Công nghiệp chế biến
Tiêu thụ và xuất khẩu xi măng đều tăng
10/06/2014

Thị trường xi măng đang có nhiều tín hiệu tích cực khi kết quả sản xuất kinh doanh 5 tháng đầu năm khả quan hơn so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, thị trường xi măng 2 tháng trở lại đây đã phục hồi sau một thời gian dài ảm đạm, điều này thể hiện qua con số tiêu thụ và xuất khẩu. Cụ thể, xi măng tiêu thụ tháng 5/2014 đạt 4,87 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả 5 tháng đầu năm 2014, tiêu thụ xi măng đạt 20,42 triệu tấn, tăng 1,75 triệu tấn và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Về xuất khẩu xi măng và clinker, trong tháng 5/2014 đạt 1,64 triệu tấn với 71,5 triệu USD. Tính cả 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu xi măng và clinker đạt 10,0 triệu tấn với kim ngạch 426,5 triệu USD, tăng 34% về lượng và 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Hiện xi măng và clinker của Việt Nam được xuất khẩu sang gần 20 thị trường, trong đó Bănglađét và Inđônêxia là 2 thị trường chính chiếm hơn 55% tổng lượng xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2014, Bănglađét là thị trường xuất khẩu chính đạt 4,27 triệu tấn chiếm 42,5% tổng lượng xuất khẩu với trị giá 163,9 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chính tiếp theo Inđônêxia đạt 1,27 triệu tấn chiếm 12,7% tổng lượng xuất khẩu với trị giá 57,4 triệu USD. Những thị trường lớn tiếp theo là Đài Loan, Malaisia, Philipin, Chi Lê, Campuchia… Như vậy có thể thấy xi măng và clinker của Việt Nam đã được xuất khẩu tới các nước thuộc các châu lục khác nhau châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương.

Thị trường xuất khẩu xi măng và clinker 5 tháng đầu năm 2014

TT

Thị trường

Tháng 5/2014

5 tháng /2014

Lượng

 (tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

1

Bănglađét

526.500

20.506.350

4.265.181

163.884.236

2

Inđônêxia

237.258

10.348.704

1.271.562

57.441.597

3

Đài Loan

94.500

4.043.198

518.600

22.124.943

4

Malaixia

132.450

6.865.425

423.371

21.323.627

5

Philippin

67.000

2.568.750

407.660

15.344.010

6

Chi Lê

   

215.000

11.690.000

7

Campuchia

35.105

1.915.133

206.473

11.257.669

8

Pêru

40.000

2.240.000

164.100

9.165.019

9

Lào

23.315

1.947.831

108.748

8.340.413

10

Môdămbíc

99.000

3.786.750

193.500

7.377.750

11

Australia

36.553

1.717.545

160.048

7.152.439

12

Ănggôla

52.400

1.899.500

193.159

7.082.014

13

Mianma

18.270

978.570

115.025

6.658.450

14

Srilanca

17.500

743.750

164.000

6.579.750

15

Tôgô

   

115.000

5.062.500

16

Braxin

   

84.301

3.772.555

17

Trung Quốc

   

83.745

3.072.167

18

Kênia

   

48.000

1.833.600

Với việc tiêu thụ xi măng nội địa 5 tháng đầu năm 2014 đã là 20,42 triệu tấn, khả năng tiêu thụ nội địa cả năm 2014 sẽ đạt tới 50 triệu tấn, bằng năm 2010 - năm cao nhất về tiêu thụ. Và với xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2014 tăng 34% so với cùng kỳ, khả năng xuất khẩu xi măng cả năm sẽ đạt con số 20 triệu tấn là không điều không quá khó.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hiện có tới 70 nhà đầu tư vào lĩnh vực xi măng, như vậy là quá nhiều nhà đầu tư, so với tổng công suất của cả nước (65-70 triệu tấn), gấp 5-7 lần so với các nước trong khu vực.

Để giảm bớt đầu mối các nhà sản xuất xi măng, trên cơ sở rà soát và đánh giá thực tế vừa qua, Chính phủ đã loại bỏ 9 dự án không khả thi ra khỏi quy hoạch. Lý do là nhiều nhà đầu tư không có khả năng tài chính để triển khai dự án, do vốn đầu tư 1 nhà máy xi măng rất nặng, nhất là việc mua thiết bị.

Trên cơ sở đó, các dự án xi măng cần đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, đầu tư quy mô công suất lớn hơn, số lượng dự án ít đi. Tăng hiệu quả đầu tư sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tốt vấn đề môi trường. Đã đầu tư công suất lớn là đi đôi với công nghệ cao, giảm tiêu hao điện, than, giảm ô nhiễm môi trường… nâng cao năng suất lao động và sản xuất ra sản phẩm xi măng chất lượng cao.

Ý kiến bạn đọc