Công nghiệp chế biến
Vải nhập khẩu tăng dần
28/06/2014

Tháng 4/2014 nhập khẩu vải các loại tăng 12,2% so với tháng liền kề trước đó, thì sang tháng 5/2014 nhập khẩu mặt hàng này tăng 9% so với tháng 4, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng 5 tháng đầu năm lên 3,75 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu vải các loại từ các thị trường Trung Quốc, Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông… Trong đó Trung Quốc vẫn là nguồn cung chính mặt hàng vải cho Việt Nam, chiếm 49,2% thị phần, với 1,8 tỷ USD, tăng 25,56% so với cùng kỳ; kế đến là thị trường Hàn Quốc với 728,2 triệu USD, tăng 10,54%...

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu vải các loại đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 33,3%, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Thái Lan và Philippine, giảm lần lượt 99,05% và giảm 52,72%.

Trong số những thị trường có tốc độ tăng trưởng dương, thì nhập khẩu từ thị trường Thổ Nhĩ kỳ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 77,17%, tuy kim ngạch chỉ đạt 12,2 triệu USD.

Thị trường vải các loại nhập khẩu 5 tháng 2014

TT

Thị trường

Tháng

5/2014

(USD)

5 tháng

/2014

(USD)

So

t5/2014

với

t4/2014

(%)

So

t5/2014

với

t5/2013

(%)

So

5t/2014

với

5t/2013

(%)

1

Trung Quốc

487.677.964

1.848.420.692

6,5

18,4

25,6

2

Hàn Quốc

184.664.615

728.232.284

15,4

2,5

10,5

3

Đài Loan

127.094.797

573.939.808

-5,7

0,0

13,2

4

Nhật Bản

50.277.815

204.436.214

13,6

1,0

-1,3

5

Hồng Kông

31.484.937

100.265.558

37,0

-28,0

-38,2

6

Thái Lan

20.791.737

82.006.364

37,4

-9,3

2,8

7

Inđônêxia

6.903.418

27.676.440

5,0

40,4

46,4

8

Italia

8.948.391

25.763.480

54,2

14,8

21,0

9

Malaixia

6.299.327

25.540.651

0,4

3,7

7,8

10

Ấn Độ

5.067.000

23.269.754

20,2

-14,9

2,3

11

Đức

5.517.661

20.992.929

14,2

18,3

46,8

12

Pakixtan

2.196.192

14.221.003

-15,7

-24,7

1,7

13

Thổ Nhĩ Kỳ

3.253.643

12.206.261

39,0

62,0

77,2

14

Hoa Kỳ

3.090.872

10.901.904

29,7

25,1

35,7

15

Anh

1.354.120

4.347.373

4,4

40,5

28,9

16

Pháp

1.113.909

3.130.348

26,0

-26,3

3,8

17

Singapo

250.466

1.160.970

-25,0

-5,0

-30,2

18

Bỉ

289.981

1.063.653

32,7

-61,9

-48,1

19

Thụy Sỹ

191.442

756.240

-49,2

27,7

-10,9

20

Philippin

193.945

530.810

66,4

-45,4

-52,7

21

Đan Mạch

 

 

 

-100,0

-100,0

22

Grand Total

946.662.232

3.708.862.736

     

Giá vải nhập khẩu quay đầu giảm trong tháng 5/2014 với mức giảm 1,31% so với tháng trước và giảm 2,68% so với tháng 5/2013; tính chung 5 tháng đầu năm 2014, giá nhập khẩu nhóm hàng này giảm 3,67% so với cung kỳ năm trước.

Diễn biến giá 4 nhóm hàng vải có kim ngạch nhập khẩu lớn trong tháng 5/2014 và 5 tháng năm 2014 là HS 52 (vải từ bông) và HS 54 (vải từ sợi filament nhân tạo; sợi dạng dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo), HS 55 (vải từ xơ, sợi staple nhân tạo) và HS 60 (vải các loại hàng dệt kim hoặc móc) như sau. So với tháng 4/2014, giá nhập khẩu cả 4 nhóm trên quay đầu giảm lần lượt là 4,02%, 1,92%, 0,76% và 0,55%. So với tháng 5/2013, trong 4 nhóm trên, duy nhất nhóm HS 60 giá tăng 0,42% còn 3 nhóm trên giá tiếp tục tăng, HS 52 tăng 8,00%, HS 54 tăng 2,52% và HS 55 tăng 0,35%. So với 5 tháng đầu năm 2013, giá cả 4 nhóm HS đều tăng HS 52 giảm 7,77%, HS 54 giảm 1,73%, HS 55 giảm 2,80% và HS 60 giảm 0,50%.

Giá vải nhập khẩu từ các thị trường trong tháng 5/2014 có tăng, có giảm. Diễn biến giá ba thị trường chính cung cấp vải cho nước ta là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan như sau. So với tháng trước, giá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc quay đầu tăng 0,62%, tron khi giá nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tiếp tục giảm thêm 1,31% và từ thị trường Đài Loan quay đầu giảm 1,04%. So với tháng 5/2013, giá từ Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục giảm thêm 3,17% và 1,17%, riêng từ Đài Loan vẫn tăng 1,83%. Tính chung 5 tháng 2014, giá từ 3 thị trường trên cũng đều giảm so với cùng kỳ. Giảm sâu nhất từ Trung Quốc với 5,14%, từ Đài Loan với 0,69% và từ Hàn Quốc giảm ít nhất với 0,33%.

Nhiều năm nay, ngành may mặc Việt Nam phụ thuộc phần lớn nguồn cung ứng nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Hàng năm phải nhập hơn 50% lượng vải phục vụ cho may mặc xuất khẩu. Việc giảm phụ thuộc này không dễ thực hiện ngay, nhưng về lâu dài cần phải được tính toán cụ thể...

Theo Hiệp hội Dệt - may Việt Nam (VITAS), năm 2013, ngành may Việt Nam đã vượt nhiều khó khăn, hoàn thành kim ngạch xuất khẩu 24 tỷ USD (tính cả xuất khẩu sợi). Để đạt được kết quả trên, ngành may cả nước phải sử dụng 7,4 tỷ m2 vải, trong đó nhập khẩu đến 6 tỷ m2 vải. Cùng với đó, các phụ liệu như nút áo, chỉ, cồn... cũng được nhập khẩu hơn 90%.

Cũng theo VITAS, nếu không có biến động lớn, quy mô ngành dệt - may Việt Nam sẽ tăng gấp hai lần vào năm 2025, đạt doanh thu khoảng 46 tỷ USD, trong đó xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD. Để đạt được kim ngạch này, toàn ngành cần có 12 triệu cọc sợi, 12 tỷ m2 vải và năm triệu lao động. Trong khi đó, năm 2013, toàn ngành mới có 6,1 triệu cọc sợi, sản xuất 720 nghìn tấn sợi xơ ngắn, 150 nghìn tấn sợi xơ dài và 1,4 tỷ m 2 vải. Ở những thị trường nhập khẩu dệt may lớn như Mỹ, EU, hiện Việt Nam đứng thứ hai (sau Trung Quốc). Dù có mức tăng trưởng cao, nhưng dệt may Việt Nam chỉ mới cung ứng được 2,5% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dệt may thế giới. Khó khăn lớn nhất với ngành dệt may nước ta là làm sao giảm dần phụ thuộc nguyên liệu từ nước ngoài.

Theo các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý dệt may, ngành dệt may trong nước chỉ mới sản xuất được 1,4 tỷ m2 vải là do các nhà sản xuất trong nước không đủ vốn, kỹ năng quản lý kỹ thuật yếu, dẫn đến giá thành sản xuất vải cao, mẫu mã đơn điệu, chất lượng sản phẩm không đồng đều.

Một dự án sản xuất sợi, dệt, nhuộm có chi phí đầu tư rất cao. Một dây chuyền sản xuất sợi có mức đầu tư gấp hàng chục lần so với dây chuyền may. Một nhà máy kéo sợi có khoảng 2.000 cọc sợi, có giá đầu tư gần hai triệu USD. Chưa kể các công đoạn sau kéo sợi như dệt, nhuộm đòi hỏi đầu tư tiếp hàng chục triệu USD cho hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải cho nên các nhà đầu tư nước ngoài vốn mạnh về tài chính thường có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước.

Còn xây dựng một nhà máy may với 1.000 lao động, chi phí đầu tư khoảng 80 tỷ đồng, các doanh nghiệp trong nước ít vốn cho nên chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực này, thu lợi nhuận ngay. Trong khi đó, chính quyền các tỉnh, thành phố thường ngần ngại khi cấp giấy phép cho các dự án nhuộm vì còn e ngại các vấn đề môi trường.

Để có thể chủ động nguồn nguyên liệu, Việt Nam cần tạo cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực nhuộm. Hiện nay, không ít nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến các dự án dệt nhuộm tại Việt Nam, vì sẽ có lợi khi Việt Nam tham gia TPP và Hiệp định thương mại tự do với Liên hiệp châu Âu.

Cùng với đó, Việt Nam cần có khu công nghiệp quy hoạch chuyên ngành dệt nhuộm, có phương án kỹ thuật và quản lý tốt các vấn đề ô nhiễm môi trường. Một khu công nghiệp sản xuất 1 tỷ m2 vải mỗi năm, mỗi ngày sẽ thải ra khoảng 100 nghìn m3 nước thải, nếu không quản lý tốt sẽ gây tác hại lớn tới môi trường. Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần sớm có chính sách ưu đãi về vốn vay, thuế và giá thuê đất để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may và cũng để đón đầu Hiệp định TPP. Bên cạnh đó, cần có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng từ các cửa khẩu.

Đối với doanh nghiệp, cần cơ cấu lại đối tượng và phân khúc khách hàng, thuyết phục các nhà nhập khẩu nước ngoài ưu tiên sử dụng nguyên phụ liệu trong nước hoặc từ các nước trong TPP. Doanh nghiệp cũng cần chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Về lâu dài, để chủ động nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp nên mạnh dạn sản xuất theo phương thức ODM (từ thiết kế, sản xuất và bán thành phẩm cho khách hàng). Quan trọng hơn, Nhà nước, các bộ, ngành chức năng, người tiêu dùng Việt Nam cần đồng tâm và có hành động thiết thực, cụ thể nhằm ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước vượt qua khó khăn.

Ý kiến bạn đọc