Tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón quý 1/2016
29/04/2016
Theo nguồn tin từ Cục quản lý giá Bộ Tài chính, tháng 3/2016, nhu cầu phân bón trong nước vẫn trong giai đoạn thấp, bên cạnh đó khô hạn và xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng (đến giữa tháng 3/2016 đã có 11 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán và xâm ngập mặn) nên giá phân bón trong nước tiếp tục giảm nhẹ ở miền Nam và ổn định tại miền Bắc.
Cụ thể: Tại miền Bắc, mức giá phổ biến khoảng 7.500 - 7.800 đồng/kg; tại miền Nam, mức giá phổ biến khoảng 7.500 - 7.700 đồng/kg, giảm 300 - 600 đồng/kg.
Tính chung quý 1/2016, nhu cầu tiêu dùng giảm với nguồn cung trong nước tăng, nguồn hàng nhập khẩu giá thấp nên giá phân bón Urê quý 1/2016 có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, hạn hán và xâm ngập mặn cũng làm giảm diện tích gieo trồng, nhu cầu sử dụng phân bón cũng giảm nên giá phân bón thấp. Cụ thể:
(Nguồn: Cục quản lý giá Bộ Tài Chính)
Nhập khẩu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 3/2106, cả nước đã nhập khẩu 378,4 nghìn tấn phân bón, trị giá 107,9 triệu USD, tăng 101,6% về lượng và tăng 71,9% về trị giá, nâng lượng phân bón nhập khẩu trong quý 1/2016 lên 946,8 nghìn tấn, trị giá 276,7 triệu USD, tăng 14,09% về lượng và tăng 7,54% về trị giá so với quý 1/2015.

Tình hình nhập khẩu phân bón trong quý 1/2016
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trong quý 1/2016, Việt Nam đã nhập khẩu các chủng loại phân bón như: Ure, SA, Kali, DAP và NPK trong đó lượng SA được nhập về nhiều nhất, chiếm 26%, đạt 246,5 nghìn tấn, trị giá 31,1 triệu USD, tăng 5,4% về lượng nhưng giảm 3,17% về trị giá so với cùng kỳ.
Chủng loại được nhập về nhiều đứng thứ hai là phân Kali với 231,2 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD, giảm cả lượng và trị giá so với quý 1/2015, giảm lần lượt 4,72% và 14,81%. Kế đến là phan DAP, tăng 22,85% về lượng và tăng 5,67% về trị giá, đạt 209,7 nghìn tấn, trị giá 84,9 triệu USD. Đặc biệt, đối với Ure tuy lượng nhập chỉ đạt 102,5 nghìn tấn, trị giá 25,7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước lại tăng mạnh vượt trội, tăng 843,29% về lượng và tăng 692,35% về trị giá. Cuối cùng là phân NPK nhập ít nhất chỉ với 71,3 nghìn tấn, trị giá 29,7 triệu USD, tăng 53,76% về lượng và tăng 36,64% về trị giá.
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp mặt hàng phân bón cho Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu và chủng loại SA được nhập nhiều từ thị trường này trong quý 1/2016.
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Thị trường nhập khẩu: Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 18 quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu, đạt 472,5 nghìn tấn, trị giá 132,1 triệu USD, tăng 19,68% về lượng và tăng 22,98% về trị giá so với quý 1/2015.
Tính riêng tháng 3/2016, Việt Nam đã nhập từ Trung Quốc, 224,4 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 64,1 triệu USD tăng 118,5% về lượng và tăng 97,8% về trị giá so với tháng 2/2016.
Quý 1/2016, phân SA được nhập từ Trung Quốc nhiều nhất, với đơn giá trung bình khoảng 0,13 USD/kg, DAP, cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai).
Tham khảo giá nhập khẩu một số chủng loại phân bón từ thị trường Trung Quốc trong quý 1/2016
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Nguồn cung lớn thứ hai sau Trung Quốc là thị trường Nga và Nhật Bản, nhưng tốc độ nhập khẩu phân bón từ hai thị trường đều giảm cả lượng và trị giá, tương ứng lần lượt: 77,1 nghìn tấn, trị giá 25,7 triệu USD, giảm 10,07% về lượng và giảm 26,03% về trị giá; 62,4 nghìn tấn, tị giá 8,4 triệu USD, giảm 13,17% về lượng và giảm 23,46%.
Kế đến là các thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan…
Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ hai thị trường Malaysia và Thái Lan với tốc độ tăng mạnh vượt trội, đặc biệt là thị trường Thái Lan với lượng tăng cao nhất, tăng 1423,09%, đạt 15,9 nghìn tấn, trị giá 3,1 triệu USD, tăng 332,84%. Còn thị trường Malaysia tăng1171,93% về lượng và tăng 734,46% về trị giá, đạt 30,9 nghìn tấn, trị giá 8 triệu USD.
Một điểm đáng chú ý nữa, so với quý 1/2015, nguồn cung phân bón cho Việt Nam có thêm các thị trường như Belarut, Lào, Israen, Indonesia, Đức nhưng thiếu vắng thị trường Saudi Arabia.
Nhìn chung, quý 1/2016, nhập khẩu phân bón đều có mức tăng trưởng dương từ các thị trường, chiếm 53,8% và ngược lại, thị trường với mức tăng trưởng âm chiếm 46,1% và nhập từ thị trường Bỉ có lượng giảm mạnh nhất, giảm 87,97%, chỉ với 7,1 nghìn tấn.
Thị trường nhập khẩu phân bón quý 1/2016
Cụ thể: Tại miền Bắc, mức giá phổ biến khoảng 7.500 - 7.800 đồng/kg; tại miền Nam, mức giá phổ biến khoảng 7.500 - 7.700 đồng/kg, giảm 300 - 600 đồng/kg.
Tính chung quý 1/2016, nhu cầu tiêu dùng giảm với nguồn cung trong nước tăng, nguồn hàng nhập khẩu giá thấp nên giá phân bón Urê quý 1/2016 có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, hạn hán và xâm ngập mặn cũng làm giảm diện tích gieo trồng, nhu cầu sử dụng phân bón cũng giảm nên giá phân bón thấp. Cụ thể:
Thị trường | Tháng 1/2016 |
Tháng 2/2016 |
Tháng 3/2016 |
Quý 1/2016 |
Quý 1/2015 |
Quý 1/2016 so với quý 1/2015 |
Thế giới (USD/tấn) | 235-255 | 208-225 | 194-240 | 194-255 | 262-325 | Giảm 69 |
Trong nước (đồng/kg) | 7.800-8.300 | 7.200-7.800 | 7.500-7.800 | 7.200-8.300 | 7.900-8.500 | Giảm 450 |
(Nguồn: Cục quản lý giá Bộ Tài Chính)
Nhập khẩu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 3/2106, cả nước đã nhập khẩu 378,4 nghìn tấn phân bón, trị giá 107,9 triệu USD, tăng 101,6% về lượng và tăng 71,9% về trị giá, nâng lượng phân bón nhập khẩu trong quý 1/2016 lên 946,8 nghìn tấn, trị giá 276,7 triệu USD, tăng 14,09% về lượng và tăng 7,54% về trị giá so với quý 1/2015.

Tình hình nhập khẩu phân bón trong quý 1/2016
Tháng | Lượng (Tấn) | Trị giá (USD |
1 | 376.7 | 10.3747.970 |
2 | 187.69 | 62.787.369 |
3 | 378.45 | 107.954.108 |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trong quý 1/2016, Việt Nam đã nhập khẩu các chủng loại phân bón như: Ure, SA, Kali, DAP và NPK trong đó lượng SA được nhập về nhiều nhất, chiếm 26%, đạt 246,5 nghìn tấn, trị giá 31,1 triệu USD, tăng 5,4% về lượng nhưng giảm 3,17% về trị giá so với cùng kỳ.
Chủng loại được nhập về nhiều đứng thứ hai là phân Kali với 231,2 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD, giảm cả lượng và trị giá so với quý 1/2015, giảm lần lượt 4,72% và 14,81%. Kế đến là phan DAP, tăng 22,85% về lượng và tăng 5,67% về trị giá, đạt 209,7 nghìn tấn, trị giá 84,9 triệu USD. Đặc biệt, đối với Ure tuy lượng nhập chỉ đạt 102,5 nghìn tấn, trị giá 25,7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước lại tăng mạnh vượt trội, tăng 843,29% về lượng và tăng 692,35% về trị giá. Cuối cùng là phân NPK nhập ít nhất chỉ với 71,3 nghìn tấn, trị giá 29,7 triệu USD, tăng 53,76% về lượng và tăng 36,64% về trị giá.
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp mặt hàng phân bón cho Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu và chủng loại SA được nhập nhiều từ thị trường này trong quý 1/2016.
Chủng loại phân bón nhập khẩu quí 1/2016
Chủng loại | 3 tháng 2015 | 3 tháng 2016 | So sánh +/- (%) | |||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng | 829.92 | 257.375.358 | 946.84 | 276.774.895 | 14,09 | 7,54 |
SA | 233.87 | 32.193.676 | 246.51 | 31.171.668 | 5,40 | -3,17 |
Kali | 242.73 | 82.608.453 | 231.27 | 70.374.480 | -4,72 | -14,81 |
DAP | 170.74 | 80.400.531 | 209.75 | 84.962.685 | 22,85 | 5,67 |
Ure | 10.872 | 3.248.991 | 102.55 | 25.743.231 | 843,29 | 692,35 |
NPK | 46.373 | 21.763.867 | 71.301 | 29.739.071 | 53,76 | 36,64 |
Thị trường nhập khẩu: Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 18 quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu, đạt 472,5 nghìn tấn, trị giá 132,1 triệu USD, tăng 19,68% về lượng và tăng 22,98% về trị giá so với quý 1/2015.
Tính riêng tháng 3/2016, Việt Nam đã nhập từ Trung Quốc, 224,4 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 64,1 triệu USD tăng 118,5% về lượng và tăng 97,8% về trị giá so với tháng 2/2016.
Quý 1/2016, phân SA được nhập từ Trung Quốc nhiều nhất, với đơn giá trung bình khoảng 0,13 USD/kg, DAP, cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai).
Tham khảo giá nhập khẩu một số chủng loại phân bón từ thị trường Trung Quốc trong quý 1/2016
Chủng loại | Đơn giá (USD/kg) | Cảng, cửa khẩu | PTTT |
Phân DAP (Diammonium Phosphate) (NH4)2HPO4, N>=18%, P2O5>=46%, Trọng lợng 50kg/bao, Bao 2 lớp PP/PE do Trung Quốc sản xuất | 0,39 | Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai) | DAP |
Phân bón Amonium Sulphate (SA) (NH4)2SO4. N>=20,5%, H2O<=1%, S>=24%. Đóng bao PE/PP trọng lợng 50kg/bao. Sản xuất tại Trung Quốc. | 0,12 | Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai) | DAP |
Phân đạm SA (Amonium sulphate ), (NH4)2SO4 N>= 20,5%, H2O<=1 %, S>=24%, Trọng lượng 50 kg/bao, bao 2 lớp PP/PE do Trung Quốc sản xuất | 0,13 | Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai) | DAP |
Phân bón Ammonium Sulphate. thành phần: Nitrogen (N): 20.5 pct min; Moisture: 1.0 pct max; Sulphur (S): 24.0 pct min; color: white free flowing, free from harmful subtances | 110,00 | Cảng Cái Lái (HCM) | CFR |
Phân đạm SA (NH4)2SO4 Amoniumsulphate; N>=20,5; S>=24%. Đóng bao 50kg/bao, bao hai lớp PP/PE. Do Trung Quốc sản xuất | 0,15 | Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai) | DAP |
Phân bón Kaly (MOP) hàng rời; hàm lượng K2O: 61% +/-1%; Độ ẩm: 1% max; màu sắc: Hồng/ đỏ | 310,00 | Cảng Phú Mỹ (Vũng Tàu) | CIF |
Phân bón Amonium Sulphate (SA) Công thức hóa học (NH4)2SO4. N>=20,5%, H2O<=1%, S>=24%. Đóng bao PE/PP trọng lợng 50kg/bao. Sản xuất tại Trung Quốc. | 0,13 | Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai) | DAP |
Phân bón lá Biomass humat (humic acid 60%, moisture: 15% max) | 0,91 | Cảng Cái Lái (HCM) | CIF |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Nguồn cung lớn thứ hai sau Trung Quốc là thị trường Nga và Nhật Bản, nhưng tốc độ nhập khẩu phân bón từ hai thị trường đều giảm cả lượng và trị giá, tương ứng lần lượt: 77,1 nghìn tấn, trị giá 25,7 triệu USD, giảm 10,07% về lượng và giảm 26,03% về trị giá; 62,4 nghìn tấn, tị giá 8,4 triệu USD, giảm 13,17% về lượng và giảm 23,46%.
Kế đến là các thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan…
Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ hai thị trường Malaysia và Thái Lan với tốc độ tăng mạnh vượt trội, đặc biệt là thị trường Thái Lan với lượng tăng cao nhất, tăng 1423,09%, đạt 15,9 nghìn tấn, trị giá 3,1 triệu USD, tăng 332,84%. Còn thị trường Malaysia tăng1171,93% về lượng và tăng 734,46% về trị giá, đạt 30,9 nghìn tấn, trị giá 8 triệu USD.
Một điểm đáng chú ý nữa, so với quý 1/2015, nguồn cung phân bón cho Việt Nam có thêm các thị trường như Belarut, Lào, Israen, Indonesia, Đức nhưng thiếu vắng thị trường Saudi Arabia.
Nhìn chung, quý 1/2016, nhập khẩu phân bón đều có mức tăng trưởng dương từ các thị trường, chiếm 53,8% và ngược lại, thị trường với mức tăng trưởng âm chiếm 46,1% và nhập từ thị trường Bỉ có lượng giảm mạnh nhất, giảm 87,97%, chỉ với 7,1 nghìn tấn.
Thị trường nhập khẩu phân bón quý 1/2016
TT | Thị trường | 3 tháng 2016 | 3 tháng 2015 | So sánh +/- (%) | |||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | ||
Tổng cộng | 946.84 | 276.774.895 | 829.92 | 257.375.358 | 14,09 | 7,54 | |
1 | Trung Quốc | 472.51 | 132.150.416 | 394.81 | 107.455.962 | 19,68 | 22,98 |
2 | Nga | 77.183 | 25.725.971 | 85.827 | 34.780.249 | -10,07 | -26,03 |
3 | Nhật Bản | 62.409 | 8.452.670 | 71.871 | 11.042.748 | -13,17 | -23,46 |
4 | Canada | 44.172 | 14.179.899 | 38.445 | 13.133.460 | 14,90 | 7,97 |
5 | Hàn Quốc | 42.479 | 18.167.533 | 24.752 | 12.115.690 | 71,62 | 49,95 |
6 | Malaysia | 30.946 | 8.031.910 | 2.433 | 962.53 | 1.171,93 | 734,46 |
7 | Thái Lan | 15.962 | 3.158.625 | 1.048 | 729.75 | 1.423,09 | 332,84 |
8 | Đài Loan | 15.289 | 2.639.876 | 21.555 | 4.104.235 | -29,07 | -35,68 |
9 | Bỉ | 7.178 | 3.011.435 | 59.646 | 3.542.376 | -87,97 | -14,99 |
10 | Nauy | 3.585 | 1.679.445 | 2.479 | 1.271.560 | 44,61 | 32,08 |
11 | Philippin | 1.84 | 857.68 | 620 | 416.72 | 196,77 | 105,82 |
12 | Hoa Kỳ | 1.239 | 2.404.673 | 1.788 | 3.202.386 | -30,70 | -24,91 |
13 | Ấn Độ | 1.051 | 2.036.763 | 1.076 | 2.632.862 | -2,32 | -22,64 |
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Đồng Nai xuất siêu tăng nhờ công nghiệp hỗ trợ phát triển (22/12/2016)
• Xuất khẩu giày dép: Những tín hiệu vui (22/12/2016)
• Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng đầu năm 2016 (20/12/2016)
• Xuất khẩu điện thoại mang về 31,6 tỷ USD cho Việt Nam (18/12/2016)
• Điện thoại chủ yếu 'xuất ngoại' bằng đường hàng không (17/12/2016)
• Ôtô nhập khẩu sắp thống lĩnh thị trường Việt (14/12/2016)
• Xuất khẩu dệt may ước đạt 28,5 tỷ USD trong năm 2016 (14/12/2016)
• Công bố 310 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín (10/12/2016)
• Xử lý vi phạm liên quan đến tạm nhập, tái xuất ô tô (09/12/2016)
• Xuất khẩu túi xách, ví, va li, mũ, ô, dù 10 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng 9,5% (30/11/2016)
TIN TỨC CŨ