Công nghiệp chế biến
“Điểm nghẽn” trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
12/06/2016

Theo ông Vũ Hy Thiều - chuyên gia trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ (TCMN), hàng TCMN của Việt Nam đã vươn ra thị trường nước ngoài và tiếp cận được những thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Hàn Quốc… với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc mở rộng thị phần cũng như cạnh tranh trên thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp phải tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu qua các đối tác trung gian khiến lợi nhuận thấp không đủ để doanh nghiệp tái đầu tư.

Nguyên nhân là do sản phẩm thiếu tính sáng tạo, không có mẫu mã mới. Việc sản xuất đại trà theo kinh nghiệm truyền thống khiến sản phẩm TCMN không có sự đa dạng, dẫn đến giá trị đơn hàng ngày càng thấp. Các mẫu mã sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài không có giá trị bền vững mà chỉ có thể đáp ứng đối với một số lô hàng trong thời gian nhất định.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng: Mẫu mã chậm cải tiến khiến sản phẩm truyền thống của các làng nghề bị hàng hóa nước ngoài cạnh tranh gay gắt tại chính làng nghề của mình. Và đây cũng chính là “điểm nghẽn” cho xuất khẩu mặt hàng này.

Bà Phạm Thị Hòa, chủ cở sở tranh thêu tay cao cấp Hòa Nhựa (Hải Dương) đề xuất: Doanh nghiệp sản xuất TCMN chủ yếu có quy mô sản xuất nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, do đó cần có những chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp sản xuất bền vững, tiếp cận được nhiều thị trường.

Theo thống kê, hiện cả nước có trên 5.000 làng nghề và làng có nghề nhưng hầu hết trong số này vẫn hoạt động tự phát, manh mún, thậm chí không ít làng nghề đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp và địa phương cần tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng tốt, có giá trị sử dụng cao, không nên sản xuất đại trà vì sẽ vấp phải sự cạnh tranh của sản phẩm Trung Quốc. Đặc biệt chú trọng mẫu mã sản phẩm để tháo gỡ điểm nghẽn xuất khẩu hàng TCMN. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp sản xuất cần được hỗ trợ thông tin thị trường, rào cản kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

 

Thông tin thị trường nhập khẩu sản phẩm gốm sứ của Đài Loan

Sản phẩm gốm sứ (HS6901 – 6914).

 

I-/ Tình hình nhập khẩu:

 

HS

 

Nhập từ thế giới năm 2015 (USD)

 

Tăng trưởng (%)

 

Nhập từ Việt Nam năm 2015 (USD)

 

Tăng trưởng (%)

6901

1.073.632

8,13

0

0

6902

78.888.655

-14,1

147.606

71,0

6903

53.423.563

-10,8

35.343

107,9

6904

1.186.004

3,37

43.091

42,55

6905

8.609.700

-3,51

88.536

-51,8

6906

429.007

-39,6

0

0

6907

79.373.758

-0,11

39.312.369

-3,94

6908

72.099.138

-1,36

11.662.169

-9,49

6909

132.219.492

2,38

4.102

80,86

6910

62.071.502

2,07

14.398.269

-7,44

6911

44.427.317

-23,55

797.194

-20,56

6912

14.267.075

34,1

120.947

46,1

6913

18.134.339

0,16

77.434

5,77

6914

11.309.806

-17,9

196.980

-56,65

Nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu có sản phẩm HS6907 (gạch lát, gạch dán không men), HS6908 (gạch lát, gạch dán có men), HS6910 (thiết bị gốm sứ vệ sinh như máng, chậu rửa, bồn tắm, bệt xí), HS6911 (dụng cụ ăn, dụng cụ bếp bằng sứ).

Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 11,57% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thế giới trong cùng kỳ.

 

 
 

II-/ Chính sách quản lý nhập khẩu:

1-/ Thuế quan nhập khẩu: Khoảng 3%, 5% đến 10% tùy loại.

2-/ Biện pháp phi thuế quan: Sản phẩm HS6907 và HS6908 xuất xứ Trung Quốc bị cấm nhập (MWO). Sản phẩm HS6910 phải kiểm nghiệm nhập khẩu theo quy định của Cục kiểm nghiệm tiêu chuẩn Bộ kinh tế (CO2). Riêng sản phẩm HS6910.90.00.00.8 xuất xứ Trung Quốc bị cấm nhập. Sản phẩm HS6911 phải kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu (F01).

 

 
 

III-/ Triển vọng:

Đài Loan thiếu thốn nguồn nguyên liệu sản xuất gốm sứ. Luật pháp về bảo vệ môi trường khiến ngành này bị hạn chế phát triển. Một số sản phẩm chủ yếu lại bị cấm nhập từ Trung Quốc. Cho nên sản phẩm của Việt Nam có cơ hội xuất khẩu.

Nguồn: Báo Công Thương

Ý kiến bạn đọc