Tin tức
Xúc tiến thương mại thông qua các phương tiện điện tử
29/08/2016
Có các công cụ gì để quảng bá website của doanh nghiệp?
Hầu hết các công ty sử dụng quảng cáo trực tuyến đều đã sử dụng các công cụ quảng cáo truyền thống. Để quảng cáo hiệu quả nên sử dụng phối hợp các hình thức với nhau. Ví dụ, trong các quảng cáo trên báo, tạp chí... nên đưa địa chỉ website của doanh nghiệp vào đó. Quảng cáo dạng banner là một trong các hình thức quảng cáo điện tử phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó có các dạng quảng cáo pop-up, pop-up behind ads, interistitial ads và active ads.
- Banner Ads: là ô quảng cáo hình chữ nhật được đặt trên các trang web, có dạng tĩnh hoặc động, liên kết đến một trang web chứa các nội dung thông tin của quảng cáo. Khi người xem kích chuột vào ô quảng cáo, trang web quảng cáo sẽ được mở ra để người xem theo dõi các thông tin quảng cáo trong đó. Các quảng cáo này có thể đáp ứng mục tiêu cung cấp thông tin hoặc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ.
Những banner quảng cáo ban đầu được thiết kế dưới dạng ảnh GIF và được tải về cùng trang web và giữ nguyên trạng thái cho đến khi người xem chuyển sang trang khác. Hiện nay, các banner được thiết kế tinh tế hơn, có thể tự thay đổi trong khi trang web vẫn giữ nguyên nhằm thu hút sự chú của người xem bằng những hình ảnh động.
Mặc dù các banner ads có thể được thiết kế với kích thước bất kỳ, việc sắp xếp các banner ads trên trang web sẽ thuận tiện hơn khi có tiêu chuẩn đối chung đối với các banner. Ủy ban quảng cáo tương tác (IAB) là một tổ chức phi lợi nhuận xúc tiến hoạt động quảng cáo trực tuyến (tên của IAB trước năm 2001 là Internet Advertising Beureau được chuyển thành Interactive Adverstising Bereau từ năm 2001). IAB đưa ra tiêu chuẩn đầu tiên cho các dạng quảng cáo trực tuyến (IMU – interactive marketing unit). IAB khuyến khích các thành viên sử dụng bốn dạng quảng cáo chuẩn là: 180x150, 300x250, 160x600 và 728x90.
Hầu hết các hãng quảng cáo, các công ty thiết kế website đều có thể cung cấp dịch vụ thiết kế các banner quảng cáo, thậm chí công ty có thể tự thiết kế các banner cho riêng mình.
Doanh nghiệp có thể tham khảo miễn phí các mẫu thiết kế trên AdDesigner.com.
Có ba phương pháp được sử dụng để quảng cáo thông qua banner ad:
+ Trao đổi banner: thường phù hợp hơn đối với các tổ chức phi lợi nhuận vì các tổ chức có quan hệ cạnh tranh sẽ không trao đổi banner với nhau
+ Thuê chỗ đặt banner: doanh nghiệp sẽ tìm website thu hút được lượng người xem lớn và phù hợp với thị trường mục tiêu của mình để thuê chỗ đặt banner. Các hãng quảng cáo có thể cung cấp dịch vụ trọn gói từ thiết kế quảng cáo, thiết kế banner đến tìm các website phù hợp để đặt banner. Các hãng quảng cáo có nhiều khách hàng muốn quảng cáo online thường có chính sách giá tốt vì có thể sử dụng ngân sách của nhiều khách hàng để thương lượng với website nhận đặt banner trên đó vì họ sẽ mua một không gian lớn để quảng cáo.
+ Đăng ký sử dụng dịch vụ của các mạng lưới quảng cáo trực tuyến, đó là những trung gian giữa công ty cần quảng cáo và website đặt quảng cáo. Những mạng lưới lớn như DoubleClick, LinkExchange (thuộc Microsof Central), ValueClick nhận đăng banner trên các website lớn (như Yahoo!, Amazon, Alibaba...).
- Pop-up: đây là dạng quảng cáo được thể hiện dưới dạng một cửa sổ mới khi người sử dụng mở một trang web nào đó. Cửa sổ này không có các nội dung và hình thức giống một trang web thông thường mà chỉ chứa duy nhất nội dung quảng cáo. Cách duy nhất để thoát khỏi cửa sổ pop-up này là kích vào nút đóng cửa sổ này ở góc trên, bên phải. Nhiều người sử dụng rất không thích kiểu quảng cáo này. Đặc biệt là khi các cửa sổ pop-up liên tục xuất hiện khi đóng một trang web nào đó. Nếu người sử dụng không thao tác nhanh, các pop-up hiện ra liên tục có thể dẫn đến treo máy tính. Một dạng quảng cáo, ít gây bực mình hơn cho người sử dụng là pop-up behinds, tức là cửa sổ quảng cáo được hiện ra nhưng nằm ở phía sau trang web mà người sử dụng mở. Người sử dụng có thể nhìn thấy cửa sổ này khi đóng trang web liên quan đến pop-up. Theo nghiên cứu của hãng tư vấn phương tiện tương tác Anh năm 2004, quảng cáo dạng pop-up không chỉ gây bực mình đối với người dùng mà còn tạo ra sự thiếu thiện cảm của người dùng đối với công ty đang quảng cáo. Bất chấp kết quả nghiên cứu trên, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng quảng cáo dạng pop-up để thu hút sự chú ý của người sử dụng.
- Quảng cáo trung gian (interstitial ads): là quảng cáo được hiện ra khi người sử dụng muốn mở một trang web nào đó, tuy nhiên quảng cáo chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khoảng vài giây rồi tự đóng lại, sau đó trang web tiếp tục được hiển thị. Cảm nhận của người dùng đối với loại quảng cáo này cũng tương tự như đối với quảng cáo bằng pop-up, tuy nhiên việc sử dụng hay không vẫn tùy thuộc mục đích của công ty đăng quảng cáo.
- Quảng cáo động (active ads): là quảng cáo chạy qua một phần nào đó trên trang web mà người sử dụng đang xem. Quảng cáo này thường là một đoạn phim ngắn, có âm thanh và hình ảnh động. Quảng cáo kiểu này thu hút sự chú ý cao hơn nhưng cũng tạo cảm giác khó chịu hơn nếu người dùng không quan tâm đến nội dung quảng cáo vì hầu như không có cách nào để người dùng tự loại bỏ quảng cáo này ngoại trừ đóng trang web đó lại.
- Quảng cáo qua email: là cách sử dụng thư điện tử gửi trực tiếp đến những khách hàng tiềm năng. Phương pháp này nếu lạm dụng sẽ trở thành hình thức gửi thư rác (spam). Để tránh bị coi là thư rác, trước khi gửi nội dung quảng cáo, người gửi cần có biện pháp để biết được người nhận có đồng ý nhận các thư quảng cáo này hay không.
- Quảng cáo qua các công cụ tìm kiếm (search engine): là cách đăng ký trên các công cụ tìm kiếm để người sử dụng khi tìm kiếm các nội dung liên quan thì nội dung quảng cáo sẽ xuất hiện
- Đăng ký vào các cổng thông tin thương mại điện tử: là cách đăng ký vào cơ sở dữ liệu thành viên trong các cổng thông tin điện tử. Khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu này về các nội dung liên quan, khả năng tìm thấy công ty sẽ cao hơn so với việc đăng ký trên các công cụ tìm kiếm phổ thông.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dung thêm hai hình thức sau để quảng bá website của mình:
- Quảng cáo lan tỏa (viral marketing): là hình thức gửi kèm theo thông điệp quảng cáo những thông tin hấp dẫn đối với khách hàng như bưu thiếp điện tử (e-card) hay phần mềm miễn phí... để tạo động lực cho khách hàng gửi tiếp những thông điệp này cho bạn bè, người quen của minh. Như vậy, chính người nhận sẽ là người tiếp tục phát tán các quảng cáo của công ty đi rộng hơn.
- Sự kiện trực tuyến: là hình thức tổ chức các sự kiện như cuộc thi, đố vui, phỏng vấn trực tuyến trên website của doanh nghiệp để thu hút nhiều người tham gia và biết đến website.
Xúc tiến thương mại điện tử là gì?
Xúc tiến thương mại điện tử thực chất là cách thức các doanh nghiệp sử dụng Internet, Web và các thiết bị điện tử, các mạng viễn thông để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đến thị trường mục tiêu. Các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử chủ yếu gồm:
- Sử dụng catalogue điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, ví dụ:
www.viettien.com.vn; www.golmart.com.vn; www.cybermalll.com;
- Tiến hành giao dịch điện tử qua mạng như: www.cisco.com; www.dell.com; www.ford.com;
- Cung cấp hoạt động hỗ trợ khách hàng và hỏi đáp (FAQs) nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời giúp khách hàng tìm hiểu nhanh về công ty, sản phẩm và dịch vụ của công ty. www.microsoft.com; www.mastercard.com;
- Tổ chức các sự kiện để thu hút sự chú ý, xây dựng hình ảnh công ty thông qua các cuộc thi trực tuyến, đấu giá trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến;
Marketing bằng thư điện tử có ưu-nhược điểm gì?
Ưu điểm: Về nội dung, thư điện tử có thể truyền tải thông điệp với nhiều dạng thông tin như văn bản, hình ảnh, âm thanh… đến khách hàng một cách nhanh chóng và chi phí thấp. Hơn nữa, việc tổ chức gửu thư điện tử có thể được tự động hóa nhờ các phần mềm chuyên dụng. Đồng thời, sử dụng thư điện tử có thể cá biệt hóa nội dung thông điệp quảng cáo và chào hàng nhằm đúng vào các đoạn thị trường khác nhau, thậm chí đến từng cá nhân.
Về hình thức, thư điện tử có thể được trình bày đẹp, thu hút sự chú ý của khách hàng. Thư điện tử đang trở thành một phần không thể thiếu trong việc tạo lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Thư điện tử là công cụ hữu hiệu, bên cạnh các phương tiện truyền thông khác, trong việc tăng cường hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Nhược điểm: Khách hàng ngày càng bão hoà với email quảng cáo. Số lượng thư điện tử được gửi đi với mục đích quảng cáo ngày càng nhiều, trung bình 80% thư điện khách hàng nhận hàng ngày có mục đích quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều này không chỉ giảm hiệu quả marketing mà còn ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp khi gửi thư quảng cáo mà không có sự đồng ý của người nhận. Để khắc phục nhược điểm, có thể lựa chọn hình thức gửi thư điện tử opt-out, theo đó, người nhận có thể thông báo cho người gửi để từ chối không nhận thông điệp quảng cáo tiếp theo.
Sử dụng thư điện tử để quảng bá có cơ hội và thách thức gì?
Cơ hội: Với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng marketing bằng email là hết sức cần thiết và mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và tiếp cận được thị trường lớn. Thư điện tử là công cụ hiệu quả để quảng bá nhãn hiệu trên Internet. Danh mục thư điện tử của khách hàng quan tâm có thể được xây dựng tự động nhờ các phần mềm tự động cài đặt trên các website của doanh nghiệp.
Thách thức: Nhà cung cấp dịch vụ Internet phải đối phó với lượng thư quảng cáo trên mạng quá lớn với số lượng ngày càng tăng nhanh. Các máy chủ mail có thể nhanh chóng bị quá tải. Đề giải quyết vấn đề này, các biện pháp lọc thư điện tử sẽ được triển khai, đôi khi lọc cả những thư điện tử với mục đích giao dịch thực sự. Bên cạnh đó, người gửi thư điện tử quảng cáo hàng loạt có thể bị phạt theo luật định. Việc tiến hành email marketing thiếu chuyên nghiệp có thể phá hoại một hình ảnh của một nhãn hiệu. Các thông điệp không văn hóa gửi rộng rãi qua thư điện tử có thể tạo nhận thức không tốt của khách hàng về thương mại điện tử. Nhìn chung, nếu mọi doanh nghiệp đều sử dụng thư điện tử để quảng cáo, hiệu quả chung sẽ giảm do số lượng quá lớn các bức thư điện tử quảng cáo tràn đến hộp thư của khách hàng.
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống các Trade Points trên Internet để quảng bá như thế nào?
Trade Point hay “tâm điểm thương mại” là một sáng kiến của tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), nằm trong chương trình Hiệu quả thương mại (Trade Efficiency) và Thuận lợi hoá thương mại (Trade Facilitation), sử dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng.
Một trong những mục đích cơ bản của Trade Point là cung cấp một website làm trung tâm tại đó có tất cả các thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh như thông tin về thị trường, hàng hoá, dịch vụ, vận tải, bảo hiểm, môi giới, các quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước như hải quan, thuế... Hơn nữa website này kết nối tới các tâm điểm thương mại khác để mở rộng mạng lưới thông tin trên toàn cầu. Thông qua tâm điểm thương mại, các cơ quan, tổ chức liên quan để doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần tiếp cận một địa điểm (một cửa) để có được thông tin thương mại toàn cầu.
Chương trình Trade point có ba chức năng chính
- Cung cấp các dịch vụ kinh doanh, thương mại
- Cung cấp các dịch vụ thông tin thị trường, tìm kiếm bạn hàng
- Kế nối các doanh nghiệp với nhau
Doanh nghiệp có thể sử dụng Trade point để tiến hành các hoạt động tiền giao dịch (pretransaction) như liên lạc, tìm kiếm bạn hàng, thị trường. Sau đó, nếu thuận lợi các doanh nghiệp có thể tiến tới đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.
Tâm điểm thương mại đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1992 với sự tham gia của 171 nước. Hiện nay có khoảng 152 trade point tại 92 nước trên thế giới và con số này đang tiếp tục tăng nhanh.
Website http://www.wtpfed.org là một trong những tâm điểm thương mại, cho phép các tâm điểm thương mại khác trên khắp thế giới được liên kết với nhau tại đây.
Doanh nghiệp khai thác các “cơ hội kinh doanh điện tử” trên Internet như thế nào?
Cơ hội kinh doanh điện tử hay ETO (Electronic Trade Opportunity) là một dịch vụ được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi triển khai marketing điện tử. Nhờ dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm người mua hàng, người bán hàng hay phát hiện ra nhu cầu thị trường. Dịch vụ ETO được cung cấp trên các tâm điểm thương mại, sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc các cổng thương mại điện tử. ETO cho phép các doanh nghiệp tham gia gửi các đơn chào hàng, hỏi hàng lên một địa điểm trên website và mọi doanh nghiệp trên khắp thế giới đều có thể tiếp cận được thông qua Internet. ETO là một hoạt động khá tiêu biểu của hầu hết các tâm điểm thương mại (Trade point).
Đây thực chất là một ứng dụng của thương mại truyền thống trên Internet khi đưa các yêu cầu chào mua và chào bán lên mạng. Trong thương mại truyền thống, khi các doanh nghiệp muốn chào bán (offer) hay chào mua (inquiry) thì phải thực hiện trên các phương tiện truyền thông như tivi, đài, báo, tạp chí, fax, điện thoại hoặc hội chợ, triển lãm. Các phương tiện trên hiện nay vẫn còn hiệu quả, nhưng Internet phát triển tạo ra một phương tiện mới, một công cụ mới cho phép hầu hết doanh nghiệp có thể tham gia với chi phí rẻ hơn, nhanh hơn và hiệu quả ớn hơn.
Doanh nghiệp khai thác các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B như thế nào?
Sàn giao dịch điện tử (Electronic marketplace) là một website, tại đó người mua và người bán gặp nhau, trao đổi và giao dịch. Trong giai đoạn này, có thể thấy các e-market place chưa được phát triển rộng để được hiểu là thị trường điện tử với đầy đủ các ý nghĩa của thị trường, nhưng với ý nghĩa là một địa điểm để các nhu cầu có thể được đáp ứng, chợ điện tử có những ưu thế to lớn hơn nhiều so với chợ truyền thống.
Doanh nghiệp có thể sử dụng e-market place để tiến hành:
- Giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ vì đây là địa điểm tập trung để người mua và bán trên khắp thế giới gặp nhau
- Tiến hành các giao dịch điện tử trên các e-marketplace, do e-marketplace tập trugn được nhiều quan hệ giữa cá nhân, tổ chức và chính phủ và có khả năng đầu tư để cung cấp các giải pháp bảo mật, thanh toán hỗ trợ cho các giao dịch điện tử của doanh nghiệp.
Danh sách một số e-market place (cổng B2B) có thể tham khảo trên Yahoo tại địa chỉ:
http://dir.yahoo.com/business_and_economy/business_to_business
Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin thị trường qua các Sở giao dịch hàng hoá trên Internet được không?
Sở giao dịch hàng hoá là một trong những tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá cổ truyền nhất trong thương mại với nhiều tên gọi: commodity exchange, commodity market, corn exchange... Đây là nơi người ta tiến hành các giao dịch mua và bán hàng hoá với khối lượng lớn, những loại hàng hoá có phẩm cấp rõ ràng như kim loại, ngũ cốc, cà phê, cao su... Việc mua bán ở đây tiến hành theo những quy chế chặt chẽ thông qua những người môi giới do sở giao dịch hàng hoá chỉ định.
Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một số mặt hàng trong từng thời gian nhất định. Giá cả tại các sở giao dịch hàng hoá được các doanh nghiệp coi là tài liệu tham khảo về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. Nguyên nhân cơ bản là số lượng hàng hoá được giao dịch trên các thị trường này thường rất lớn. Trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi muốn tận dụng nguồn thông tin này là khoảng cách, thời gian và chi phí.
Với sự phát triển của Internet, các sở giao dịch hàng hoá được ứng dụng công nghệ thông tin và Internet đã thực sự trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Các doanh nghiệp lớn nhỏ, ở mọi nơi, mọi lúc đều có thể tiếp cận các sở giao dịch hàng hoá để khai thác, theo dõi các thông tin thị trường, giá cả, khối lượng giao dịch, xu hướng và khả năng biến động. Hơn nữa, các thông tin được cập nhật thường xuyên 24/7, chi tiết hơn, đầy đủ hơn. Không chỉ khai thác, theo dõi thông tin, quan trọng hơn các doanh nghiệp có khả năng tham gia thực hiện các giao dịch thông qua internet nhanh hơn, hiệu quả hơn các phương pháp truyền thống.
Doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin thị trường tại các website của những sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới như:
- Sở giao dịch hàng hoá Chicago: http://www.cme.com
- Sở giao dịch hàng hoá Châu Âu: http://www.euronext.com
- Sở giao dịch hàng hoá Tokyo: www.tocom.or.jp
- Sở giao dịch hàng hoá New York: www.nymex.com
Doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và bạn hàng trên Internet như thế nào?
Một mục tiêu của các tổ chức hiện nay là làm sao ứng dụng công nghệ thông tin để khuyếch trương và bán được sản phẩm. Làm thế nào để khuyếch trương website của công ty trên mạng internet? Đưa tên website vào các công cụ tìm kiếm, đăng ký vào các trade point, các e-market place, các danh bạ doanh nghiệp, trang vàng, trang trắng điện tử để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình, giới thiệu trên các trang web về hội trợ, triển lãm là một số các biện pháp cơ bản, hiệu quả, nhanh và tiết kiệm chi phí để đạt mục tiêu này.
Mục tiêu tiếp theo là làm sao có thể tìm người mua hoặc cung cấp thông qua internet tại các thị trường cụ thể theo khu vực địa lý hoặc theo các ngành hàng, mặt hàng mà doanh nghiệp quan tâm. Trước đây, hàng năm một số quốc gia có xuất bản Danh bạ các công ty xuất nhập khẩu, tuy nhiên để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận và sử dụng còn nhiều hạn chế. Ngày nay, Internet và web đã góp phần giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả thông qua các danh bạ trên web. Có ba loại danh bạ kinh doanh trên web, loại một chứa danh mục các danh bạ kinh doanh trên thế giới, loại hai là các danh bạ kinh doanh toàn cầu hay quốc tế và loại ba là danh bạ kinh doanh của từng nước. Ví dụ:
Loại 1: Danh bạ của Trung tâm thương mại thế giới: http://www.intracen.org. Tại đây có danh bạ các công ty và cho phép đăng ký các cơ hội kinh doanh, được chia theo cả ngành hàng và khu vực địa lý, đồng thời có những liên kết đến các danh bạ khác.
Loại 2: Danh bạ các doanh nghiệp Châu Âu, cung cấp thông tin của hơn 500.000 công ty tại 36 nước, địa chỉ: www.europages.com. Danh bạ có lẽ là một trong các cơ sở dữ liệu lớn nhất về các công ty là Kompass International Database, cung cấp thông tin về khoảng 1,5 triệu công ty trên 60 nước và 23 triệu sản phẩm, phân chia theo khu vực địa lý và mặt hàng. Địa chỉ: www.kompass.com. World Trade Association, địa chỉ
http://world.wtca.org/ gồm 300 thành viên ở 180 nước, cung cấp danh bạ gồm 140.000 nhà xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp liên quan
Loại 3: Danh bạ các doanh nghiệp của các nước cụ thể, ví dụ danh bạ các công ty của Nhật http://english.itp.ne.jp
Trên Internet có những thông tin phổ biến về xúc tiến thương mại gì?
Hoạt động hỗ trợ thương mại, xúc tiến thương mại, phát triển thương mại là một công việc mà các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các phòng thương mại và doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề.... đã và đang tiến hành từ nhiều năm nay. Các dịch vụ chính có thể bao gồm:
- Thống kê về hoạt động sản xuất, ngoại thương của các nước
- Thông tin về các quy định thương mại quốc tế của các nước, các khu vực
- Thông tin về các quy tắc y tế, an toàn, chất lượng liên quan đến ngoại thương
- Thông tin về đấu thầu
- Thông tin về danh mục các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các tổ chức liên quan đến thương mại
- Cung cấp các tài liệu giới thiệu về kinh tế và thương mại các nước, hướng dẫn kinh doanh với từng thị trường cụ thể
- Thông tin về giá cả hàng hoá
- Thông tin hỗ trợ thiết lập quan hệ bạn hàng, trợ giúp các công ty nước ngoài tiếp cận với doanh nghiệp trong nước
- Thông tin về các hội chợ, triển lãm quốc tế, sự kiện kinh tế trên thế giới
- Giới thiệu các chào hàng, hỏi hàng, các cơ hội kinh doanh
- Thông tin về vận tải hàng hoá
- Thông tin về các kỹ thuật marketing quốc tế, tập quán thương mại quốc tế
- Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
- Các vấn đề về pháp lý, trọng tài liên quan đến thương mại quốc tế
Không phải tại mọi tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp đều có thể tìm được các thông tin trên, tuy nhiên qua nhiều tổ chức doanh nghiệp có thể tổng hợp được những thông tin thị trường mình quan tâm. Các tổ chức xúc tiến thương mại cũng thường có sự liên hệ với nhau để doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin đầy đủ và dễ dàng hơn thông qua các liên kết trên các website với nhau.
Doanh nghiệp nên tham khảo các website nào để tìm thông tin xúc tiến thương mại?
Có các website thông tin xúc tiến thương mại như sau:
- Website của các tổ chức xúc tiến thương mại của Chính phủ
Hầu hết các chính phủ đều có hoạt động hỗ trợ thương mại. Ví dụ, tại Mỹ, có thể tìm hiểu tại website của Bộ thương mại Mỹ: www.usatrade.gov hoặc http://www.ita.doc.gov; Bộ nông nghiệp Mỹ: http://www.usda.gov; Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu Mỹ (AAEI) http://www.aaei.org. Tại Singapore, có thể tham khảo các thông tin hỗ trợ thương mại tại Bộ công nghiệp và thương mại Singapore: http://www.mti.gov.sg; Website của Hội đồng phát triển thương mại Singapore: http://www.tbd.gov.sg. Tại Nhật bản, Tổ chức xúc tiến ngoại thương của Nhật (JETRO): www.jetro.go.jp cung cấp các thông tin xúc tiến thương mại quốc tế.
- Website của Liên đoàn các tổ chức thương mại quốc tế (Federation of International Trade Associations) tại website http://fita.org. Tại đây có thông tin về tất cả các website xúc tiến thương mại của tất cả các nước, khu vực và được phân chia theo từng ngành hàng
- Website của các Phòng thương mại trên thế giới.
Các phòng thương mại trên thế giới là nơi hướng dẫn các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung cấp các thông tin cũng như các hướng dẫn để doanh nghiệp tham gia thị trường, phát hiện, tiếp cận khách hàng, cung cấp các thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ để doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm... Có thể tham khảo website của một số phòng thương mại điển hình như: Phòng thương mại quốc tế tại Paris: http://www.iccwbo.org; Phòng thương mại Mỹ tại New York: http://www.uschamber.org;
Phòng thương mại quốc tế Singapore: http://www.sicc.com.sg và Phòng thương mại và công nghiệp Nhật bản: http://www.jcci.or.jp
- Hế thống các tổ chức khuyến khích nhập khẩu
Một số nước phát triển có chương trình xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Ví dụ như: Thụy Sỹ có chương trình khuyến khích nhập khẩu SIPPO, địa chỉ tại http://www.sippo.ch; Đan Mạch có Văn phòng Phát triển nhập khẩu từ các nước đang phát triển DIPO, địa chỉ tại: http://www.dipo.dk
- Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới
Hệ thống các tổ chức này được phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiên cứu thị trường, thâm nhập thị trường, phát triển sản xuất và xuất khẩu. Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thế giới, WASME, tại: http://www.wasmeinfo.org
- Các hiệp hội ngành nghề
Tổ chức các Hiệp hội ngành nghề hoạt động trên thế giới từ nhiều năm nay, tại đây các doanh nghiệp liên kết với nhau theo ngành nghề, hợp tác hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm thông tin, mở rộng, bảo vệ thị trường và bảo vệ lợi ích của các thành viên. Đây là hình thức khá phổ biến của các nước, không có nước nào không có các hiệp hội ngành nghề.
Với sự phát triển của Internet và những lợi ích không thể phủ nhận được của nó, nhiều Hiệp hội ngành nghề đã phát triển các website riêng của mình để hoạt động hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với các hiệp hội ngành nghề để tìm hiểu khách hàng của mình. Liên đoàn những người cung cấp đồ đạc (furniture) của Đức: www.holzhandel.de
- Các tổ chức quốc tế và khu vực
+ Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ: http://www.nafta-sec-alena.org
http://www.mercosur.org.uv
+ Hiệp hội công nghiệp và thương mại Carribe: http://www.comesa.int
+ Hiệp hội các nước Đông Nam Á: http://www.aseansec.org
+ Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương: http://unescap.org
+ Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Âu: http://europa.eu.int
+ Khu vực thị Trung Đông và Nam Phi: http://www.comesa.int
+ Các tổ chức quốc tế khác như: FAO, WTO, IMF,
Sotaytmdt
 
Ý kiến bạn đọc