Nông, lâm thủy sản
Cao su thiên nhiên xuất khẩu tăng liên tục trong 4 tháng qua
25/09/2014

 

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cao su thiên nhiên xuất khẩu tháng 8 đạt 113,9 nghìn tấn với giá trị khoảng 192,4 triệu USD, tăng 11,6% về lượng và tăng 11,3% về giá trị so với tháng 7/2014. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp lượng và trị giá cao su xuất khẩu tăng.

Đơn giá xuất khẩu cao su bình quân trong tháng 8 đạt khoảng 1.689 USD/tấn, giảm nhẹ 0,3% so với tháng trước đó.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 572,65 nghìn tấn với giá trị 1,03 tỷ USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.801 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu mặt hàng này giảm 5,7% về lượng, giảm 29% về giá trị và giảm 24,8% về giá.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng 234,7 nghìn tấn, chiếm 41% tổng lượng xuất khẩu, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 409 triệu USD, chiếm 39,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 8 tháng 2014, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là Malaysia đạt 111,8 nghìn tấn, chiếm 19,5% thị phần và giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; Ấn Độ đạt 48,7 nghìn tấn, chiếm 8,5% thị phần và giảm 11,7% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong 8 tháng 2014 đạt 63 nghìn tấn với kim ngạch 114,1 triệu USD, giảm 2,4% về lượng và giảm 28% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nhập chủ yếu của Việt Nam là Campuchia chiếm 43,1%, tiếp đến là Khu chế xuất Việt Nam với 19,2%, Lào với 13,2% và Thái Lan với 10,7%.

 

Thị trường cao su xuất khẩu 8 tháng năm 2014

 

TT

 

Thị trường

 

8 tháng/2014

 

So với 8 tháng 2013 (%)

 

Lượng (tấn)

 

Trị giá (USD)

 

Lượng

 

Trị giá

1

Trung Quốc

234.669

409.004.910

-13,6

-34,4

2

Malaixia

111.845

187.001.597

-14,0

-39,6

3

Ấn Độ

48.749

91.589.490

-10,3

-32,5

4

Đức

18.840

38.577.834

-2,0

-24,7

5

Hàn Quốc

20.429

38.308.244

-4,7

-26,0

6

Đài Loan

16.454

33.925.395

-13,6

-35,3

7

Hoa Kỳ

18.638

33.298.426

16,6

-10,1

8

Thổ Nhĩ Kỳ

12.594

23.051.535

23,8

-5,8

9

Nhật Bản

6.838

15.304.145

25,5

-3,3

10

Tây Ban Nha

7.526

14.997.602

14,4

-12,5

11

Italia

7.307

13.787.370

25,4

-8,7

12

Hà Lan

6.188

13.509.597

207,6

150,0

13

Inđônêxia

7.296

12.694.035



14

Braxin

5.355

9.825.401

7,7

-22,1

15

Pakixtan

3.666

7.118.181

-6,0

-26,2

16

Canađa

2.549

5.518.440



17

Pháp

2.515

5.490.127

25,9

-1,9

18

Bỉ

3.090

5.271.066

-21,6

-35,1

19

Nga

2.455

4.753.444

-4,5

-31,2

20

Áchentina

2.166

4.139.769



21

Anh

1.682

3.352.140

-1,7

-22,9

22

Hồng Kông

1.310

2.445.507



23

Ucraina

1.229

2.200.785

100,8

31,0

24

Thụy Điển

887

1.709.381

-12,0

-35,0

25

Phần Lan

665

1.450.039

-58,8

-68,9

26

Mê Hi Cô

638

1.301.654

-25,5

-41,1

27

Singapo

494

947.897



28

Séc

242

542.940

-39,2

-49,7

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành cao su trong bối cảnh giá sụt giảm mạnh trên thị trường thế giới, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa các chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu, Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế xuất khẩu cao su xuống 0% từ tháng 10/2014 tới đối với các mặt hàng như cao su ly tâm (latex) (HS 40.01), crếp từ mủ cao su (HS 40.01.29.20), cao su tổng hợp (HS 40.02) và cao su hỗn hợp (HS 40.05).

Kim ngạch xuất khẩu cao su có thể giảm 30%

Mặc dù lượng xuất khẩu tiếp tục tăng nhưng giá giảm nên năm 2014, sản lượng cao su xuất khẩu ước đạt 1 triệu tấn, với giá trị khoảng 1,8 - 2 tỷ USD. So với năm 2013, sản lượng cao su xuất khẩu giảm khoảng 10%, nhưng kim ngạch có thể giảm mạnh đến 30%.

Nguyên nhân là nhu cầu tiêu thụ trên thế giới vẫn tăng chậm, trong khi nguồn cung tăng nhanh do nhiều nước đã mở rộng diện tích cao su trong thời kỳ giá cao, cung vượt cầu, làm cao su có tồn dư từ cuối năm 2012 đã tạo áp lực giảm giá sâu trong những tháng đầu năm 2014.

Giá cao su thế giới sẽ tiếp tục đà giảm trong dài hạn. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su trong giai đoạn tới sẽ càng ngày càng gay gắt hơn, người mua trở lên khó tính hơn và chỉ ưu tiên chọn lựa những nguồn cao su có chất lượng ổn định.

Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn so giá bán cùng chủng loại của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia... Nguyên nhân chính do chất lượng không ổn định, không đồng đều, nhiều lô hàng không có giấy kiểm định chất lượng, chủ yếu ở bộ phận cao su tiểu điền. Do vậy, các nhà nhập khẩu chỉ mua với giá thấp hơn thị trường khu vực.

Hầu hết các chủng loại cao su xuất khẩu đều giảm cả về lượng và giá trị. Cơ cấu sản phẩm cao su có xu hướng giảm chủng loại số lượng lớn như SVR 3L và cao su hỗn hợp; các chủng loại có giá trị cao như SVR CV60, Latex và SVR 10 đang được các nhà sản xuất lốp xe ưa chuộng gần đây.

Dự báo, sản lượng cao su sản xuất trong nước năm 2014 đạt 980 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm 2013. Do giá cao su vẫn ở mức thấp, gần sát với giá thành nên không khuyến khích người sản xuất thâm canh tăng sản lượng mà chỉ đầu tư tối thiểu để giảm giá thành.

Ý kiến bạn đọc