Lượng gạo xuất khẩu tiếp tục tăng tháng thứ 4 liên tiếp. Tháng 4/2014, gạo xuất khẩu được 654 nghìn tấn với kim ngạch 292 triệu USD, tăng 3,6% về lượng và tăng 3,0% về kim ngạch so với tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2014, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,0 triệu tấn thu về 940 triệu USD, giảm 5,8% về lượng và giảm 3,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chính làm cho xuất khẩu giảm do tồn kho thấp, chưa đến vụ thu hoạch chính nên nguồn cung hạn chế, giá trong nước cao, thiếu cạnh tranh trong khi giá thị trường thế giới sụt giảm. Ngoài ra, số lượng hợp đồng thương mại năm 2013 chuyển sang bị hủy nhiều do biến động giá sụt giảm.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều gạo nhất của Việt Nam; riêng tháng 4 xuất sang Trung Quốc giảm 11% về lượng và kim ngạch so với tháng trước; nhưng tính chung 4 tháng đầu năm 2014, thì xuất sang thị trường này tăng 0,4% về lượng và 3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Điều đặc biệt chú ý là thị trường Philippines – thị trường tiêu thụ gạo lớn thứ 2 của Việt Nam trong tháng 3, 4 lại giảm mạnh nhập khẩu gạo, sụt giảm tới trên 90% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 2; nhưng tính chung cả 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này lại đạt mức tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ (tăng 19,8% về lượng, đạt 379,7 nghìn tấn; tăng 472,4% về kim ngạch, đạt 175,5 triệu USD), do có hợp đồng tập trung từ cuối năm 2013 chuyển sang. Thị trường này chiếm gần 27% cả về kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tiếp sau 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Philippines, còn có 6 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD trong 4 tháng 2014 là Gana 50,3 triệu USD; Singapore 37,6 triệu USD; Hồng Kông 31,6 triệu USD; Malaysia 22,7 triệu USD; Bờ Biển Ngà 21 triệu USSD và Đông Timo 18,4 triệu USD.
Về chất lượng gạo xuất khẩu trong 4 tháng năm 2014 chủ yếu là gạo 25% tấm giao hàng đi Philippines chiếm 31,9% và tăng 2,84%; kế tiếp là loại gạo 15% tấm, phần lớn giao hàng đi Trung Quốc chiếm gần 23,4% và giảm 38%; gạo thơm chiếm gần 19% và tăng 27,7%, phần lớn là giao hàng đi Trung Quốc và châu Phi; gạo 5% tấm chiếm trên 17% và giảm 57%. Riêng nếp cũng chiếm tỷ trọng tương đối gần 7%, nhưng giảm 6,5% so với cùng kỳ 2013.
Thị trường gạo xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2014
TT |
Thị trường |
4 tháng /2014 |
So với 4 tháng 2013 |
||
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng (%) |
Trị Giá (%) |
||
1 |
Trung Quốc |
913.957 |
392.463.453 |
0,4 |
3,0 |
2 |
Philippin |
379.700 |
175.454.824 |
419,8 |
472,4 |
3 |
Gana |
95.020 |
50.271.462 |
47,3 |
58,5 |
4 |
Singapo |
82.053 |
37.599.851 |
-32,8 |
-31,8 |
5 |
Hồng Kông |
53.293 |
31.637.675 |
-31,1 |
-24,1 |
6 |
Malaixia |
41.971 |
22.748.559 |
-62,7 |
-62,4 |
7 |
Bờ Biển Ngà |
44.987 |
20.977.196 |
-52,1 |
-46,4 |
8 |
Đông Timo |
47.650 |
18.430.180 |
105,9 |
103,5 |
9 |
Đài Loan |
16.360 |
9.898.454 |
-25,1 |
-0,7 |
10 |
Hoa Kỳ |
12.901 |
8.183.191 |
-42,6 |
-29,4 |
11 |
Nga |
16.116 |
7.137.911 |
-23,2 |
-25,2 |
12 |
Nam Phi |
13.856 |
5.767.833 |
22,9 |
11,0 |
13 |
Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất |
8.596 |
5.394.925 |
130,3 |
115,3 |
14 |
Brunây |
5.032 |
2.873.336 |
21,5 |
26,7 |
15 |
Angiêri |
6.828 |
2.844.036 |
-83,7 |
-84,3 |
16 |
Chi Lê |
6.562 |
2.715.215 |
20,8 |
20,5 |
17 |
Ucraina |
3.932 |
1.764.857 |
-9,1 |
-7,9 |
18 |
Ănggôla |
2.653 |
1.479.754 |
-96,2 |
-94,8 |
19 |
Australia |
1.987 |
1.356.895 |
5,2 |
5,0 |
20 |
Hà Lan |
2.056 |
1.053.884 |
-72,6 |
-67,3 |
21 |
Pháp |
1.766 |
1.042.048 |
54,2 |
61,1 |
22 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
2.049 |
1.033.834 |
-13,3 |
-5,6 |
23 |
Bỉ |
1.936 |
977.642 |
-86,1 |
-80,4 |
24 |
Inđônêxia |
1.400 |
721.000 |
-97,9 |
-98,2 |
25 |
Tây Ban Nha |
624 |
365.471 |
114,4 |
154,7 |
26 |
Xênêgan |
480 |
350.953 |
-98,2 |
-96,4 |
27 |
Ba Lan |
523 |
306.031 |
-37,7 |
-22,6 |
Giá gạo xuất khẩu tháng 4/2014 giảm 3,48% so với tháng trước nhưng tăng 0,84% so với tháng 4/2013. Tính chung 4 tháng đầu năm 2014, giá gạo xuất khẩu tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 4/2014, giá cả 3 loại gạo xuất khẩu là gạo lứt, gạo đã qua xát, đánh bóng và gạo tấm đều giảm so với tháng trước với mức giảm lần lượt là 9,9%, 3,5% và 1,45%. So với tháng 4/2013, giá gạo lứt giảm 7,74%, còn gạo tấm và gạo đã qua xát, đánh bóng tăng lần lượt là 4,83% và 0,94%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2014, giá gạo lứt giảm nhiều nhất với 11,72%, gạo tấm giảm 2,62% và gạo đã qua xát, đánh bóng giảm 0,48% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường:
Trong tháng 4/2014, giá gạo xuất khẩu sang các thị trường chính hầu như đều giảm so với tháng trước, có 6 trên tổng 19 thị trường chính giá tăng là Philippines tăng 9,47% , Đài Loan tăng 8,91%, Pháp tăng 8,94%, Ả Rập Xê Út tăng 4,4%, Nhật Bản tăng 2,9% và Tây Ban Nha tăng 0,32% so với tháng trước.
So với tháng 4/2014, giá tăng nhiều nhất sang Đài Loan với 15,73%, Philippines tăng 8,17%, Israel tăng 8%, Tây Ban Nha tăng 7%, Malaysia tăng 6%. Những thị trường có giá giảm là Australia giảm 8,51%, Bỉ giảm 8,25%, Nga giảm 6,57%, Indonesia giảm 6,09% .
So với 4 tháng năm 2013, giá gạo xuất khẩu sang 8 thị trường tăng và 11 thị trường giảm. Tăng nhiều nhất là sang thị trường Malaysia với 9,5%, tiếp đến Israel tăng 6,97%. Giảm nhiều nhất là sang thị trường Pháp với 13,67%, tiếp đến là Hàn Quốc giảm 13,01%. Trung Quốc - thị trường chiếm thị phần lớn đối với gạo Việt Nam có giá xuất khẩu giảm 3,07% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo trong thời gian tới, giá gạo, lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ được cải thiện vì sẽ không bị cạnh tranh gay gắt bởi Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan như thời gian vừa qua.
Về hợp đồng xuất khẩu tới hết tháng 3/2014 vẫn thấp hơn 5,1% so với cùng kỳ năm 2013 do đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong tháng 01 và 02 thấp, ngoài ra, số lượng hợp đồng trong năm 2013 chuyển sang cũng đã bị hủy nhiều. Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm 2014 chủ yếu là thị trường Trung Quốc, châu Phi và Cuba.
Theo quy luật, xuất khẩu gạo sẽ tăng trưởng trở lại kể từ quý II trở đi. Thông thường mỗi năm, vào quý II, lượng gạo xuất khẩu sẽ đạt khoảng 2- 2,4 triệu tấn, đưa lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm khoảng 3,5 triệu tấn. Với việc Việt Nam giành được hợp đồng xuất khẩu 800 nghìn tấn gạo cho Philippines, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam bởi nguồn cung trong nước sẽ giảm đáng kể, trong khi gạo Việt Nam vẫn là ưu tiên lựa chọn của Trung Quốc. Yếu tố vị trí địa lý là điều rất quan trọng khiến nguồn cung của Việt Nam có giá cạnh tranh (phí vận chuyển rẻ hơn Thái Lan khoảng 10 USD/tấn).
Với ưu thế không bị cạnh tranh bởi Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan, lượng gạo trong nước chẳng còn nhiều khi phần lớn được sử dụng để cung cấp cho hợp đồng 800 nghìn tấn ở Philippines, nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ lại nhanh chân mua vào. Các doanh nghiệp cần tỉnh táo và bám sát những diễn biến của thị trường.