FFTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu: Lợi ích lớn từ hai phía
30/09/2015
Theo bà Nguyễn Khánh Ngọc, Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, Liên minh này có 4 thành viên chính thức là Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia. Một nước khác là Kyrgyzstan hiện đang trong giai đoạn phê chuẩn để trở thành thành viên chính thức.
Tổng khối này có dân số 182 triệu người và có GDP năm 2014 đạt khoảng hơn 2.200 tỷ USD. Thị trường này giàu tài nguyên thiên nhiên là dầu mỏ, than đá, quặng sắt.
Hiện tại, thị trường này nhập khẩu chính từ Việt Nam các sản phẩm như điện thoại và linh kiện, máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, càphê, hạt điều, gạo, rau quả. Trong khi đó, xuất khẩu chính sang Việt Nam các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị.
Theo nhận xét của bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO của VCCI, FTA với EAEU là “bước ngoặt” với Việt Nam. Lý do là thị trường Nga và 4 nước khác trong liên minh là cực kỳ rộng lớn và có nền kinh tế bổ sung với Việt Nam nên lợi ích hai bên là lớn.
Thị trường, đặc biệt là Nga còn tương đối “đóng” do hàng rào thuế quan khá cao. Nga mới vào WTO năm 2012 và thuế quan cao so với các FTA khác. Nếu mở 1-2 cửa nào đó thì lợi ích lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
“Liên minh EAEU chưa có FTA nào, nên họ chưa dành quy chế thương mại tự do cho đối tác nào và Việt Nam mình một đường. Nếu làm tốt thì lợi ích có được là vô cùng lớn,” bà Trang nói.
Bà Đào Thu Hương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EAEU hầu như không cạnh tranh trực tiếp mà mang tính bổ sung cho nhau. Khoảng 53% tổng số dòng thuế xuống 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Về mặt hàng sắt thép, hiện tại tỷ trọng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam chiếm 12% tổng kim ngạch nhập khẩu từ EAEU.
Theo Hiệp định, các nước cam kết xoá bỏ ngay dòng thuế đối với nguyên liệu thô, ống thép hàn, ống thép không hàn, thép cuộn cán nóng, thép đặc biệt và thép hợp kim chế tạo cơ khí... Bỏ thuế sau 5 năm với một số loại thép không gỉ, sản phẩm sắt thép...
Với mặt hàng phân bón, tỷ trọng nhập khẩu phân bón của Việt Nam chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu từ EAEU.
Trong khi các mặt hàng phân DAP, urê, một số loại khác được xóa bỏ thuế quan ngay, mặt hàng phân NPK lại có lộ trình tới 10 năm.
Bên cạnh đó, bia, đồ uống có cồn gồm vodka, rượu mạnh và rượu vang xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm.
Bà Hương cho biết, tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu từ EAEU. Các sản phẩm như dụng cụ, thiết bị quang học, công nghiệp kỹ thuật cao, hàng gia dụng, điện tử và linh kiện sẽ đươc xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay trong khi máy kéo, động cơ điện có lộ trình 3 năm; pin, quạt, máy biến thế có lộ trình 10 năm.
Với phương tiện vận tải và phụ tùng, Hiệp định sẽ duy trì thuế quan trong lộ trình 10 năm với xe tải, xe buýt, ôtô con, ôtô dưới 10 chỗ, ôtô trên 10 chỗ, xe rơmoóc, một số loại xe chuyên dụng thuộc danh mục ưu tiên./.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ