng phát triển, Tập đoàn Alibaba và Công ty OSB đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tâm trí khách hàng cũng như khẳng định được khả năng hỗ trợ đáng tin cậy đối với doanh nghiệp Việt. Trong tương lai, Alibaba và OSB hứa hẹn sẽ cùng xây dựng con thuyền thương mại điện tử phát triển mạnh hơn nữa, đủ lớn để có thể đưa các doanh nghiệp Việt tiến xa ra biển thị trường toàn cầu.
OSB
Khi nghe đến cụm từ “thương mại điện tử”, hầu như ai cũng nghĩ đó đơn giản chỉ là một website bán hàng trực tuyến. Nhưng có thật sự chỉ là vậy không? Và phải chăng ai cũng có thể kinh doanh dựa vào thương mại điện tử?
Thương mại điện tử gồm nhiều mô hình, trong đó nổi bật là 3 mô hình chính, phổ biến nhất và cơ bản nhất, đó là B2B (Business to Business), B2C (Business to Consumer) và C2C (Consumer to Consumer). Nếu như C2C là mô hình giúp cho cho cá nhân buôn bán với cá nhân thì B2B và B2C là 2 mô hình hướng thẳng đến mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kênh bán hàng của mình.
Có lẽ người tiêu dùng thường nghe nhiều đến khái niệm B2C vì đây là phương thức kết nối bán hàng từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Giới hạn của mô hình B2C thường chỉ gói gọn trong 1 quốc gia, trừ một vài website TMĐT B2C cực lớn hỗ trợ bán hàng tại nhiều nước.
Tuy vậy, trong giao thương quốc tế, B2B lại là mô hình thương mại điện tử nổi trội hơn nhiều khi hỗ trợ doanh nghiệp giao thương với doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu với những đơn hàng trị giá hàng trăm đến hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD. Đây chính là mô hình vàng mà bất cứ doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở bất cứ đâu trên thế giới phải tham gia nếu muốn thành công trong thương mại điện tử.
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp xuất khẩu có thể ứng dụng thành công thương mại điện tử?
Không phải chỉ cần thuê một nhóm kỹ thuật xây dựng một hệ thống website rồi đưa hệ thống này lên mạng là đã có thể bảo rằng doanh nghiệp đã thực hiện thương mại điện tử. Để gặt hái được nhiều lợi thế mà hệ thống website mang lại, chúng ta cần phải làm nhiều hơn. Để bán được hàng hóa, cần phải thực hiện đủ các bước căn bản từ chào hàng đến hậu mãi. Và thực chất, thương mại điện tử chỉ là một hoạt động tiên tiến của thương mại truyền thống.
Đối với hoạt động Marketing, doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian hơn để thu hút các đối tượng khách có nhu cầu mua bán hàng hóa. Điều này được xem là cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với những doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử. Hoặc có thể thuê dịch vụ marketing cho website của doanh nghiệp. Đây là phương pháp truyền thông rất phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không những truyền thông tốt trong nước, mà còn giúp các doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, không phải bất cứ thứ gì cũng có thể bán trực tuyến. Các doanh nghiệp không thể bán những gì mà khách hàng không cần. Khi quyết định bán hàng trực tuyến, người kinh doanh phải khảo sát kỹ liệu sẽ có thị trường tiêu thụ qua mạng cho mặt hàng này hay không, nếu có, ắt sẽ có người khác có cùng ý tưởng, vì vậy cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, phải biết cách làm nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình để tăng lợi thế cạnh tranh.
Và phải kể đến trong hàng tỷ các website thương mại điện tử trên thế giới, làm thế nào để khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm của doanh nghiệp? Thông thường, một website được biết đến bằng nhiều phương thức: tìm kiếm từ Search Engine, qua bạn bè giới thiệu, hay đọc được thông tin về địa chỉ website từ một nguồn nào khác,... Trong đó, cách tìm qua Search Engine là phổ biến nhất, ví dụ như doanh nghiệp có thể làm dịch vụ quảng cáo trên Google để xuất hiện ở những trang đầu của kết quả tìm kiếm. Tất nhiên chi phí quảng cáo để xếp hạng đầu cũng không hề nhỏ. Ngoài ra, việc bố trí phân loại thông tin hay hàng hóa trên website cũng cần nhắm vào mục tiêu làm sao để người mua hàng tìm kiếm được sản phẩm dễ dàng nhất. Bởi vì khách hàng không phải lúc nào cũng kiên nhẫn dạo chơi trên website.
Nhìn chung, vẫn còn rất nhiều vấn đề khác mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi hoạt động thương mại điện tử. Nắm bắt được điều này, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều website thương mại điện tử nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một trong những sàn thương mại điện tử B2B hàng đầu và lớn nhất thế giới phải kể đến đó là Alibaba.com. Nhiều người biết đến Alibaba.com như một sàn thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp muốn đơn giản hóa hoạt động kinh doanh, và tối đa hóa việc tiết kiệm chi phí và thu hút khách hàng. Nhưng bản chất, lợi thế mà Alibaba.com mang lại cho các doanh nghiệp còn nhiều hơn so với những gì chúng ta biết. Với các gói dịch vụ đa dạng và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm ra thị trường quốc tế, Alibaba.com tự tin tạo ra một quần thể thương mại toàn cầu tập trung một số lượng lớn các mặt hàng đa dạng từ các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ OSB – đại lý ủy quyền lâu năm nhất của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam đã góp phần trong công cuộc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt đến gần hơn với thế giới nhờ cơ hội mà Gold Supplier và các dịch vụ VAT đi kèm mang lại.
Cụ thể hơn, về truyền thông, các thành viên Gold Supplier không cần phải lo nhiều về vấn đề quảng cáo website hoặc trả tiền cho dịch vụ marketing website. Dựa vào số lượng thành viên khổng lồ của mình, Alibaba.com luôn là website giữ vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm qua Google hay Bing. Chính vì vậy, khi tìm kiếm sản phẩm, các doanh nghiệp cũng không lo sợ khách hàng sẽ không thể tìm thấy mình.
Bên cạnh đó, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thiết kế website chuyên nghiệp. Nếu tự làm, các doanh nghiệp cần bỏ chi phí dịch vụ để xây dựng một website quảng cáo thông tin về doanh nghiệp. Trong khi đó, Alibaba.com cùng Công ty OSB xây dựng sẵn cho các Gold Supplier một minisite đơn giản nhưng mang tính chuyên nghiệp cao với các công cụ sẵn có. Đội ngũ Chăm sóc khách hàng tận tình của OSB luôn hỗ trợ kịp thời các vấn đề về thiết kế minisite, đăng sản phẩm, thiết kế nội dung... để thu hút người mua hàng hiệu quả hơn trên Alibaba.com.
Đi đầu trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, OSB mở ra nhiều lớp đào tạo chuyên sâu cho các thành viên Gold Supplier từ căn bản đến nâng cao và tổ chức nhiều sự kiện giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm từ các Gold Supplier lâu năm đã hoạt động rất thành công trên Alibaba.com. Tập đoàn Alibaba và OSB còn kết hợp với nhiều đối tác nhằm đưa ra giải pháp, ưu đãi để hỗ trợ cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt trên Alibaba.com.
Có thể nhận thấy, ngoài lợi thế về tiết kiệm chi phí hoạt động quảng cáo, thuê nhân viên, mặt bằng kinh doanh,... Alibaba.com cùng công ty OSB đang nỗ lực từng bước đưa ra các dịch vụ mới tốt hơn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đạt được nhiều lợi thế để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ đó, các doanh nghiệp Việt cần phải chủ động hơn khi hoạt động thương mại điện tử. Nói cách khác, do các lợi ích to lớn mà thương mại điện tử nói chung hay Alibaba.com nói riêng mang lại, Doanh nghiệp Việt cần có những hành động thiết thực để đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh của mình. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số mà tại đó, internet tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, cùng với sự hỗ trợ tối đa mà Alibaba.com và OSB mang lại, các doanh nghiệp cần phát huy tinh thần kinh doanh theo hướng đơn giản và tối ưu hóa nhất.
Trong suốt hơn 5 năm đồng hành và cùng phát triển, Tập đoàn Alibaba và Công ty OSB đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tâm trí khách hàng cũng như khẳng định được khả năng hỗ trợ đáng tin cậy đối với doanh nghiệp Việt. Trong tương lai, Alibaba và OSB hứa hẹn sẽ cùng xây dựng con thuyền thương mại điện tử phát triển mạnh hơn nữa, đủ lớn để có thể đưa các doanh nghiệp Việt tiến xa ra biển thị trường toàn cầu.
OSB
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ