Công nghiệp chế biến
Xuất khẩu gỗ có thể đạt 10 tỷ vào năm 2020
10/06/2014

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 5 tháng 2014 đạt 2,39 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66,7% tổng giá trị xuất khẩu – có mức tăng trưởng lần lượt là 34,7%, 16,1% và 16,0% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo mục tiêu kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014- 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt, đến 2020, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ đạt 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), khẳng định sẽ vượt qua mục tiêu này. Bởi vì các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc đều rất sáng sủa đối với sản phẩm gỗ Việt Nam; thị trường EU đã vượt qua khủng hoảng.

Hiện xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ hiện đứng thứ 5 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt NamNếu có giải pháp đúng và chính sách hỗ trợ hiệu quả thì Việt Nam có thể xuất khẩu đạt 15 đến 20 tỷ USD trong 10 năm tới.

Thị trường gỗ & sản phẩm gỗ xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2014

TT

Thị trường

Tháng

 5/2014

(USD)

5 tháng

/2014

(USD)

So

 t5/2014

 với

t4/2014

(%)

So

t5/2014

 với

t5/2013

(%)

So

5t/2014

với

5t/2013

(%)

1

Hoa Kỳ

151.610.531

830.544.651

-21,7

-12,2

17,0

2

Trung Quốc

62.547.465

385.140.990

16,4

-11,7

16,8

3

Nhật Bản

71.156.257

382.184.178

-8,3

-2,1

25,0

4

Hàn Quốc

37.393.785

180.464.926

-14,9

44,3

40,9

5

Anh

19.851.151

111.862.077

-23,2

25,1

23,3

6

Canađa

12.069.423

53.861.672

3,7

16,8

17,0

7

Đức

6.321.253

49.894.227

-40,1

1,9

7,7

8

Australia

10.364.395

46.972.351

-8,3

21,0

18,1

9

Pháp

7.046.932

44.223.015

-24,5

98,0

18,8

10

Đài Loan

8.173.574

34.120.015

-30,2

-19,5

17,2

11

Hà Lan

4.684.720

24.425.612

2,1

8,5

-6,4

12

Hồng Kông

2.309.627

23.805.229

-75,2

-70,9

-30,4

13

Malaixia

5.098.900

21.074.591

14,7

43,6

69,5

14

Ấn Độ

7.799.802

19.231.460

144,1

39,5

-11,0

15

Bỉ

2.922.644

17.260.672

-32,2

42,6

22,3

16

Italia

1.259.015

14.585.954

-55,5

9,5

1,3

17

Thụy Điển

1.483.684

11.277.315

-31,5

8,6

-10,6

18

Singapo

1.568.114

9.797.211

-87,8

-58,3

-37,8

19

Tây Ban Nha

940.660

9.558.999

-56,4

-32,3

28,7

20

Thổ Nhĩ Kỳ

1.553.729

9.168.637

0,2

121,2

57,8

21

Niuzilân

1.504.609

9.167.821

-27,9

39,7

55,7

22

Ả Rập Xê Út

1.573.322

8.547.061

15,4

-10,2

34,1

23

Đan Mạch

732.387

7.847.785

-55,0

-13,6

27,9

24

Ba Lan

666.300

6.307.123

-4,2

-21,0

24,8

25

Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất

822.990

6.204.182

-45,0

-36,5

3,1

26

Thái Lan

1.174.647

5.240.428

-19,5

-3,8

33,0

27

Nga

326.246

4.037.008

-60,4

-47,4

25,9

28

Nam Phi

542.056

3.065.589

-21,4

7,9

27,5

29

Nauy

875.106

3.053.854

32,7

29,8

-30,0

30

Áo

299.985

2.803.272

-68,3

-41,7

37,7

31

Côoét

441.584

2.320.236

-33,3

-15,8

25,5

32

Thụy Sỹ

224.382

2.256.397

-28,4

2,9

-10,0

33

Hy Lạp

149.016

1.920.320

-54,4

36,7

6,4

34

Phần Lan

401.953

1.686.721

81,6

28,4

-27,7

35

Séc

214.662

1.646.105

-15,9

42,0

17,2

36

Mê Hi Cô

418.469

1.607.786

126,8

-6,5

47,4

37

Campuchia

215.178

1.268.241

22,6

-68,9

-65,2

38

Bồ Đào Nha

185.792

1.162.242

3,2

47,5

14,1

Cơ hội xuất khẩu gỗ chế biến

Khác với nhiều mặt hàng nông - thủy sản phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, ngành gỗ chế biến có thể nói đã thoát khỏi thị trường Trung Quốc khi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, kể cả nhập khẩu gỗ nguyên liệu của mặt hàng này không còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Cơ hội từ nước ngoài

Ngành hàng sản phẩm gỗ chế biến chủ yếu xuất khẩu đi các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản…, còn tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc rất thấp so với kim ngạch xuất khẩu 5,5 tỷ USD năm 2013 và nhiều năm trước cũng vậy. Hiện các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu gỗ dăm nguyên liệu từ trồng rừng và một phần không đáng kể đồ gỗ nội thất.

Những năm qua, khi kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế tác động đến ngành chế biến gỗ nổi tiếng và lâu đời của Ý, Đức, kể cả Mỹ làm giá thành các mặt hàng nội thất tại chỗ tăng cao, không cạnh tranh được so với hàng nội thất nhập khẩu từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam với tư cách là nước chế biến và xuất khẩu gỗ nội thất số 2 châu Á. Vì vậy, nhiều nhà máy với thiết bị và công nghệ tiên tiến của những nước chế biến đồ gỗ nội thất lừng lẫy thế giới như Ý, Đức… buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.

Trong bối cảnh này là cơ hội để ngành gỗ chế biến Việt Nam mở rộng thị trường và thị phần xuất khẩu. Hơn nữa, những nhà xưởng công ty chế biến gỗ của các nước Âu Mỹ đều là thiết bị tiên tiến, ông chủ của những doanh nghiệp (DN) này sẵn sàng bán lại cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cử chuyên gia sang đào tạo, huấn luyện và vận hành thời gian đầu. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận các thiết bị mới nhất của ngành chế biến gỗ các nước tiên tiến với giá vừa phải.

Cũng thời điểm đó, mặt hàng đồ gỗ chế biến từ Trung Quốc đang mất dần lợi thế cạnh tranh khi bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá ở mức cao và giá nhân công lao động ở Trung Quốc tăng lên, nhiều nhà nhập khẩu chuyển qua Việt Nam đặt hàng thay cho nhà cung ứng từ Trung Quốc. Ngay cả các nước cũng có chính sách đa dạng hóa nguồn cung thay vì phụ thuộc vào Trung Quốc. Đơn hàng tăng cao chủ yếu từ Mỹ và Nhật Bản.

Trong khi nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cao su, khoai mì (sắn) gặp khó về thị trường nên giá giảm khá mạnh, đặc biệt mặt hàng cao su, khiến nhiều hộ cao su tiểu điền đã phải chặt bỏ, chỉ riêng tỉnh Tây Ninh gần 2.000 ha, nhưng mặt hàng gỗ chế biến vẫn tiếp tục phát triển ở mức 2 con số nhiều năm qua, kể cả năm nay.

Cơ hội trong nước

Trong khi không chỉ ngành nông - thủy sản và các lĩnh vực khác đang phải định hình lại chiến lược xuất nhập khẩu để không phụ thuộc vào Trung Quốc thì ngành gỗ nội thất lại tăng thêm cơ hội trở về sân nhà sau thời gian dài để cho mặt hàng gỗ nội thất nước ngoài chiếm lĩnh.

Tiêu dùng đồ gỗ người dân thành thị chiếm khoảng 30% cho hộ gia đình, 40% cho các công trình dự án mới và 30% thị phần còn lại đến từ 70% dân cư nông thôn. Trước thời điểm suy thoái kinh tế, giá trị thương mại đồ gỗ nội địa đạt khoảng 3 tỷ USD/năm. Và với sự hồi phục này, tiêu dùng nội địa năm nay nhiều khả năng đạt 2 tỷ USD trở lên và sẽ tăng thêm vào những năm tới.

Sản phẩm nội thất nhập khẩu cung ứng cho thị trường trong nước trước đây chủ yếu từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore… Nhưng vài năm nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu mặt hàng gỗ nội thất sau khi chinh phục nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu để mắt đến thị trường trong nước.

Các doanh nghiệp trong nước có ưu thế khi sản phẩm được chế biến bằng gỗ đặc (solid wood), chắc và bền hơn nhiều so với đồ các nước làm từ gỗ, ván nhân tạo. Điều này đáp ứng nhu cầu số đông người tiêu dùng trong nước do vẫn thích hàng “ăn chắc mặc bền”. Về giá, nếu cùng chủng loại là gỗ đặc, Việt Nam chắc chắn rẻ hơn sản phẩm gỗ nhập từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác, vì họ phải chịu thuế nhập khẩu khá cao, khoảng 27%.

Từ năm 2011 trở lại các mặt hàng gỗ chế biến sản xuất trong nước ngày càng nhiều hơn, thay thế dần mặt hàng nội thất nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc. Vấn đề hiện nay của các doanh nghiệp chế biến là việc phân phối. Với tình hình biển Đông hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhận định, đây là cơ hội thúc đẩy tâm lý người Việt dùng hàng Việt không chỉ với mặt hàng nội thất mà nhiều mặt hàng khác.

Ý kiến bạn đọc