Công nghiệp chế biến
4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu hơn 2,0 triệu tấn ngô
22/05/2014

Ngành nông nghiệp được coi là "bệ đỡ” của nền kinh tế. Một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam đã có mặt trong tốp đứng đầu thế giới như gạo, điều, hạt tiêu… Tuy vậy, cho đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu không ít sản phẩm nông nghiệp với số lượng lớn, trong đó ngô thuộc loại đứng đầu.

Ngô liên tục dẫn đầu trong nhóm sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, cả về số lượng cũng như chỉ số gia tăng. Những năm gần đây, ngô nhập khẩu luôn nằm trên mức 2 triệu tấn/năm, liên tục gia tăng theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013, ngô nhập khẩu với số lượng 2,19 triệu tấn, tăng hơn 35% so với năm trước đó. Bước sang 2014, tính đến hết tháng 4 năm 2014, nhập khẩu ngô về nước ta đã đạt 2,04 triệu tấn với kim ngạch đạt 522 triệu USD, tức tăng gấp 3 lần về khối lượng và hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Brazil, Ấn Độ và Hoa Kỳ là 3 thị trường mà nước ta nhập khẩu lớn nhất.

Giá nhập khẩu ngô từ hầu hết các thị trường giảm trong 4 tháng đầu năm 2014 và giảm so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu trung bình từ Brazil ở mức 245 USD/tấn, tăng 0,24 USD/tấn so với tháng trước nhưng giảm 49 USD/tấn so với tháng 4/2013. Giá nhập khẩu trung bình từ Ấn Độ ở mức 241 USD/tấn, tăng 0,92 USD/tấn so với tháng trước nhưng giảm 70 USD/tấn so với tháng 4/2013.

Xem xét cả về số lượng cũng như chỉ số gia tăng, nhập khẩu ngô từ đầu 2014 đến nay có mức tăng phi mã, đạt mức kỉ lục cao nhất từ trước đến nay. Với chiều hướng gia tăng như hiện thời, dự báo ước 2014 nhập khẩu ngô lên đến khoảng 4,5 triệu tấn, tăng hơn gấp đôi so với 2013. Nhập khẩu hàng hóa nói chung cũng như nhập khẩu sản phẩm nông ngiệp nói riêng, hiếm có mặt hàng nào chỉ số nhập khẩu tăng mạnh như ngô.

Ngô là cây trồng truyền thống của bà con nông dân. Kể cả sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều địa phương không chỉ duy trì mà còn mở rộng diện tích gieo trồng ngô. Tổng diện tích gieo trồng ngô trên địa bàn cả nước hiện có trên 871.400 ha, tăng hơn 0,2% so với 2013. Diện tích gieo trồng ngô tăng theo kiểu rùa bò, trong khi nhu cầu sử dụng ngô (chủ yếu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi) không ngừng tăng mạnh, cung - cầu mất cân đối, vì thế buộc phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Ngoài việc cung - cầu mất cân đối, ngô nhập khẩu tăng mạnh còn có nguyên nhân khách quan: tính cạnh tranh của ngô nhập khẩu vượt xa ngô nội địa. Trong cùng thời điểm, tính hết các khoản chi phí đầu vào, ngô nhập khẩu có mức giá rẻ hơn gần 500 đồng/kg. Đây là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tìm đến ngô nhập khẩu hơn là mua trong nước.

Ngô nhập khẩu tăng phi mã là phù hợp cơ chế thị trường nhưng trở thành vấn đề đáng báo động với sản xuất ngô trong nước. Nếu không nâng cao sức cạnh tranh (cả về chất lượng và giá cả) ngô sản xuất trong nước sẽ bị ngô nhập khẩu "đánh bại” ngay trên sân nhà. Nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng ngô không chỉ là công việc của nhà nông, mà còn trở thành nhiệm vụ phải làm của các ngành liên quan, trước hết là ngành nông nghiệp.

Trên thị trường thế giới, dự kiến sẽ có 114 triệu tấn ngô được xuất khẩu trong năm nay, trong đó ASEAN nhập khoảng 10,9 triệu tấn so với 7,3 triệu tấn của niên vụ trước.

Thị trường nhập khẩu ngô 4 tháng năm 2014

TT

Thị trường

4 tháng

/2014

So

4t/2014

với

4t/2013

(%)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

Trị giá

1

BRAXIN

1.212.976

306.270.028

1.762,3

1.367,1

2

ẤN ĐỘ

386.125

92.786.805

-27,7

-44,2

3

THÁI LAN

88.519

36.907.285

577,1

161,6

4

CAMPUCHIA

11.165

3.042.475

-45,8

-54,0

5

LÀO

7.710

1.962.100

51,8

53,4

6

ÁCHENTINA

130

88.400

 

 

7

ACHENTINA

   

-100,0

-100,0

8

HOA KỲ

   

-100,0

-100,0

Trung Quốc có thể sớm cho phép nhập ngô biến đổi gen

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Niu Dun, nước này đang xem xét để cho phép nhập khẩu giống ngô biến đổi gen MIR162 của tập đoàn Syngenta sau khi tập đoàn này đã nộp các tài liệu bổ sung cho các cơ quan chức năng Trung Quốc hồi tháng 11/2013 và quá trình xem xét này sẽ sớm hoàn tất. 

Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã từ chối nhập khẩu 887.000 tấn ngô của Mỹ sau khi phát hiện loại ngô MIR162 trong các lô hàng nhập khẩu. 

Việc Trung Quốc từ chối thông qua một số lượng lớn ngô nhập khẩu từ Mỹ đã khiến các thương nhân chuyên cung cấp hạt giống của Mỹ đề nghị những nông dân đã đặt mua ngô giống có chứa MIR162 đổi sang sử dụng loại giống khác. 

Syngenta đã nộp đơn đề nghị Chính phủ Trung Quốc cấp phép cho giống ngô MIR162 hồi tháng 3/2010.

Phòng Thương mại Mỹ phàn nàn rằng tiến trình phê duyệt công nghệ sinh học của Trung Quốc đang ngày càng “chậm hơn, khó dự báo và không minh bạch.”

Ủy ban an toàn sinh học của Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp thường niên vào cuối tháng này. Nếu trong cuộc họp đó, ủy ban này vẫn chưa đưa ra quyết định về trường hợp của Syngenta, vấn đề này có thể sẽ được xem xét vào tháng Sáu. 

Hiện nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng dư cung ngô ở trong nước trong bối cảnh nước này vừa mới phát hiện thêm một ổ dịch cúm gia cầm và giá thịt lợn sụt giảm đang tác động tiêu cực tới nhu cầu đối với nông sản này./.

Ý kiến bạn đọc