Công nghiệp chế biến
Da giày xuất khẩu tăng 26,4% trong 4 tháng đầu năm 2014
10/05/2014

Do được hưởng nhiều ưu đãi từ Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP và sự hồi phục tại các thị trường, xuất khẩu của ngành da giày 4 tháng đầu năm đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Tháng 4/2014 ngành da giày đã xuất khẩu 856 triệu USD sản phẩm giày dép các loại, tính chung 4 tháng đầu năm ngành đã xuất khẩu 2,96 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm túi xách, vali, ô dù, mũ của ngành cũng tăng tới 47,8%, đạt 818 triệu USD.

Tình hình xuất khẩu sang các thị trường, nhất là thị trường truyền thống của ngành cũng rất khả quan. Cụ thể, 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của ngành sang thị trường Mỹ đã tăng 25,4%, đạt trên 947 triệu USD; thị trường Bỉ tăng 36,9%, đạt trên 192 triệu USD; thị trường Nhật Bản tăng 41%, đạt trên 171 triệu USD; thị trường Anh tăng 8,5%, đạt trên 162 triệu USD; thị trường Đức tăng 31,1%, đạt trên 152 triệu USD…

Đáng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường nhỏ, thị trường ngách của ngành đã tăng đột biến, như: thị trường Israen tăng 110%, đạt 9,4%, thị trường Chile tăng 61,7%, đạt 30 triệu USD; thị trường Hàn Quốc tăng 69,2%, đạt 125 triệu USD; thị trường Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 53,3% đạt 22 triệu USD; thị trường Đài Loan  tăng 49,3%, đạt 32 triệu USD…

Ngược lại một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm trong 4 tháng đầu năm 2014 là Ucraina giảm 28,1% đạt 1,5 triệu USD, Thuỵ Điển giảm 27,7 triệu USD đạt 10,1 triệu USD, Nauy giảm 21,4% đạt 3,5 triệu USD, Panama giảm 10,5% đạt 32,5 triệu USD (đây là thị trường có kim ngạch lớn nhất trong số các thị trường có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước).

Có thể thấy, sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam những tháng đầu năm có sự hậu thuẫn lớn từ những ưu đãi thuế quan phổ cập GSP mà Liên minh châu Âu đã dành cho Việt Nam kể từ tháng 1.2014 (theo đó, mức thuế đối với xuất khẩu giày dép sản xuất tại Việt Nam đã giảm từ gần 7,7% đến ít nhất 4%, do đó làm tăng khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam tại thị trường EU). Hơn nữa, sự phục hồi về tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu chính, đặc biệt là thị trường EU cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam. Thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp trong ngành đã ký được hợp đồng đến hết tháng 8/2014. Vì vậy, mục tiêu xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm nay đạt 12 tỷ USD có khả năng đạt được.

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, cơ hội tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam là rất khả quan bởi ngoài những yếu tố thuận lợi về thị trường, ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai gần. Sản phẩm giày, dép, túi xách…của Việt Nam cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản và các thị trường thành viên khối TPP.

Để nắm bắt những cơ hội và tín hiệu tốt từ thị trường, theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường đầu tư nâng cấp công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, phát triển thương hiệu nhằm tăng cả chất và lượng cho sản phẩm xuất khẩu.

Bộ Công Thương cho biết, hiện xu hướng tiêu dùng đồ da tại các thị trường nhập khẩu ngày càng tăng, xu thế thay thế đồ nội thất bằng gỗ sang sử dụng da thuộc đang trở thành trào lưu. Do vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất da thuộc trong nước nhằm đón đầu xu hướng tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu da giày 4 tháng đầu năm 2014

TT

Thị trường

Tháng

4/2014

(USD)

4 tháng

/2014

(USD)

So

 t4/2014

 với

 t3/2014

 (%)

So

 t4/2014

 với

t4/2013

 (%)

So

 4t/2014

 với

 4t/2013

 (%)

1

Hoa Kỳ

282.196.083

946.914.898

21,3

31,2

25,4

2

Bỉ

48.371.284

192.412.915

36,2

33,0

36,9

3

Nhật Bản

31.021.397

170.993.520

-30,5

38,6

41,0

4

Anh

47.131.454

162.285.129

36,0

10,5

8,5

5

Đức

42.897.124

150.551.860

47,4

40,6

31,1

6

Trung Quốc

39.200.089

149.870.147

1,9

52,1

30,5

7

Hà Lan

35.786.560

127.615.579

0,1

13,1

21,8

8

Hàn Quốc

43.192.524

124.647.388

65,8

197,9

69,2

9

Tây Ban Nha

31.602.178

116.979.442

21,6

76,0

40,2

10

Braxin

33.610.502

95.682.665

61,2

30,6

4,8

11

Italia

18.755.239

75.781.026

26,4

90,0

35,6

12

Mê Hi Cô

27.784.123

75.158.236

111,9

16,7

1,0

13

Pháp

15.394.322

63.712.426

71,9

-13,1

17,0

14

Canađa

13.300.369

43.106.773

38,7

-9,0

3,6

15

Australia

8.910.433

34.155.459

-0,8

16,2

24,7

16

Hồng Kông

10.631.586

33.509.892

69,8

129,9

25,6

17

Panama

7.663.099

32.574.569

23,2

-34,3

-10,6

18

Đài Loan

13.603.935

31.662.812

79,4

166,8

49,3

19

Chi Lê

13.008.543

30.305.317

80,3

61,7

72,1

20

Nga

8.482.266

27.790.837

7,6

15,2

10,5

21

Xlôvakia

10.895.875

25.950.940

215,8

27,2

32,4

22

Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất

7.972.754

21.878.605

35,6

68,3

53,3

23

Nam Phi

5.618.366

20.445.642

39,5

47,8

2,0

24

Achentina

5.079.917

17.204.822

160,5

72,6

31,9

25

Áo

5.285.985

13.770.289

118,6

9,5

-4,0

26

Đan Mạch

3.653.589

10.945.201

41,8

83,3

13,9

27

Ấn Độ

2.718.550

10.704.864

31,1

-17,8

8,3

28

Malaixia

1.438.572

10.405.423

-40,2

17,2

20,6

29

Thụy Điển

2.855.833

10.107.810

157,0

-25,9

-27,7

30

Singapo

1.977.428

9.662.450

-11,5

-2,5

3,2

31

Israen

2.161.829

9.414.940

0,4

87,1

110,2

32

Thổ Nhĩ Kỳ

4.305.791

8.028.460

93,7

21,2

18,0

33

Hy Lạp

2.632.739

7.772.230

-17,5

45,2

64,8

34

Séc

692.057

7.671.384

-36,4

-76,3

9,1

35

Inđônêxia

1.428.165

7.500.519

-8,8

13,2

22,4

36

Philippin

886.870

6.951.068

-53,7

9,4

10,7

37

Thái Lan

861.180

6.711.686

-52,8

-54,1

-10,8

38

Niuzilân

1.687.504

6.498.026

-5,5

52,3

18,9

39

Ba Lan

922.910

6.423.407

-28,9

-45,5

71,4

40

Thụy Sỹ

1.190.413

6.141.776

20,0

-8,1

-3,4

41

Nauy

1.031.064

3.523.684

111,7

12,4

-21,4

42

Phần Lan

950.549

2.265.006

179,8

103,0

37,4

43

Ucraina

626.636

1.536.771

8,3

-31,3

-28,1

 

Ý kiến bạn đọc