Công nghiệp chế biến
Thị trường và tình hình nhập khẩu dược phẩm 5 tháng 2016
25/05/2016
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 5 tháng 2016 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 24,99% so với cùng kỳ 2015. 



Thị trường và tình hình nhập khẩu dược phẩm 5 tháng 2016

Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, tháng 5/2016, cả nước đã nhập khẩu 230,1 triệu USD mặt hàng dược phẩm, tăng 6,9% so với tháng liền kề trước đó – đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp nhập khẩu mặt hàng này, với tốc độ tăng trưởng đã nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 5 tháng 2016 lên trên 1 tỷ USD, tăng 24,99% so với cùng kỳ 2015.

Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ đầu năm đến nay
 
Tháng Kim ngạch (USD) So với tháng trước (%)
Tháng 1 197.172.691 -14,5
Tháng 2 177.530.137 -10
Tháng 3 200.929.160 13,2
Tháng 4 215.238.119 7,1
Tháng 5 230.146.918 6,9
 

 (Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tốc độ nhập khẩu mặt hàng dược phẩm với xu hướng tăng trưởng, nếu như hai tháng đầu năm kim ngạch suy giảm, thì ba tháng tiếp theo lại tăng trưởng và tăng mạnh nhất trong tháng 3/2016 với mức tăng 13,2%.

Việt Nam nhập khẩu hàng dược phẩm từ 30 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Pháp, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc, Italia, Anh, Hoa Kỳ…. và Pháp là thị trường chủ lực cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam, chiếm 11,6% tổng kim ngạch, đạt 118,6 triệu USD, tăng 7,12%, kế đến là Ấn Độ, tăng 22,82%, đạt 114,2 triệu USD, tiếp theo là Đức đạt 93,5 triệu USD, tăng 27,19%...

Tốc độ nhập khẩu từ các quốc gia đều với tốc độ tăng trưởng dương, chiếm trên 70%, trong đó nhập khẩu từ Indonesia tăng mạnh nhất, tăng 127,2%, tuy kim ngạch chỉ đạt 18,4 triệu USD, ngược lại nhập khẩu từ các quốc gia với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 26,6% và nhập từ Nga giảm mạnh nhất, giảm 76,56% và nhập từ Trung Quốc giảm ít nhất, giảm 1,43%.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm 5 tháng 2016 (ĐVT: USD)
 
TT Thị trường 5 tháng 2016 So sánh cùng kỳ 2015 (%)
  Tổng cộng 1.021.029.687 24,99
1 Pháp 118.601.470 7,12
2 Ấn Độ 114.209.625 22,82
3 Đức 93.514.264 27,19
4 Hàn Quốc 78.620.572 26,6
5 Italia 74.406.457 46,59
6 Anh 60.405.690 40,11
7 Hoa Kỳ 55.036.353 68,03
8 Thụy Sỹ 41.497.481 7,25
9 Bỉ 35.365.204 34,16
10 Thái Lan 33.715.740 35,24
11 Ai Len 24.618.408 46,98
12 Tây Ban Nha 24.455.217 42,63
13 Áo 20.301.263 25,77
14 Australia 19.330.230 -16,4
15 Trung Quốc 18.938.322 -1,43
16 Indonesia 18.460.821 127,2
17 Ba Lan 16.481.151 10,55
18 Nhật Bản 14.900.725 77,8
19 Thuỵ Điển 14.733.544 -3,1
20 Hà Lan 13.478.062 98,74
21 Đan Mạch 10.144.729 0,24
22 Pakistan 6.913.874 -23,72
23 Đài Loan 6.253.153 18,36
24 Thổ Nhĩ Kỳ 5.869.907 6,75
25 Malaysia 5.147.174 9,93
26 Singapore 4.601.334 -38,47
27 Achentina 4.414.644 -29,61
28 Philippin 4.338.318 103,13
29 Canada 3.563.402 -15,58
30 Nga 290.592 -76,56
 


Thị trường

Về cơ bản thị trường dược phẩm tháng 5 và 5 tháng đầu năm vẫn tiếp tục ổn định, đáp ứng đủ thuốc cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh và nhu cầu điều trị của nhân dân.

Về thuốc sản xuất trong nước, có 2.269 lượt mặt hàng kê khai giá, 131 lượt mặt hàng kê khai lại giá. Như vậy, số lượt mặt hàng thuốc có giá biến động tăng chiếm rất ít (khoảng 0,4%) trong tổng số mặt hàng thuốc lưu hành trên thị trường.

Nguyên nhân chủ yếu khiến giá thuốc trên thị trường ổn định là do nguồn cung thuốc dồi dào; giá nhập khẩu thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc nhìn chung ổn định. 

Bộ Y tế hiện đang dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thuốc nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dược với các nội dung cụ thể như: Điều kiện kinh doanh thuốc; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký và thẩm quyền cấp Giấy phép doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; đăng ký thuốc; điều kiện đối với cơ sở gia công thuốc; điều kiện kinh doanh thuốc quản lý đặc biệt.

Nguồn: Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc