Việt Nam có thể trở thành thị trường thương mại điện tử B2C lớn nhất Đông Nam Á
29/09/2016
Dân trí Báo cáo gần đây của công ty tư vấn kinh doanh của Mỹ Frost & Sullivan cho rằng, Việt Nam và Indonesia có thể dẫn đầu Đông Nam Á về doanh thu trong lĩnh vực thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) trong vòng 5 năm tới.
Theo đó, tổng doanh thu trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C ở 6 thị trường lớn nhất Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Phillippines, được dự báo sẽ tăng với tốc độ gần 18% mỗi năm, từ mức 11,2 tỷ USD năm 2015 lên mức 25,2 tỷ USD năm 2020. Dự báo này không bao gồm doanh thu đến từ đặt phòng khách sạn và vé máy bay.
Theo ông Cris Duy Trần, trưởng nhóm tư vấn thương mại điện tử và chuyển đổi kỹ thuật số của Frost & Sullivan Châu Á-Thái Bình Dương, hai nước dẫn đầu năm 2015 về mặt doanh thu trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C là Malaysia với 2,3 tỷ USD và Thái Lan ở mức 2.1 tỷ USD. Con số này của Việt Nam là 1,6 ỷ USD.
Ông Cris cho biết, tăng trưởng ở khu vực ASEAN chủ yếu do tỉ lệ thâm nhập di động cao một cách đáng kinh ngạc tại nhiều nước. Indonesia hiện nay có tới 326 triệu thuê bao điện thoại di động, 88 triệu người sử dụng Internet thường xuyên. Việt Nam có khoảng 127 triệu thuê bao điện thoại di động và gần 40 triệu người dùng Internet thường xuyên.
Frost & Sullivan đặc biệt đánh giá cao tiềm năng của ứng dụng sàn thương mại điện tử, như Carousell của Singapore hay Tokopedia của Indonesia khi các công ty này cũng đang tập trung đẩy mạnh các chiến lược kinh doanh mobile-first. Frost & Sullivan cũng dự báo các dịch vụ thương mại điện tử liên quan tới du lịch, giao đồ ăn hay hàng cao cấp phục vụ người tiêu dùng ASEAN cũng vẫn còn nhiều tiềm năng.
Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn còn đặt ra nhiều thách thức cho các công ty thương mại điện tử, với việc nhiều công ty tên tuổi đã rút đi vào năm 2015, như dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến Foodpanda rút khỏi thị trường Việt Nam và Groupon rời Thái Lan và Philippines.
Địa hình phức tạp và tỉ lệ người dùng thẻ tín dụng thấp là những thách thức không nhỏ trong việc phát triển thị trường thương mại điện tử. Hiện nay, chỉ có khoảng dưới 7% dân số Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore và Malaysia) sở hữu thẻ tín dụng. Tỉ lệ này vào năm 2014 tại Việt Nam chỉ là 1.9%. Tại nhiều nước Đông Nam Á, chỉ có dưới 50% dân số có tài khoản ngân hàng.
Theo bà Yvonne Lim, giám đốc phụ trách các vấn đề giải pháp cho doanh nghiệp của SingPost eCommerce, thanh toán xuyên quốc gia đang là thách thức lớn cho các công ty thương mại điện tử trong khu vực. Tuy nhiên điều này đang dần được cải thiện với sự xuất hiện của nhiều công ty thanh toán quốc tế như Stripe, Alipay hay Apple Pay trong khu vực.
Hơn nữa, theo ông Cris, tăng trưởng thương mại điện tử tại Trung Quốc được dự báo cũng sẽ kéo theo đà tăng trưởng tại Đông Nam Á, mặc dù thị phần của thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ ở Đông Nam Á mới đạt 2,5%, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 12,1%.
Phát biểu tại Tuần Lễ Đổi Mới và Công Nghệ Singapore gần đây, Khailee Ng, giám đốc Đông Nam Á cho quỹ 500 Startups, cho rằng chính phủ các nước Đông Nam Á và các quỹ VCs đang đánh giá thấp tiềm năng tăng trưởng theo cấp số nhân của nền kinh tế Internet trong khu vực. Điển hình là các công ty và quỹ rót vốn vào Grab, một trong những công ty khởi nghiệp có tài lực mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng di động trong khu vực, lại chủ yếu đến từ Nhật, Mỹ và Trung Quốc.
Nguồn: Dân trí
Theo đó, tổng doanh thu trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C ở 6 thị trường lớn nhất Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Phillippines, được dự báo sẽ tăng với tốc độ gần 18% mỗi năm, từ mức 11,2 tỷ USD năm 2015 lên mức 25,2 tỷ USD năm 2020. Dự báo này không bao gồm doanh thu đến từ đặt phòng khách sạn và vé máy bay.
Theo ông Cris Duy Trần, trưởng nhóm tư vấn thương mại điện tử và chuyển đổi kỹ thuật số của Frost & Sullivan Châu Á-Thái Bình Dương, hai nước dẫn đầu năm 2015 về mặt doanh thu trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C là Malaysia với 2,3 tỷ USD và Thái Lan ở mức 2.1 tỷ USD. Con số này của Việt Nam là 1,6 ỷ USD.
Ông Cris cho biết, tăng trưởng ở khu vực ASEAN chủ yếu do tỉ lệ thâm nhập di động cao một cách đáng kinh ngạc tại nhiều nước. Indonesia hiện nay có tới 326 triệu thuê bao điện thoại di động, 88 triệu người sử dụng Internet thường xuyên. Việt Nam có khoảng 127 triệu thuê bao điện thoại di động và gần 40 triệu người dùng Internet thường xuyên.
Frost & Sullivan đặc biệt đánh giá cao tiềm năng của ứng dụng sàn thương mại điện tử, như Carousell của Singapore hay Tokopedia của Indonesia khi các công ty này cũng đang tập trung đẩy mạnh các chiến lược kinh doanh mobile-first. Frost & Sullivan cũng dự báo các dịch vụ thương mại điện tử liên quan tới du lịch, giao đồ ăn hay hàng cao cấp phục vụ người tiêu dùng ASEAN cũng vẫn còn nhiều tiềm năng.
Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn còn đặt ra nhiều thách thức cho các công ty thương mại điện tử, với việc nhiều công ty tên tuổi đã rút đi vào năm 2015, như dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến Foodpanda rút khỏi thị trường Việt Nam và Groupon rời Thái Lan và Philippines.
Địa hình phức tạp và tỉ lệ người dùng thẻ tín dụng thấp là những thách thức không nhỏ trong việc phát triển thị trường thương mại điện tử. Hiện nay, chỉ có khoảng dưới 7% dân số Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore và Malaysia) sở hữu thẻ tín dụng. Tỉ lệ này vào năm 2014 tại Việt Nam chỉ là 1.9%. Tại nhiều nước Đông Nam Á, chỉ có dưới 50% dân số có tài khoản ngân hàng.
Theo bà Yvonne Lim, giám đốc phụ trách các vấn đề giải pháp cho doanh nghiệp của SingPost eCommerce, thanh toán xuyên quốc gia đang là thách thức lớn cho các công ty thương mại điện tử trong khu vực. Tuy nhiên điều này đang dần được cải thiện với sự xuất hiện của nhiều công ty thanh toán quốc tế như Stripe, Alipay hay Apple Pay trong khu vực.
Hơn nữa, theo ông Cris, tăng trưởng thương mại điện tử tại Trung Quốc được dự báo cũng sẽ kéo theo đà tăng trưởng tại Đông Nam Á, mặc dù thị phần của thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ ở Đông Nam Á mới đạt 2,5%, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 12,1%.
Phát biểu tại Tuần Lễ Đổi Mới và Công Nghệ Singapore gần đây, Khailee Ng, giám đốc Đông Nam Á cho quỹ 500 Startups, cho rằng chính phủ các nước Đông Nam Á và các quỹ VCs đang đánh giá thấp tiềm năng tăng trưởng theo cấp số nhân của nền kinh tế Internet trong khu vực. Điển hình là các công ty và quỹ rót vốn vào Grab, một trong những công ty khởi nghiệp có tài lực mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng di động trong khu vực, lại chủ yếu đến từ Nhật, Mỹ và Trung Quốc.
Nguồn: Dân trí
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ