Hàng rau quả xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 1,26 tỷ USD, tăng 43,67% so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm Việt Nam xuất khẩu hàng rau quả đạt giá trị cao nhất kể từ trước đến nay. Dự báo, năm 2014 xuất khẩu hàng rau quả có thể vượt mức 1,4 tỷ USD.
Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 26,79%, đạt 337,64 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, do vậy còn gặp nhiều khó khăn, và rủi ro, không ổn định. Tiếp đến thị trường Nhật Bản chiếm 4,97%, đạt 62,61 triệu USD; Hàn Quốc chiếm 3,89%, đạt 49,09 triệu USD; Hoa Kỳ chiếm 3,84%, đạt 48,44 triệu USD.
Việc hầu hết các thị trường xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm 2014 đều có sự tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước, cho thấy mặt hàng rau quả Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Ngoài việc có thêm nhiều loại hàng trái cây tươi được Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc chấp nhận vì đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, một yếu tố quan trọng góp phần tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng này là nhờ các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào chế biến sâu ở dạng sản phẩm đóng hộp đông lạnh. Đáng chú ý, các thị trường đạt mức tăng trưởng cao về kim ngạch gồm có Hồng Kông tăng 165,86%, U.A.E tăng 113,25%, Hàn Quốc tăng 103,78%, Hà Lan tăng 65,5%.
Hiện nay, rau quả chế biến sâu chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại; trong số này có đến 50% sản phẩm chế biến là đóng hộp. Để nâng cao giá trị gia tăng của ngành rau quả, cần tập trung vào một số điểm chính sau:
- Sản phẩm rau quả thị trường có nhu cầu cao và Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như: Rau quả tươi – mặt hàng chủ lực (thanh long, bưởi, xoài, vải, chôm chôm, bắp cải, cà chua, dưa chuột, các loại đậu rau, rau gia vị…); rau quả chế biến (dứa, vải, ngô, cà rốt, hành, gấc…); chiên dòn (mít, khoai, chuối…).
- Tổ chức sản xuất rau quả với quy mô lớn, sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh nân cao năng suất, chất luông, áp dụng quy trình sản xuất an toàn (VietGap, GlobalGap…), gắn kết các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, xuất khẩu với vùng nguyên liệu.
Hiện diện tích rau quả cả nước khoảng 1,65 triệu ha, trong đó diện tích rau khoảng 850 nghìn ha, sản lượng 14,5 trệu tấn. Diện tích cây ăn quả trên 800 nghìn ha, sản lượn trên 7,5 triệu tấn. Rau quả chủ yếu sử dụng tươi (chiếm đến 90%) nên việc bảo quản còn gặp khó khăn, chế biến sâu chiếm tỷ trọng thấp. Cả nước có trên 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 300 nghìn tấn sản phẩm/năm.
Thị trường xuất khẩu rau quả 10 tháng năm 2014
TT |
Thị trường |
10 tháng 2013 (USD) |
10 tháng 2014 (USD) |
So 10t/2014 với 10t/2013 (%) |
Tổng kim ngạch |
877.301.842.00 |
1.260.430.903.00 |
43,67 |
|
1 |
Trung Quốc |
244.284.138.00 |
337.642.698.00 |
38,22 |
2 |
Nhật Bản |
51.816.136.00 |
62.613.227.00 |
20,84 |
3 |
Hàn Quốc |
24.087.973.00 |
49.086.536.00 |
103,78 |
4 |
Hoa Kỳ |
42.381.158.00 |
48.440.604.00 |
14,3 |
5 |
Hà Lan |
20.010.135.00 |
33.117.053.00 |
65,5 |
6 |
Nga |
25.635.759.00 |
31.457.300.00 |
22,71 |
7 |
Đài Loan |
21.430.545.00 |
27.804.975.00 |
29,74 |
8 |
Thái Lan |
25.481.262.00 |
26.117.905.00 |
2,5 |
9 |
Malaysia |
24.497.064.00 |
25.300.889.00 |
3,28 |
10 |
Singapore |
19.390.226.00 |
21.634.683.00 |
11,58 |
11 |
Australia |
13.372.534.00 |
14.690.650.00 |
9,86 |
12 |
Canada |
11.947.494.00 |
13.419.720.00 |
12,32 |
13 |
Indonesia |
17.282.387.00 |
13.277.718.00 |
-23,17 |
14 |
Hồng Kông |
4.692.641.00 |
12.475.679.00 |
165,86 |
15 |
U.A.E |
5.073.362.00 |
10.818.992.00 |
113,25 |
16 |
Pháp |
6.145.824.00 |
8.485.942.00 |
38,08 |
17 |
Đức |
8.549.926.00 |
7.854.760.00 |
-8,13 |
18 |
Lào |
6.930.549.00 |
7.430.883.00 |
7,22 |
19 |
Italia |
4.475.522.00 |
4.741.223.00 |
5,94 |
20 |
Anh |
3.132.359.00 |
4.042.474.00 |
29,06 |
21 |
Cô Oét |
2.216.514.00 |
2.611.118.00 |
17,8 |
22 |
Campuchia |
4.959.785.00 |
1.840.020.00 |
-62,9 |
23 |
Ucraina |
1.125.310.00 |
1.492.875.00 |
32,66 |